Viêm khớp háng ở trẻ em: Nguy cơ biến chứng và hướng điều trị

Viêm khớp háng thường được biết đến ở người cao tuổi, vì thế nhiều người có suy nghĩ bệnh không xảy ra ở những đối tượng trẻ hơn. Nguy hiểm thay, viêm khớp háng ở trẻ em lại khá phổ biến trong ở trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hình thể và vận động sau này của trẻ nên tuyệt đối không nên chủ quan.

Nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em? Biểu hiện thường thấy

Viêm khớp háng là tình trạng sưng, viêm, đau nhức ở vùng khớp háng. Bệnh được phát hiện ở những trẻ trong độ tuổi từ 1 – 10 tuổi. Giai đoạn trẻ còn khá nhỏ để tự ý thức được về bệnh nên bệnh thường không được phát hiện ngay từ lúc khởi phát.

Khớp háng là vị trí xương có liên quan mật thiết tới chức năng vận động. Hơn nữa, giai đoạn này hệ xương của trẻ còn đang trong quá trình phát triển hoàn thiện.

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, những biến chứng về sau sẽ rất nghiêm trọng. Viêm khớp háng trong giai đoạn này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong đi lại, bước đi khập khiễng, tàn tật vĩnh viễn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và cuộc sống của trẻ sau này.

Viêm khớp háng có thể xảy ra với trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào
Viêm khớp háng có thể xảy ra với trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào

Triệu chứng nhận biết viêm khớp háng ở trẻ không khó để nhận biết. Tuy nhiên, vì trẻ đang trong độ tuổi hiếu động, vận động rất nhiều nên có thể các bố mẹ vô tình bỏ qua.

Một vài biểu hiện viêm khớp háng điển hình ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Sưng vùng háng, xương chậu: Bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu sưng đỏ. Các bé có thể sẽ không tự phát hiện được biểu hiện sưng viêm này. Do vậy bố mẹ cần hết sức lưu ý. Trong quá trình tắm cho trẻ mỗi ngày, cần để ý xem cơ thể con có những biểu hiện khác thường nào hay không.
  • Đau nhức: Chứng viêm khớp háng hầu hết sẽ gây đau, tùy theo mức độ trình trạng bệnh. Thường những trường hợp đau nặng trẻ sẽ nói chuyện với bố mẹ. Những có lúc cơn đau không thường xuyên, trẻ mải chơi và không để ý đến. Những trường hợp này nếu bố mẹ nhận thấy con đi lại khó khăn, giảm vận động cần hỏi trực tiếp con để tìm hiểu nguyên nhân.
  • Sốt cao: Khi khớp xương bị tổn thương, viêm, sưng, rất dễ khiến trẻ bị sốt. Sốt ở trẻ nhỏ là vấn đề rất bình thường, chủ yếu do cảm cúm gây nên, đây cũng là điều khiến bố mẹ dễ bỏ qua những nguyên nhân khác.
  • Sụt cân: Sốt cao, viêm đau có thể khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt giảm cân nặng. Nếu trẻ có dấu hiệu sụt cân tức chứng viêm khớp có thể đã khởi phát từ lâu và đang tiến triển nặng lên.
  • Những triệu chứng khác: Những triệu chứng trên đây sẽ gặp ở hầu hết mọi trường hợp bệnh viêm khớp háng ở trẻ em. Tuy nhiên số ít trường hợp khác có thể kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm tai mũi họng, viêm kết mạc,…
Trẻ bị viêm khớp háng có thể có biểu hiệu sốt nhẹ
Trẻ bị viêm khớp háng có thể có biểu hiệu sốt nhẹ

Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em thường gặp

Nguyên nhân chính gây viêm khớp háng ở trẻ em là do chấn thương trong quá trình vận động. Ở độ tuổi 5 – 14 tuổi là lúc trẻ hiếu động nhất, đặc biệt là ở các bé trai. Chạy nhảy, vui chơi thậm chí té ngã diễn ra rất thường xuyên. Những tác động này đều có thể là nguyên nhân viêm đau khớp nói chung và viêm khớp háng nói riêng.

Đồng thời, khi xương của trẻ con yếu, chức năng miễn dịch cũng chưa thực sự hoàn thiện, Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến các phản ứng viêm trong cơ thể do vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó, một vài nguyên nhân khác cũng được xác định như:

  • Nhiễm trùng da, nhiễm trùng khớp
  • Hoại tử chỏm xương đùi
  • Viêm màng hoạt dịch
  • Loạn sản xương hông
  • Viêm khớp háng tự miễn
  • Khiếm khuyết cấu trúc xương

Bài viết xem thêm

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em và cách xử lý hiệu quả, an toàn

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

Ngay khi phát hiện con có những biểu hiện của bệnh viêm khớp háng, bố mẹ cần chủ động đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hoại tử chỏm xương đùi gây nên viêm khớp háng
Hoại tử chỏm xương đùi gây nên viêm khớp háng

Chẩn đoán viêm khớp háng

Bước chẩn đoán bệnh ở trẻ em cần được tiến hành kỹ lưỡng vì triệu chứng bệnh bên ngoài rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Các bé sẽ được khám lâm sàng để xác định triệu chứng ngoài da ở vùng háng, xương chậu, đầu gối,…

Đồng thời bác sĩ cũng sẽ yêu cầu kiểm tra chức năng vận động và khả năng chịu lực của khớp háng để có những nhận bệnh ban đầu. Sau đó, một số phương pháp chẩn đoán chuyên sâu cũng sẽ được thực hiện:

  • Xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu
  • Siêu âm khớp háng
  • Chụp X-quang, chụp CT, MRI
Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng ban đầu
Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng ban đầu

Phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

Điều trị viêm khớp ở trẻ em cần lưu ý hơn so với ở người lớn. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu bao gồm:

  • Phương pháp nội khoa: Các loại thuốc trị đau xương khớp được kê đơn nhằm giảm triệu chứng sưng viêm, giảm đau đớn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, trẻ nhỏ không thể sử dụng kháng sinh liều cao, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn lớn. Các bác sĩ sẽ cân nhắc khi lên đơn, các bố mẹ cũng cần tuân thủ liều lượng chính xác khi sử dụng. Đi kèm với thuốc kháng sinh, trẻ sẽ được kê đơn thêm một vài loại thuốc bổ sung canxi, vitamin để hỗ trợ giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Vật lý trị liệu: Áp dụng vật lý trị liệu được xem là lành tính hơn đối với sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ. Phương pháp này thường được áp dụng kết hợp điều trị bằng nội khoa để giảm thiểu lượng thuốc Tây y cần dùng. Tuy nhiên, bố mẹ cần trực tiếp hỗ trợ để trẻ hợp tác điều trị tốt nhất. Các bài tập tại nhà được bác sĩ chỉ định nên thực hiện đúng cách nếu không muốn bệnh chuyển biến xấu hơn. Ngoài ra, các bé có thể tập các bài tập nhẹ nhàng khác như yoga hỗ trợ cải thiện bệnh lý xương khớp.
  • Chỉnh hình khớp: Những trường hợp khớp háng bị chấn thương nặng, loạn sản xương hông sẽ được chỉ định chỉnh hình sớm để không ảnh hưởng đến chức năng vận động sau này. Điều trị chỉnh hình khớp cần sử dụng đến các dụng cụ nẹp, trong thời gian nẹp không được di chuyển, vận động, vì thế rất cần sự hợp tác điều trị của các bé và bố mẹ.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được sử dụng với những trường hợp bệnh nặng đe dọa đến khả năng vận động sau này; khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị như ý muốn. Phẫu thuật đối với trẻ nhỏ là một vấn đề rất lớn, có thể xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn trong quá trình thực hiện. Các bác sĩ sẽ trực tiếp trao đổi, cân nhắc với phụ huynh trước khi tiến hành.
Trường hợp khớp háng bị tổn thương nặng nề cần đến sự can thiệp phẫu thuật
Trường hợp khớp háng bị tổn thương nặng nề cần đến sự can thiệp phẫu thuật

Lưu ý cần nhớ trong quá trình điều trị

Quá trình điều trị viêm khớp háng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi có sự hợp tác của các bậc phụ huynh. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm nên bố mẹ không nên chủ quan, cần đặc biệt lưu ý:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường đa dạng các nhóm thực phẩm cho bé nhất là thực phẩm giàu vitamin D và canxi cho trẻ trong quá trình điều trị.
  • Bị viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì? cũng là vấn đề người bệnh cần lưu ý. Bởi có một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng sưng, viêm khớp. Những trẻ thích đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ngọt cũng cần tiết chế lại tối đa.
  • Không nên để trẻ chạy nhảy, vận động mạnh khi đang điều trị. Một số trẻ quá lười vận động cũng không tốt, nên động viên trẻ đi lại, vận động nhẹ nhàng.
  • Theo sát trẻ tối đa trong quá trình điều trị, không để trẻ bị buồn chán, trầm cảm vì bệnh.

Phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em rất phức tạp. Tuy nhiên, phụ huynh tuyệt đối không thể ngó lơ vì có thể để bệnh biến chứng nặng nề, khó chữa. Khi trẻ bắt đầu có sự thay đổi trong vận động, hãy kịp thời hỏi han con và đưa con đến các cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Gợi ý tìm hiểu thêm:

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?