Viêm khớp gối tràn dịch là gì? Cách chẩn đoán và hướng điều trị

Viêm khớp gối tràn dịch có thể nhận biết thông qua biểu hiện tê cứng, đau nhức các khớp. Không ít trường hợp vì chủ quan khi điều trị dẫn đến bại liệt suốt đời. Do đó, người bệnh cần sớm tìm được biện pháp can thiệp để ngăn chặn các biến chứng xấu.

Viêm khớp gối tràn dịch là gì?

Viêm khớp gối tràn dịch là dạng thương tổn phát sinh khi lượng dịch trong khớp gối tăng lên. Từ đó, các khớp xuất hiện tình trạng sưng, phù nề, nổi mẩn đỏ xung quanh. Vì bao khớp dày nên bên gối bị tràn dịch sẽ to hơn bên còn lại.

 Viêm khớp gối tràn dịch biểu hiện tình trạng dịch trong khớp gối tăng cao
Viêm khớp gối tràn dịch biểu hiện tình trạng dịch trong khớp gối tăng cao

Viêm khớp gối tràn dịch khiến người bệnh cảm thấy nặng trong khớp, đau khi đi lại, khó duỗi thẳng và làm giảm khả năng vận động. Ngoài ra, các cơ xung quanh yếu dần làm khớp gối không vững.

Nguyên nhân gây viêm khớp gối tràn dịch

Những đối tượng dễ mắc bệnh là người cao tuổi, người béo phì, người vận động mạnh. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lý này đang có xu hướng phổ biến ở người trẻ tuổi. Những yếu tố tác động khiến khớp gối bị tràn dịch gồm:

  • Bệnh về khớp: Mắc một số bệnh lý mãn tính như nhiễm trùng khớp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp, viêm khớp dạng thấp, nang bao hoạt dịch khớp, bệnh rối loạn đông máu,…
  • Chấn thương: Người chơi thể thao, tập luyện nhiều, hoạt động sai tư thế, tai nạn,… khiến sụn khớp bị tổn thương.
  • Nhiễm khuẩn: Bệnh hình thành bởi các loại khuẩn như vi khuẩn lao, virus, vi nấm, vi khuẩn Mycoplasma

Triệu chứng nhận biết viêm khớp gối tràn dịch

Triệu chứng của viêm khớp gối tràn dịch có thể nhận biết bằng mắt thường. Khi thấy một số biểu hiện sau, người bệnh nên đi khám để thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Đau nhức đầu gối: Do sự thay đổi hoạt động của các khớp xương và sụn nên cơn đau có thể đến bất chợt và gây đau dữ dội. Tình trạng đau khớp diễn ra trong vài phút đến vài giờ.
  • Phần ngoài da sưng đỏ: Vùng đầu gối bị viêm tràn dịch có dấu hiệu sưng đỏ đi kèm hiện tượng ngứa, nóng. Đầu gối tràn dịch có kích thước lớn hơn gấp đôi phần còn lại.
  • Triệu chứng khác: Nóng rát hoặc tê ở chân tay, chán ăn, mệt mỏi, sốt,…

Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?

Cần khẳng định, bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạnh nhưng có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động. Nếu viêm khớp gối tràn dịch kéo dài và phát sinh biến chứng xấu, người bệnh có thể bị liệt vĩnh viễn. Những ảnh hưởng bất lợi của bệnh viêm khớp gối tràn dịch là:

Biến dạng khớp, khó đứng thẳng chân

Sụn khớp được nuôi dưỡng bởi chất dịch nhưng tình trạng viêm nhiễm và tràn dịch đã làm phá hủy sụn khớp. Khi không điều trị trong thời gian dài, tế bào sụn bị thương tổn, sụn khớp mòn và mỏng dần. Hai đầu xương ma sát gây đau nhức, cấu trúc đầu gối biến dạng khiến bệnh nhân khó đứng thẳng.

Nhiễm trùng khớp

Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người chọc hút dịch khớp gối nhiều lần hoặc không theo nguyên tắc. Nhiễm trùng có thể theo máu gây nhiễm khuẩn toàn bộ cơ quan bên trong cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ bị nhiễm trùng máu xảy ra tương đối thấp.

Viêm khớp gối tràn dịch để lâu có thể gây nhiễm trùng khớp
Viêm khớp gối tràn dịch để lâu có thể gây nhiễm trùng khớp

Liệt chân, teo cơ

Bại liệt là biến chứng nặng và cực kỳ nghiêm trọng. Sự hạn chế lưu thông máu khiến các cơ teo dần, đồng thời đầu gối bị sưng viêm, ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Theo thời gian, hai chần dần teo lại và mất khả năng tự điều khiển.

Viêm khớp gối tràn dịch ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt. Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm, tốt nhất, người bệnh nên quan tâm nhiều hơn đến xương khớp. Nếu cảm thấy đau nhức khớp xương, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán viêm khớp gối tràn dịch

Khi có dấu hiệu bất thường tại khớp gối, người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện biện pháp chẩn đoán. Đây là bước quan trọng để bạn xác định bản thân đang mắc bệnh ở mức độ nào, có nghiêm trọng không? Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Một số kỹ thuật chẩn đoán gồm:

  • Huyết đồ: Đánh giá sức khỏe tổng thể và xác định chính xác nguyên nhân hình thành bệnh lý
  • Chụp X – quang: Nhằm xác định xương khớp có bị gãy hoặc trật không. Thông qua ảnh chụp, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán tình trạng u xương hoặc thoái hóa khớp
  • Chụp MRI: Không chỉ giúp làm rõ kết quả chẩn đoán khi chụp X – quang, kỹ thuật này còn nhằm kiểm tra hoạt động của cơ, gân, dây chằng
  • Chọc hút dịch khớp: Mang tới độ chính xác cao khi xác định tình trạng bệnh lý. Nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp với phương pháp này vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.

Cách điều trị viêm khớp gối tràn dịch

Các biện pháp điều trị viêm khớp gối tràn dịch cần dựa trên tình hình sức khỏe. Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm khớp tràn dịch, bạn nên ngừng vận động để hạn chế tăng áp lực cho khớp gối.

Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế vận động, đi lại nhiều. Khi nằm, bạn cần kê chân cao hơn tim nhằm tăng lưu thông máu.

Nếu đầu gối bị sưng, bệnh nhân nên chườm lạnh để làm giảm chứng đau nhức. Sau khi đã xử lý tại nhà, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ chữa đau khớp như:

Cải thiện viêm khớp gối tràn dịch bằng mẹo tại nhà

Khi vừa phát hiện bệnh, một số người sẽ áp dụng cách điều trị bằng mẹo tại nhà. Đây đều là những bài thuốc có khả năng hỗ trợ khắc phục viêm nhiễm và triệu chứng khó chịu. Một số bài thuốc từ các dược liệu gồm:

  • Rễ đinh lăng: Rửa sạch và thái nhỏ 50g rễ đinh lăng tươi. Bạn đun nước sôi, cho rễ cây vào, đun cho đến khi nước cạn còn một nửa. Bạn lọc nước và uống hàng ngày
  • Cây xấu hổ: Bạn cần chuẩn bị rễ cây xấu hổ (35g), rễ cúc tần (20g), bưởi bung (25g), lá đinh lăng (15g). Sau khi rửa sạch nguyên liệu, bạn đem sắc với 5 bát nước. Đợi đến khi nước cạn còn 3 bát thì tắt bếp, lọc nước và uống hàng ngày.
  • Cây gối hạc: Rửa sạch rễ cây gối hạc, thái thành lát và đem phơi nắng khoảng 2 – 3 ngày. Sau khi dược liệu khô, bạn cho sắc chung với 500ml nước. Đợi đến khi nước cạn tầm 200 – 250ml thì tắt bếp. Bạn chắt nước thành 3 phần và uống khi còn nóng.

Cách điều trị bằng thuốc

Nguyên tắc của cách điều trị nội khoa là tuân thủ theo đúng liệu trình do y, bác sĩ đưa ra. Như vậy, thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt và nhanh chóng loại bỏ triệu chứng khó chịu.

Nhóm thuốc được sử dụng để chữa viêm khớp gối tràn dịch là:

  • Thuốc kháng viêm – giảm đau: Thuốc giảm đau ngoại vi chứa steroid, có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm trực tiếp
  • Kháng sinh: Sử dụng khi nguyên nhân gây bệnh do nhiễm khuẩn
  • Thuốc hỗ trợ hoạt động của sụn khớp: Gồm các loại thuốc bổ chứa canxi, glucosamine, vitamin nhóm B

Tân dược có thể gây ra tác dụng phụ nếu người bệnh sử dụng không đúng cách. Vì vậy, bạn không tự ý dùng đơn điều trị của người khác hoặc tăng giảm liều lượng nếu chưa được phép.

[middle_link]

Biện pháp xâm lấn

Khi tình trạng bệnh có nguy cơ phát sinh biến chứng, bác sĩ có thể điều trị xâm lấn. Nhưng đây chưa phải là giải pháp tối ưu nhất vì còn tồn tại nhiều hạn chế.

Những biện pháp xâm lấn gồm chọc hút dịch hoặc thay khớp gối. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát khi áp dụng cách chữa này.

Hướng điều trị bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp hạn chế biến chứng và đẩy lùi các triệu chứng. Chúng được kết hợp điều trị song song với các loại thuốc. Những cách chữa phổ biến là diện chẩn, bấm huyệt, tia laser, sóng xung kích, châm cứu trị đau khớp,…

Ngoài ra, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập để tăng lưu thông máu, chống teo cơ và giúp bệnh hồi phục nhanh.

Châm cứu hoặc xoa bóp là các biện pháp điều trị không cần thuốc nhưng vẫn hiệu quả
Châm cứu hoặc xoa bóp là các biện pháp điều trị không cần thuốc nhưng vẫn hiệu quả

Áp dụng các bài thuốc Đông y

So với tây y, các bài thuốc Đông y với thành phần thảo dược có tính an toàn cao hơn. Các vị thuốc nam sẽ cải thiện hiện tượng đau nhức và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng nhưng không gây hại cho sức khỏe.

Để bảo vệ sức khỏe và chữa khỏi bệnh hoàn toàn, bạn có thể điều trị bằng thuốc đông y
Để bảo vệ sức khỏe và chữa khỏi bệnh hoàn toàn, bạn có thể điều trị bằng thuốc đông y

Bên cạnh ưu điểm, Đông y vẫn tồn tại một số hạn chế cần lưu ý. Người bệnh cần uống thuốc trong thời gian dài để hoạt chấm thẩm thấu và phát huy tác dụng. Nếu thực hiện theo đúng chỉ dẫn, bạn sẽ sớm khỏi bệnh và hạn chế tái phát.

Viêm khớp gối tràn dịch có thể bị đẩy lùi khi người bệnh áp dụng đúng cách chữa kết hợp chế độ dinh dưỡng, lối sống phù hợp. Tốt nhất, bạn nên hạn chế vận động và tái khám thường xuyên để kiểm soát tình trạng viêm, đau.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?