Viêm khớp ức sườn: Bệnh nhẹ nhưng không nên chủ quan!

Đau nhói ở vùng ngực có thể là biểu hiện của viêm khớp ức sườn. Đây là một bệnh lý về xương khớp ở mức độ nhẹ nên người bệnh không nên quá lo lắng. Mặc dù vậy, để không ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống, bạn đọc cần tìm hiểu về bệnh lý này và cách điều trị được chỉ định.

Viêm khớp ức sườn là bệnh gì?

Trước hết, về cấu tạo xương sườn, cơ thể chúng ta có tất cả 12 đôi xương sườn. Các xương sườn tiếp nối với xương cột sống ở phía sau và nối với xương ức sườn ở phía trước. Xương ức sườn sẽ gắn kết với xương sườn bằng các sụn sườn.

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) hiện tượng viêm ức sườn mô tả cho chứng bệnh đau, căng tức ở thành ngực do các khớp ức sườn bị viêm. Biểu hiện sưng đau này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý liên quan đến tim mạch, phổi bởi các triệu chứng bệnh khá giống nhau. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có tính chất tương đối giống với viêm khớp sụn sườn và viêm khớp ức đòn.

Đau ở vùng khớp ức sườn có thể ở mức độ nhẹ, thi thoảng mới nhói lên và lan ra cả vùng hai cánh tay. Nhưng cũng có trường hợp đau nặng, ấn vào sườn thấy đau cần phải đến các cơ sở y tế để chẩn đoán các nguyên nhân liên quan.

Vị trí vùng khớp ức sườn
Vị trí vùng khớp ức sườn

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm ức sườn

Những dấu hiệu cụ thể cho thấy bạn có nguy cơ mắc viêm ức sườn:

  • Đau ngực: Triệu chứng này rất dễ để nhận biết. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực với cường độ khác nhau. Người bệnh thường cảm thấy đau ngực đột ngột, nhất là khi hít thở mạnh hoặc ho nhẹ và sẽ ngừng hản sau đó. Vị trí đau sẽ thường ở khu vực xương sườn số 4, 5, 6, cơn đau nhẹ hoặc dữ dội rất bất thường.
  • Khó thở: Bệnh nhân mắc bệnh viêm ức sườn sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến nhịp thở như khó hít thở, hơi thở ngắn, thở gấp, đau khi hít thở,… Các biểu hiện này sẽ xảy ra tùy lúc, bất thường, không có triệu chứng báo trước.
Những triệu chứng đau khi hít thở mạnh là dấu hiệu đầu tiên của viêm khớp ức sườn
Những triệu chứng đau khi hít thở mạnh là dấu hiệu đầu tiên của viêm khớp ức sườn

Nguyên nhân gây bệnh điển hình

Bệnh lý viêm khớp ức sườn được chẩn đoán là do nhiều nguyên nhân gây nên. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi 40 – 50. Tuy nhiên ở các độ tuổi khác cũng có thể mắc bệnh, do những tác nhân sau đây gây nên:

  • Chấn thương ở vùng ngực: Vùng ngực khá nhạy cảm, các xương sườn lồng ngực không thực sự chắc chắn như xương ống ở tay chân. Chính vì vậy, khi có sự tác động mạnh lên vùng ngực như bị tai nạn, bị ngã sẽ dễ gây ra chấn thương. Đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi hiếu động.
  • Vận động quá sức: Khi cơ thể làm việc lao động quá sức, lực tác động mạnh lên vùng ngực, sườn liên tục trong thời gian dài có thể gây viêm khớp ức sườn. Vận động quá sức có thể là do tính chất công việc cần mang vác vật nặng hay do tập luyện thể thao quá độ.
  • Viêm khớp do nhiễm khuẩn: Các vi khuẩn có hại khi có cơ hội sẽ tấn công vào các vị trí khớp xương trong cơ thể và gây ra viêm nhiễm, trong đó có khớp ức sườn.
  • Cảm cúm, ho khan, hen suyễn: Những chứng bệnh này có thể gây ho kéo dài khiến vùng lồng ngực liên tục phải chịu một áp lực lớn. Ho kéo khiến bệnh nhân dễ thấy đau tức ngực, cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp ức sườn.
  • Mắc khối u trong lồng ngực: Những khối u được hình thành ở thành ngực có thể là nguyên nhân khởi phát viêm khớp ức. Khối u có thể lành tính hoặc ác tính, nếu là khối u ác tính sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư và di căn ra các cơ quan khác trong lồng ngực, Do vậy, bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan với bệnh lý này.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì viêm khớp ức sườn cũng dễ xảy ra ở những người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến; các bệnh lý rối loạn tự miễn; người mắc bệnh thừa cân; thường xuyên hút thuốc lá;…

Ho khan, hen suyễn lâu ngày cũng có thể gây bệnh viêm đau khớp ức sườn
Ho khan, hen suyễn lâu ngày cũng có thể gây bệnh viêm đau khớp ức sườn

Chẩn đoán viêm khớp ức sườn

Bước đầu tiên trong chẩn đoán là ghi nhận các thông tin về triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ cần cung cấp chính xác những thông tin sau đây cho bác sĩ điều trị:

  • Có những triệu chứng nào? Triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi nào?
  • Đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến viêm đau xương khớp nào hay chưa?
  • Mức độ đau, tần suất đau, đau khi thực hiện động tác nào?
  • Đã từng sử dụng thuốc giảm đau, điều trị nào hay chưa?
  • Có mắc bệnh tim mạch không? Người nhà có ai mắc không?
  • Có bị chấn thương, va đập ở vùng ngực không?
  • Có đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý gì không?

Sau đó, để xác định bệnh nhân có mắc chứng viêm khớp ức sườn hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang thẳng ngực. Kỹ thuật hình ảnh sẽ giúp phát hiện các khối u ở thành ngực, loại bỏ trường hợp các rối loạn xương khớp khác.

Tiếp đó, kỹ thuật xạ hình xương cũng sẽ được sử dụng để phát hiện những xương bị rạn, gãy ở những vị trí khó phát hiện. Ngoải ra, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định một số xét nghiệm bổ sung, ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu
  • Đo lường tốc độ lắng máu
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân
Thực hiện khám chẩn đoán viêm khớp ở vị trí ức sườn
Thực hiện khám chẩn đoán viêm khớp ở vị trí ức sườn

Phương án điều trị viêm đau khớp ức sườn

Viêm ức sườn được điều trị chủ yếu bằng việc dùng thuốc:

  • Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau: Các thuốc giảm đau liều nhẹ như codeine hay paracetamol là loại thuốc điều trị cơ bản nhất. Ngoài ra, các loại thuốc kháng viêm không steroid cũng được sử dụng. Tuy nhiên, loại thuốc này chống chỉ định cho bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày, hen suyễn, khó tiêu, trào ngược dạ dày,…
  • Tiêm steroids hoặc thuốc giảm đau toàn thân: Sử dụng trong những trường hợp thuốc kháng viêm, giảm đau không mang lại hiệu quả điều trị. Những ca bệnh này thường đã chuyển biến nặng. Tuy vậy, steroids được biết là có thể gây ra nhiều tác động đến nội tiết tố cơ thể gây nên những tác hai như: Suy giảm tinh trùng, giảm ham muốn, ngừng phát triển xương, hói đầu, đau tim, tăng cholesterol xấu,… Vậy nên phương pháp này tuyệt đối không được lạm dụng
  • Phong bế thần kinh liên sườn: Là một phương pháp ngưng cảm giác đau sử dụng khi ca bệnh tiến triển xấu. Phương pháp này có thể thực hiện kéo dài trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
Thuốc giảm đau được kê đơn dành cho những bệnh nhân ở mức độ bệnh nhẹ - vừa phải
Thuốc giảm đau được kê đơn dành cho những bệnh nhân ở mức độ bệnh nhẹ – vừa phải

Ngoài việc dùng thuốc Tây y chữa viêm đau khớp, các biện pháp hỗ trợ tại chỗ cũng được áp dụng như:

  • Sử dụng cao dán giảm đau: Thị trường hiện tại có rất nhiều loại cao dán, miếng dán ngoài da giảm đau. Các loại cao dán này có công dụng giảm đau nhanh, giảm đau tức thời, công dụng đạt đến 6 – 8 tiếng đồng hồ.
  • Chườm lạnh, đắp lạnh: Là một phương pháp giảm đau tạm thời an toàn và lành tính. Ai cũng có thể sử dụng cách này nhiều lần trong ngày, bất kể lúc nào cơn đau xuất hiện.
  • Điện châm: Sử dụng một thiết bị điện tử kim châm vô khuẩn sử dụng riêng cho từng người nên rất vệ sinh an toàn. Điện châm sử dụng tần số và cường độ nhất định tác động lên các huyệt đạo tùy thuộc vào vị trí khớp đau. Thời gian thực hiện cho mỗi lần điện châm khoảng 20 – 30 phút. Liệu trình 1 ngày 1 lần, kéo dài khoảng 25 – 30 ngày.
  • Châm cứu: Tùy theo thể bệnh mà các các sĩ sẽ tiến hành châm cứu điều trị cho từng trường hợp bệnh nhân. Một số huyệt đạo quan trọng đối với châm cứu điều trị viêm khớp đó là huyệt Khúc trì, huyệt Phong trì, huyệt Hợp cốc, A thị huyệt, huyệt Tam âm giao, huyệt Túc tam lý,…
Châm cứu cũng là một biện pháp điều trị rất hữu hiệu
Châm cứu cũng là một biện pháp điều trị rất hữu hiệu

Quan trọng nhất trong điều trị viêm khớp ức sườn phải kể đến chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống hàng ngày. Bởi lẽ, các ca bệnh viêm khớp ức sườn thường ở mức độ nhẹ và có thể tự cải thiện không cần can thiệp thuốc.

Bởi vậy, người bệnh nên chú ý tự điều trị tại nhà bằng cách:

  • Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh trong những trường hợp cần giảm đau tức thời
  • Massage lồng ngực khi cảm thấy cơn đau dữ dội đột ngột
  • Tập luyện các bài tập cho vùng cơ ngực, kéo giãn cơ ở mức độ vừa đủ
  • Tránh vận động mạnh, tránh hít thở quá sâu
  • Sử dụng vòng đeo bảo vệ xương ức sườn trong trường hợp bị chấn thương
  • Tăng cường nghỉ ngơi nhiều hơn, cân đối giữa công việc và cuộc sống
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung protein, canxi, vitamin D, C. Tránh sử dụng chất kích thích, tránh các đồ ăn chế biến sẵn, đồ dầu mỡ,…

Mặc dù tình trạng viêm ức sườn không quá nghiêm trọng nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Bởi lẽ nếu lựa chọn sai phương pháp chữa trị, giải quyết không triệt để tận gốc có thể diễn tiến thành chứng bệnh khác, nghiêm trọng hơn và khó chữa hơn. Sử dụng thuốc Tây y không phải biện pháp tối ưu vì dùng trong thời gian kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo phương pháp trị liệu chỉ mang tính chất hỗ trợ, nên sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị khác để gia tăng hiệu quả.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?