Viêm khớp sụn sườn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm khớp sụn sườn là một vấn đề xương khớp có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp bệnh viêm khớp sụn sườn là gì, nguyên nhân, triệu chứng và những cách điều trị bệnh. 

Viêm khớp sụn sườn là gì? Đối tượng mắc bệnh?

Khung xương sườn là một cấu trúc khá chắc chắn nhằm bảo vệ những cơ quan nội tạng bên trong như tim, phổi, các mạch máu… Mỗi người sẽ có 12 đôi xương sườn, Mỗi xương sườn sẽ gắn vào xương ức ở phía trước và xương cột sống ở phía sau.

Các xương sườn gắn vào xương ức bởi sụn sườn. Khớp sụn sườn là những đoạn có mô xốp dày và có tính đàn hồi cao. 

Viêm khớp sụn sườn là tình trạng đau tức ở thành ngực
Viêm khớp sụn sườn là tình trạng đau tức ở thành ngực

Viêm khớp sụn sườn còn gọi là bệnh viêm sụn sườn. Đây là tình trạng đau và căng tức ở thành ngực do tình trạng viêm các khớp nối giữa sụn xương sườn và xương ức. Viêm khớp sụn sườn có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến ở nữ giới trên 40 tuổi. 

Cơn đau ngực do viêm sụn sườn kéo dài có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Những trường hợp đau nhẹ có thể chỉ là cảm giác đau khi chạm vào. Hoặc có những trường hợp đau khi bạn đẩy vào sụn sườn.

Những trường hợp đau nặng sẽ gây nhói lan xuống hai tay hoặc đau dữ dội không chịu nổi, các cơn đau này sẽ không biến mất. 

Nguyên nhân gây viêm khớp sụn sườn

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đau sụn sườn thường không rõ ràng. Các bác sĩ cho rằng hiện tượng này có thể liên quan đến một vài vấn đề sức khỏe như sau:

  • Thường xuyên lao động nặng nhọc, làm việc nặng và luyện tập thể dục thể thao ở cường độ mạnh. 
  • Chấn thương vùng ngực do tai nạn giao thông hay vui chơi thể thao.
  • Đột ngột nâng vật nặng gây đau vùng ngực.
  • Ho nhiều, kéo dài ảnh hưởng tới cơ xương vùng ngực.
  • Nhiễm trùng khớp do nhiễm các loại vi khuẩn, virus sau đó lây nhiễm sang khớp sụn sườn.
  • Khu vực thành ngực có xuất hiện các khối u thì khớp sụn sườn sẽ bị tác động và gây viêm đau.

Ngoài ra, bệnh sẽ khởi phát khi có sự tác động của các yếu tố bên dưới đây:

  • Mắc bệnh béo phì, tăng cân mất kiểm soát sẽ có nguy cơ cao bị bệnh viêm sụn sườn.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Mắc các bệnh ung thư phổi, ung thư vú hoặc ung thư tuyến giáp.
  • Mắc một số bệnh rối loạn tự miễn hoặc các bệnh về khớp.
  • Cơ thể có sức đề kháng yếu.
  • Mắc bệnh đau sợi cơ hoặc đã từng mắc hội chứng Tietze

Triệu chứng của bệnh viêm khớp

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp sụn sườn rất giống với biểu hiện đau thắt ngực do bệnh tim gây ra như:

  • Tình trạng đau và khó chịu ở một hoặc hai bên ngực.
  • Cơn đau sẽ kéo dài trong một vài ngày hoặc lâu hơn.
  • Cơn đau sẽ tăng lên dữ dội khi ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.
  • Khó thở, thở gấp và thở ngắn. 
Triệu chứng của bệnh là đau tức ở một hoặc cả hai ngực
Triệu chứng của bệnh là đau tức ở một hoặc cả hai ngực

Đau ngực là triệu chứng nổi bật và thường gặp nhất. Người bệnh thường bị đau ở các xương sườn trên và giữa, hai bên xương ức. Vị trí đau ngực thường xuất hiện ở vùng gần xương ức, xương sườn thứ 4, 5 và 6. 

Mức độ đau có thể khác nhau, đối khi bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ, nhưng một số trường hợp cơn đau trở nên dữ dội hơn, ngực căng tức và đau lan sang các bộ phận khác. Cơn đau còn có thể lan ra sau lưng, xuống bụng. Cơn đau sẽ tăng lên nhiều lần khi bạn di chuyển kéo giãn. 

Viêm khớp sụn sườn có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Viêm khớp sụn sườn không phải là một bệnh lý không quá nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp bị viêm sụn sườn nhẹ thường chỉ kéo dài từ 6 – 8 tuần và tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân bị viêm sụn sườn trên 6 tháng. Lúc này bệnh nhân cần được điều trị bằng các biện pháp y tế.

Thanh thiếu niên mắc bệnh viêm đau khớp sụn sườn thường dễ chuyển thành mãn tính, tức là bệnh không thể khỏi hẳn mà có thể tái phát lại. 

Tuy là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan. Trong các trường hợp cơn đau dai dẳng, kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị sớm nhất vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc của bạn. 

Cách điều trị viêm khớp sụn sườn hiệu quả hiện nay

Viêm khớp sụn sườn là một căn bệnh có thể điều trị khỏi bằng nhiều biện pháp khác nhau như thuốc Đông y, Tây y và các cách chữa bệnh không dùng thuốc. 

Thuốc Tây y chữa viêm sụn sườn

Bệnh viêm sụn sườn có thể được điều trị bằng thuốc Tây y. Các loại thuốc có công dụng giảm đau nhức và ức chế bệnh tiến triển nặng. Một số loại thuốc Tây y thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Các thuốc giảm đau đơn giản như Paracetamol, Codeine hay thuốc kháng viêm không steroid như Ibuprofen hoặc Naproxen… Các loại thuốc thông thường này đã đủ điều trị bệnh viêm sụn sườn.
  • Thuốc giảm ho: Thuốc có tác dụng cắt cơn ho và giảm áp lực cho sụn sườn. Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân mắc các cơn ho liên tục và ảnh hưởng đến vùng ngực. 
  • Thuốc tiêm: Đối với những người bị viêm sụn sườn quá nặng, không đáp ứng thuốc giảm đau và kháng viêm, người bệnh sẽ được tiêm thuốc giảm đau không steroid hoặc thuốc giảm đau toàn thân.
Người bệnh có thể điều trị viêm khớp sụn sườn bằng Tây y
Người bệnh có thể điều trị viêm khớp sụn sườn bằng Tây y

Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bệnh nhân phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý cắt giảm liều lượng hoặc lạm dụng thuốc. 

Chữa viêm khớp sụn sườn bằng Đông y

Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể lựa chọn Đông y để chữa viêm khớp sụn sườn. Theo Đông y, viêm khớp sụn sườn khởi phát do nhiệt độc bị tắc nghẽn và không giải phóng được. Đồng thời, sức đề kháng kém dẫn đến tà khí, phong hàn xâm nhập gây nên bệnh. 

Các bài thuốc Đông y sẽ điều trị viêm sụn sườn từ nguyên căn của bệnh. Đông y không chỉ điều trị các triệu chứng mà còn bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng. 

  • Bài thuốc số 1: Sài hồ 15g, cam thảo 6g, qua lâu căn, đương quy và đào nhân mỗi vị 9g, xuyên sơn giáp 6g, đại hoàng 30g, hồng hoa 6g. Người bệnh sắc thuốc uống mỗi ngày giúp hoạt huyết, khử ứ và sơ can thông lạc. 
  • Bài thuốc số 2: Tang chi và nhẫn đông đằng mỗi vị 20g, phòng phong 9g, quế chi 6g, tri mẫu 10g, bạch thược 15g, xích thược 15g, bột linh dương 0,6g. Người bệnh sắc các loại thuốc trên và chia thuốc ra hai lần uống trong ngày. 

Bài thuốc Đông y trên chỉ có tính chất tham khảo đề điều trị viêm khớp sụn sườn. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến phòng khám Đông y thăm khám và điều trị bằng các bài thuốc phù hợp. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị, người bệnh có thể lựa chọn các thảo dược thiên nhiên ngay tại nhà để giảm các triệu chứng viêm khớp sụn sườn. Một số loại thảo dược mà bạn có thể lựa chọn như:

Cà tím

Cà tím là một bài thuốc dân gian điều trị các bệnh viêm khớp rất hiệu quả, trong đó có viêm khớp sụn sườn. Cà tím thường lành tính và không có tác dụng phụ gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. 

Cà tím là loại thảo dược giúp giảm tình trạng đau nhức
Cà tím là loại thảo dược giúp giảm tình trạng đau nhức

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 quả cà tím lớn, rửa sạch và cắt thành từng khúc mỏng.
  • Bạn cho một ít nước lọc vào nồi đun sôi rồi tắt bếp.
  • Bạn cho toàn bộ cà tím vào nồi nước sôi rồi đậy nắp lại. 
  • Ngâm cà cho đến khi nước nguội hoàn toàn, lấy rổ lọc bỏ xác cà rồi lấy nước uống. 

Gừng tươi

Gừng có tính ấm, có mùi thơm, có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau và kháng viêm rất tốt. Do đó, người bệnh có thể sử dụng gừng để điều trị bệnh viêm khớp sụn sườn hay các bệnh xương khớp khác.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng khoảng 200g gừng tươi giã nát rồi lấy vải mùng bọc lại. 
  • Bạn đun khoảng 2 lít nước sôi, cho bọc gừng vào, để lửa nhỏ và giữ cho nước luôn ấm. 
  • Lấy một chiếc khăn nhúng vào nồi nước, vắt khô rồi đắp lên chỗ đau.
  • Mỗi ngày đắp khoảng 3 lần, mỗi lần từ 30 – 45 phút.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, người bệnh nên cân nhắc khi áp dụng phương pháp này hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bệnh. 

Các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể giảm đau bằng các biện pháp hỗ trợ có thể thực hiện ngay tại nhà. 

  • Miếng dán nhiệt giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng miếng dán nhiệt giảm đau để ức chế các cơn đau tạm thời tương tự như khi bị đau nhức xương khớp.
  • Áp dụng nhiệt ấm bằng cách nén ấm: Phương pháp này giúp tăng cường máu lưu thông và giúp các cơ, khớp thư giãn, đặc biệt là cơ ngực. Người bệnh sử dụng một chai nước nóng bọc trong một chiếc khăn để tránh bị bỏng. Sau đó, bạn chườm lên vị trí bị đau khoảng vài phút. Người bệnh chườm khoảng 4 – 5 lần mỗi ngày để giảm đau. Khi chườm, người bệnh không nên chườm quá nóng hoặc kéo dài vì có thể gây bỏng.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng viêm sụn sườn. Bạn đặt một túi nước đá tại vị trí đau trong khoảng 15 – 20 phút. Chườm khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày. 
  • Châm cứu: Huyệt dương lăng tuyền thường được châm cứu để giảm triệu chứng đau khi bị viêm khớp sụn sườn. Châm cứu sẽ tác động vào các huyệt đạo, lưu thông khí huyết. 
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể tập các bài tập như kéo giãn cơ, yoga, kích thích dây thần kinh bằng điện qua da nhằm giảm đau và kích thích máu lưu thông làm ấm cơ thể. 

Xem thêm

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh chỉ thích hợp áp dụng trong trường hợp nhẹ, khi cơn đau chưa lan rộng. Trong trường hợp, cơn đau kéo dài dai dẳng, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. 

Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh

Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh viêm khớp của bác sĩ, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống hợp lý để kiểm soát được tiến triển của bệnh. 

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Người bị viêm khớp sụn sườn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp:

  • Tăng cường ăn nước xương ống và sụn sườn: Sụn sườn rất giàu glucosamine và chondroitin. Các hợp chất này có tác dụng giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, phòng được các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp. 
  • Các loại cá béo: Cá béo có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D và omega 3 dồi dào. Các chất này sẽ ức chế sản sinh enzyme và cytokin gây phá hủy sụn. Một số loại các béo mà bạn nên bổ sung hàng ngày như cá hồi, cá thu, cá cơm… 
Người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
  • Ăn nhiều tỏi, gừng: Tỏi có chứa nhiều hoạt chất là chất chống oxy hóa và có tác dụng ức chế các sự tấn công lên xương khớp. Do đó, người bệnh nên bổ sung tỏi gừng để chống viêm và kháng khuẩn cho các khớp xương sụn. 

Tập luyện thể dục

Người bệnh có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà mỗi ngày. Một số bài tập phù hợp như bẻ gập cánh tay, kéo giãn cơ, vặn xoay cơ thể… Công dụng của bài tập là mở phần ngực và giảm căng cơ ở ngực. 

Trong thời gian tập, bạn cảm thấy đau nhói ở ngực, bạn nên dừng tập luyện ngay lập tức để tránh bệnh viêm khớp diễn biến trầm trọng hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh sụn sườn bị viêm nguy hiểm hơn:

  • Chỉ nên tập luyện thể dục thể thao với cường độ phù hợp. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thiết lập chế độ tập luyện cho phù hợp. 
  • Tránh làm việc quá sức, việc nặng nhọc, không mang vác vật nặng hoặc đứng ngồi sai tư thế.
  • Hạn chế nằm sấp khi ngủ vì có thể tạo áp lực lên phần sụn sườn gây đau nhức. 
  • Trong những ngày trời trở lạnh, người bệnh nên giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể nhiễm lạnh gây ra tình trạng đau nhức.
  • Người bệnh nên thường xuyên thăm khám xương khớp, đặc biệt là những người lớn tuổi để kịp thời phát hiện những bệnh lý và điều trị kịp thời. 
  • Uống thuốc đúng theo liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ, tránh để bệnh tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm. 

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp sụn sườn và các cách điều trị cho phù hợp. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, công việc của người bệnh hàng ngày. Do đó, khi bị viêm khớp sụn sườn kéo dài, người bệnh nên chủ động thông báo với bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất, tránh để bệnh gây đau nhức, khó chịu.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Dành cho bạn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?