Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền và 7 bài thuốc điều trị

Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền được người bệnh đánh giá là phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả cao, an toàn và hầu như không xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Quan điểm về viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Viêm khớp dạng thấp theo quan niệm y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng tý. “Tý” đồng âm với “bí”, tức là bí bách, tắc nghẽn, khó lưu thông. Ở người bình thường, kinh mạch, khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh. Khi kinh mạch bế tắc, khí huyết bất thông sẽ gây ra chứng tý, biểu hiện là tình trạng đau nhức, tê buốt, sưng mỏi ở xương khớp.

Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra chứng tý, đó là nguyên nhân ngoại cảm và nguyên nhân nội thương. Nguyên nhân ngoại cảm bắt nguồn từ các yếu tố phong, hàn, thấp lẫn lộn xâm nhập và cơ thể, ứ đọng tại các cơ khớp xương. Còn nội thương xảy ra do thiên tiên bất túc, tức nguyên nhân di truyền.

Các triệu chứng đau nhức do 3 thứ tà khí phong, hàn, thấp gây ra
Các triệu chứng đau nhức do 3 thứ tà khí phong, hàn, thấp gây ra

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh trên, các bài thuốc viêm khớp dạng thấp theo YHCT sẽ được phối ngũ để tập trung điều trị triệu chứng bệnh đặc trưng của từng nguyên nhân, cụ thể là:

  • Đả thông kinh mạch, khí huyết.
  • Khu phong, tán hàn, trừ thấp và thanh nhiệt giải độc.
  • Bồi bổ chức năng gan thận, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Các thể bệnh viêm khớp dạng thấp điển hình

Tùy theo triệu chứng lâm sàng, có thể phân viêm khớp dạng thấp thành các thể bệnh như sau:

Phong Hàn Thấp Tý

Thể phong hàn thấp tý thường xảy ra vào mùa lạnh. Đây là thể bệnh xuất hiện ở giai đoạn đầu của viêm khớp dạng thấp với các triệu chứng đặc trưng như:

  • Đau nhức tập trung ở một khớp hay một vài khớp.
  • Các vùng sưng thường tê cứng, nặng hoặc khó cử động.
  • Nóng đỏ không xuất hiện thường xuyên mà người bệnh có thể thấy mát, lạnh ở khớp vào buổi sáng.

Thể bệnh này thay đổi theo thời tiết. Triệu chứng bệnh tăng khi thời tiết lạnh và thuyên giảm khi thời tiết ấm áp. Ngoài các triệu chứng điển hình thì bệnh có thể kèm các triệu chứng khác như sợ lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong, tiêu chảy.

Phong Thấp Nhiệt Tý

Thường diễn ra ở giai đoạn cấp diễn của viêm khớp, thể phong thấp nhiệt tý trong y học hiện đại gọi là bệnh thấp tim – một loại viêm tự miễn xảy ra ở xương khớp sau khi người bệnh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Viêm khớp dạng thấp thể phong nhiệt thấp tý có triệu chứng điển hình là:

  • Các khớp sưng, đau, nặng, khó cử động.
  • Khớp và vị trí xung quanh khớp sưng đỏ, sờ vào thấy nóng. Nhưng khi được chườm lạnh thì đỡ đau hơn.
  • Các triệu chứng toàn thân kèm theo là: sốt, ra mồ hôi, sợ gió, khát nhưng không muốn uống nước. Ngoài ra có thể gặp tình trạng nôn mửa, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ và tiểu ít,…

Can Thận Âm Huyết Hư

Thể can thận âm huyết hư xảy ra do can, thận bất túc khiến khí huyết bất thông, hậu quả là gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
Bệnh viêm khớp thể can thận âm huyết hư xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng với các biểu hiện:

  • Khớp sưng to, đau đớn, biến dạng, đi lại khó khăn.
  • Da mặt xám hoặc trắng bệch. Toàn thân nặng nề, uể oải.
  • Khó thở, mệt mỏi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.
Bệnh viêm khớp thể can thận âm huyết hư xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng
Thể Can thận âm huyết hư xuất hiện khi bệnh viêm khớp đã tiến triển nặng

Thận Dương Hư Suy

Thể Thận dương hư suy xuất hiện khi bệnh viêm khớp đã tiến triển xấu, xuất hiện các biến chứng ở gan, thận. Triệu chứng đặc trưng của viêm khớp dạng thấp thể thận dương hư suy là:

  • Các khớp và cơ teo cứng, khó co, duỗi.
  • Khớp đau nhiều, sưng to. Triệu chứng này nghiêm trọng hơn khi trời lạnh và thuyên giảm khi thời tiết ấm áp hoặc cơ thể được ấm cẩn thận.
  • Một số triệu chứng đi kèm như chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối, tiểu nhiều, nước tiểu trong, tiểu đêm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

7 bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Đông y chia viêm khớp dạng thấp thành nhiều thể bệnh. Mỗi thể bệnh sẽ được điều trị theo cách phối ngũ các vị thuốc khác nhau. Dưới đây là thông tin về 10 bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo YHCT được nhiều người bệnh tin dùng.

Độc hoạt ký sinh thang

Độc hoạt ký sinh thang có tác dụng giảm đau, trừ phong thấp, bổ can thận, ứng dụng trong trường hợp viêm đa khớp kèm chức năng gan thận suy giảm. Thường sử dụng cho viêm các khớp ở chi dưới.

Thành phần:

  • Bách chi, Khương thanh: mỗi vị 8g.
  • Quế chi, phục linh, Xích thược, Xuyên khung, Đương quy: mỗi vị 14g.
  • Cam thảo, Độc diệp thảo: mỗi vị 6g.
  • Đại táo 3 quả, Tần giao 10g, Nhân sâm 12g, Sinh địa 20g.

Cách sử dụng: Sắc uống 1 thang/1 ngày. Uống ngay sau ăn.

Quyên tý thang

Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp theo YHCT Quyên tý thang có tác dụng bổ khí huyết, trừ phong thấp, áp dụng trong trường hợp đau khớp, đau dây thần kinh, viêm quanh khớp vai. Thường dùng khi viêm các khớp ở vai và cánh tay.

Thành phần:

  • Khương hoạt, Phòng phong: mỗi vị 10g.
  • Khương hoàng, Quế chi, Trần bì: mỗi vị 12g.
  • Xích thược, Đương quy, Hoàng kỳ, Xuyên khung: mỗi vị 14g.
  • Đại táo 3 quả, Giã Cam thảo 6g.

Cách sử dụng: Sắc uống 1 thang/ngày. Dùng liên tục trong 1 tháng.

Khương hoạt giữ vị trí "quân" trong bài thuốc Quyên tý thang
Khương hoạt giữ vị trí “quân” trong bài thuốc Quyên tý thang

Quế chi, Thược dược, Tri mẫu thang

Bài thuốc chủ trị khu phong, tán hàn, trừ thấp, sử dụng đặc trị cho thể phong hàn thấp tý.

Các thành phần: Thược dược, Tri mẫu, Quế chi, Long sa, Bạch truật, Phòng phong, Phụ tử: mỗi vị 9g.

Tuỳ theo triệu chứng bệnh mà bài thuốc viêm khớp dạng thấp theo YHCT này có bổ sung thêm các vị thuốc khác:

  • Khớp chân tay sưng thêm bạch chỉ, kê huyết đằng, đương quy.
  • Thấp khớp sưng thêm trạch tả, tỳ giải.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày một thang, sắc uống. Mỗi liều chỉ nên uống kéo dài một tuần lễ.
  • Thầy thuốc thường thêm sinh khương tán bột và cho uống cùng nước gừng, liều dùng một ngày hai lần sáng và tối.
  • Đối với người lớn tuổi, mỗi lần có thể sắc cho thêm 12g sinh khương dạng bột.

Khương phụ tứ vật thang

Khương phụ tứ vật thang là một bài thuốc cổ phương nổi tiếng với công dụng trừ thấp, giảm đau hiệu quả.

Các thành phần:

  • Hắc phụ, Hồ khung, Bạch thược, Đương quy, Thục địa: mỗi vị 9g.
  • Bạch khương 3g.

Tuỳ vào triệu chứng của từng bệnh nhân mà thầy thuốc có gia giảm cho phù hợp:

  • Các bệnh khớp thiên về hàn thêm thảo ô, tế tân.
  • Các bệnh khớp thiên về thấp thêm ý dĩ, thương truật.
  • Các bệnh khớp thiên ứ huyết thêm một dược, nhũ hương.
  • Các bệnh khớp thiên về hư thêm kê huyết đằng, hoàng kỳ.
  • Các bệnh khớp thiên về phong thêm quế chi.
  • Đau nhiều thêm ngô công, toàn yết, diên hồ sách.
  • Đau phần chi trên thêm khương hoàng, uy linh tiên.
  • Đau chi dưới thêm ngưu tất, tục đoạn,mộc qua.

Cách sử dụng: 1 thang/ngày. Sắc uống, sử dụng hết trong ngày

Đương quy niêm thống thang

Bài thuốc viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền Đương quy niêm thống thang được sử dụng trong trường hợp đau vai, đau lưng, tay chân do thấp nhiệt gây ra.

Các thành phần:

  • Phòng phong, Tri mẫu, Trạch tả, Hoàng cầm, Trư linh, Đương quy: mỗi vị 9g.
  • Nhân sâm, Châu ma, Thương truật, Phấn cát, Khổ sâm: mỗi vị 6g.
  • Khương hoạt, Nhân trần, Chích thảo: mỗi vị 15g.
  • Thổ sa nhân 4,5g.

Cách sử dụng: Tất cả thuốc tán bột thô. Mỗi ngày 30g sắc uống. Người bệnh có thể dùng làm hoàn theo liều thường hoặc sắc uống.

Đại tần giao thang

Bài thuốc Đại tần giao thang chủ trị phong thấp với các biểu hiện như sưng đỏ, đau đớn các khớp, chân tay cử động khó khăn, sốt kèm đau dây thần kinh.

Thành phần bao gồm:

  • Tần cửu 120g.
  • Bạch hổ, Cam thảo, Đương quy, Hương thảo, Khương thanh, Cẩm túc căn: mỗi vị 80g.
  • Phòng phong, Hoàng cầm, Bạch truật, Sinh địa, Thục địa, Bạch linh, Khương hoạt: mỗi vị 40g.
  • Độc diệp thảo 20g.

Cách dùng: Tán nhỏ thành bột, mỗi ngày dùng 40g bột sắc thành nước uống.

Đại tần giao thang là phương thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền nổi tiếng
Đại tần giao thang là phương thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền nổi tiếng

Hoàn sơn dược

Ngoài công dụng điều trị viêm khớp dạng thấp, Hoàn sơn dược còn giúp hành khí, bổ huyết, thông kinh lạc.

Các thành phần:

  • Sơn dược 300g, Cam thảo 280g, Địa hoàng 120g.
  • Đương quy, Đại đậu hoàng quyển, Quế nhục, Lục thần khúc: mỗi vị 100g.
  • Nhân sâm, A giao nhân: mỗi vị 70g.
  • Xuyên khung, Bạch thược, Mạch môn, Phòng phong, Bạch truật, Hạnh nhân: mỗi vị 60g.
  • Sài hồ, Tề ni, Phục linh: mỗi vị 50g.
  • Can khương 30g, Bạch liễm 20g và đại táo 100 quả.

Cách sử dụng:

  • Cho tất cả các vị thuốc tán thành bột rồi luyện mật làm hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần, một lần uống nuốt 9g với rượu hoặc nước ấm.
  • Người bệnh cũng có thể sắc thuốc uống theo liều dùng.

Ngoài ra, chích nọc ong cũng là một phương pháp hữu hiệu để chữa viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền. Tiêm thuốc chứa nọc ong vào huyệt đạo hoặc cho ong chích trực tiếp vào các khớp bị tổn thương giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng đỏ của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này rất nguy hiểm, khi thực hiện cần có sự giám sự chặt chẽ của các bác sĩ.

Lưu ý khi trị viêm khớp dạng thấp theo YHCT

Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền được các chuyên gia đánh giá là an toàn, hiệu quả. Các bài thuốc này hầu như không gây ra các tác dụng phụ, hoặc tác dụng phụ xuất hiện rất ít so với khi trị điều trị bệnh bằng Tây y.

Để những bài thuốc y học cổ truyền phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Uống thuốc đúng liệu trình theo chỉ định của bác sĩ. Không uống kết hợp các bài thuốc điều trị với nhau.
  • Với các thuốc dùng dưới dạng nước sắc, cần có phương pháp bảo quản cho hợp lý.
  • Người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả rõ rệt. Do các bài thuốc y học cổ truyền đều có nguồn gốc thảo dược, quá trình thẩm thấu các hoạt chất mất thời gian dài.
  • Bệnh nhân nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi, khiến bệnh tiến triển xấu hơn.
  • Xây dựng khẩu phần ăn khoa học: Ăn nhiều rau và các loại đồ ăn giàu omega 3, canxi, vitamin D. Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, không dùng rượu, bia, cà phê và các chất kích thích.
  • Thường xuyên tập các bài thể dục tốt cho bệnh nhân viêm khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ, để tăng cường tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho các khớp và giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải tỏa căng thẳng.
  • Đối với những bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng và khi các bài thuốc y học cổ truyền không đem lại hiệu quả thì cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có định hướng điều trị phù hợp nhất.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tập luyện thể dục thể thao
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tập luyện thể dục thể thao

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền. Khi tình trạng bệnh được kiểm soát thì các thầy thuốc khuyên người bệnh nên bổ sung thêm các vị thuốc hành khí, lương huyết, bổ can thận vào bài thuốc để nâng cao sức đề kháng của bản thân.

4.7/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?