Viêm khớp phản ứng có hết không? Câu trả lời của bác sĩ

Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau nhiễm khuẩn ở những vị trí khác trên cơ thể như hệ tiết niệu hay hệ tiêu hoá. Nhiều bệnh nhân lo ngại, viêm khớp phản ứng có hết không? Để giải đáp những thắc mắc này, xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Viêm khớp phản ứng có hết không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm khớp phản ứng, hay còn gọi là hội chứng Reiter, là một bệnh lý xương khớp ít gặp trên lâm sàng. Bệnh chỉ xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn đã được điều trị khỏi tại vị trí nguồn lây nhiễm.

Triệu chứng của bệnh có nhiều tương đồng với các tình trạng bệnh viêm đau khớp khác, vì vậy rất khó chẩn đoán phân biệt. Thông thường, bệnh chỉ được chẩn đoán chính xác khi đã xuất hiện các tiến triển xấu.

Trước khi có biểu hiện của viêm khớp phản ứng, người bệnh sẽ có các triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng tại vị trí nguồn lây. Cụ thể, các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu bao gồm: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rát, protein niệu,… hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như buồn nôn, trướng bụng, tiêu chảy,… sẽ xuất hiện trước 1-3 tuần.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà viêm khớp phản ứng sẽ có những biểu hiện khác nhau như:

  • Đau và cứng khớp, thường gặp ở khớp đầu gối, bàn chân và mắt cá chân.
  • Sưng đỏ ngón tay, ngón chân.
  • Viêm mô mềm tại bao khớp, các điểm bám gân, viêm dây chằng.
  • Các biểu hiện khác như: Sốt nhẹ, lở miệng, viêm mống mắt, đau thắt lưng, phát ban ở lòng bàn tay bàn chân,…

Bên cạnh đó, yếu tố gen giữ vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm khớp phản ứng. Các báo cáo liên quan cho thấy, 65-80% bệnh nhân dương tính mang kháng nguyên bạch cầu HLA-B27.

Yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp phản ứng
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp phản ứng

Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? bao lâu thì khỏi?” thì phải căn cứ vào các yếu tố di truyền và thể trạng của từng người.

Ở những người có sức khoẻ và hệ miễn dịch tốt, bệnh sẽ tự thuyên giảm sau 1-2 tuần. Còn ở những bệnh nhân sức đề kháng kém, nhiều bệnh lý nền đi kèm, quá trình điều trị có thể phải kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.

Bệnh viêm khớp phản ứng là một bệnh lý xương khớp có khả năng tái phát. Khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền là gen HLA-B27 thì tỷ lệ tái phát lên đến 15-50%. Những bệnh nhân không mang gen này có thể hoàn toàn khỏi bệnh nếu nhiễm khuẩn được điều trị tận gốc.

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng hiệu quả

Nhiễm khuẩn là yếu tố hàng đầu trong khởi phát viêm khớp phản ứng. Vì vậy, để phòng ngừa hiệu quả thì người bệnh cần hạn chế tối đa các nguy cơ gây ra nhiễm khuẩn như:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống cho người bị viêm khớp cần được điều chỉnh cân bằng và đa dạng. Một số loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn:

  • Cá: Các loại cá biển rất giàu omega 3 – một loại acid béo tốt đã được chứng minh về khả năng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, acid béo omega-3 còn có trong dầu quả óc chó, dầu hạt cải, dầu hạt chia.
  • Bông cải xanh: Trong bông cải xanh có chứa sulforaphan, đây là một hoạt chất có tác dụng hiệu quả trong điều trị tổn thương do vi khuẩn gây ra.
  • Tỏi: Chất allicin trong tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, do đó có khả năng giúp người bệnh chống lại các tác nhân nhiễm trùng.
  • Trái cây: cam, quýt,… là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nhân viêm khớp phản ứng cần một chế độ dinh dưỡng an toàn, khoa học
Bệnh nhân viêm khớp phản ứng cần một chế độ dinh dưỡng an toàn, khoa học

Bên cạnh đó, người bệnh viêm khớp phản ứng cũng nên ăn nhạt, hạn chế đường, dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích.

[middle_link]

Chế độ luyện tập khoa học

Người bệnh cần chủ động xây dựng một chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Thể dục thể thao không chỉ tăng cường sức khỏe, cải thiện độ linh hoạt cho xương khớp, mà còn giúp duy trì tâm trạng thư giãn, thoải mái. Các bài tập có thể tham khảo: bài tập yoga tốt cho bệnh viêm khớp, đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

Quá trình luyện tập cần đặc biệt lưu ý:

  • Nên bắt đầu chậm và tăng dần cường độ. Tránh các động tác rung lắc và vận động cường độ cao.
  • Theo dõi cơn đau trong suốt quá trình tập luyện. Không tập luyện quá sức.
  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được hướng dẫn động tác đúng và cường độ cũng như thời gian luyện tập thích hợp.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng viêm khớp phản ứng diễn tiến nặng, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể là nguyên nhân của viêm khớp phản ứng. Chủ động sử dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm các bệnh lý liên quan đến tình dục.
  • Điều trị sớm các tình trạng nhiễm khuẩn: Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường tại khớp thì liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhiễm khuẩn là yếu tố hàng đầu trong khởi phát bệnh
Nhiễm khuẩn là yếu tố hàng đầu trong khởi phát bệnh

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, dù không phải là nguyên nhân gây bệnh, nhưng cũng là nguy cơ tiềm ẩn đối với viêm khớp phản ứng. Nên chú ý hơn đối với các cá nhân và gia đình mang gen HLA-B27.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “viêm khớp phản ứng có hết không?”. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, hoặc đã được chẩn đoán viêm khớp phản ứng, cần chủ động thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để sớm hồi phục và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?