Viêm họng nổi hạch cảnh báo bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Viêm họng nổi hạch có thể cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Bạn đọc cần cảnh giác trước tình trạng họng đau, sưng viêm, hạch bạch huyết nổi bất thường. Vậy viêm họng nổi hạch thường liên quan đến những căn bệnh nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng giải đáp ngay trong viết dưới đây!

Viêm họng nổi hạch là gì? 

Thực tế, viêm họng nổi hạch chỉ được coi là trong những biểu hiện của bệnh viêm họng. Triệu chứng này thường khá hiếm gặp, hầu như chỉ xuất hiện khi bệnh chuyển biến xấu. Chẳng hạn như viêm họng cấp do vi khuẩn gây nhiễm trùng nặng hoặc viêm họng mãn tính

Viêm họng nổi hạch
Viêm họng nổi hạch

Đối với bệnh viêm họng, hạch bạch huyết thường nổi ở các vị trí:

  • Viêm họng nổi hạch sau tai, một hoặc sang cả hai bên gáy
  • Viêm họng nổi hạch ở cổ
  • Viêm họng nổi hạch dưới hàm/cằm

Các hạch có thể biến mất sau khi triệu chứng nhiễm trùng hết. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bị xơ hóa, hạch không thể nhỏ lại và luôn tồn tại ở vị trí nổi. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu hạch xơ hóa. Bởi chúng có thể tiến triển thành ung thư ác tính.

Viêm họng nổi hạch nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì?

Có những bệnh gây nổi hạch bạch huyết không đáng lo ngại, lành tính và biến mất sau vài ngày điều trị. Nhưng cũng có trường hợp hạch bạch huyết bám dính ở một chỗ trong thời gian dài, không biến mất. Đây là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, cần được điều trị và can thiệp sớm. Cụ thể như:

Viêm họng nổi hạch cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Viêm họng nổi hạch cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Viêm họng do vi khuẩn

Hạch bạch huyết nổi cho thấy các vi khuẩn và virus gây hại phát triển quá mức cho phép. Phổ biến nhất là ở người bị viêm họng liên cầu. Nếu bệnh không chữa trị kịp thời, vi khuẩn Streptococcus pyogenes có thể gây biến chứng đến nhiều cơ quan khác như tai, mũi, tim, thận, phổi… Người bị nổi hạch ở cổ do viêm họng thường kèm theo triệu chứng sốt, đau rát họng, họng sưng đỏ, khó nuốt, khàn tiếng.

Viêm amidan

Bản thân amidan là một cơ quan sản sinh ra tế bào miễn dịch. Khi các vi khuẩn, virus xâm nhập ồ ạt có thể khiến amidan bị viêm ngược trở lại. Người bị viêm amidan có những biểu hiện tương đồng với viêm họng. Họng bị sưng, đỏ, đau rát, khàn tiếng, sốt cao. Do amidan khẩu cái nằm ở ngay sau thành họng, trước đường thở nên người bệnh có thể thấy nổi hạch ở cổ.

Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm siêu vi có thể khiến cơ thể nổi hạch. Nhưng tình trạng này thường không đáng lo ngại. Người bệnh thường bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho khan, ho có đờm, hạch nổi ở sau gáy, đau nhói ở tai, đau ở xoang hoặc sốt nhẹ. 

Sởi, Rubella

Cùng là nhiễm siêu vi nhưng virus gây sởi, Rubella (sởi Đức) lại nguy hiểm hơn cảm lạnh, cảm cúm rất nhiều. Căn bệnh này gây nhiều biến chứng về mắt, viêm màng não, viêm não, viêm phổi nặng… Người bệnh thường bị phát ban ở đầu rồi lan dần xuống cơ thể, kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Kèm theo đó là triệu chứng đau đầu, sốt nhẹ, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc sau tai.

Nhiễm trùng tai

Khi bị nhiễm trùng tai (viêm tai ngoài, viêm tai giữa), người bệnh thường bị nổi hạch ở sau tai, cùng bên tai bị viêm. Ngoài cảm giác đau đớn ở sâu trong tai, người bệnh thường khó cử động cơ hàm, họng đau, thực hiện nhai nuốt khó khăn.

Nhiễm trùng răng

Nhiễm trùng răng có thể làm các hạch bạch huyết ở vùng cổ sưng to. Đồng thời đi kèm các dấu hiệu điển hình là đau họng, đau răng. Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng người bệnh cần nhanh chóng điều trị để không phải chịu nhiều đau đớn.

Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân thường do nhiễm virus, gây sốt, đau họng, sưng amidan, phát ban và nổi hạch ở cổ. Tuy nhiên, đây là căn bệnh không quá nguy hiểm. Những người từng mắc bệnh sẽ tạo được kháng thể miễn dịch với virus suốt đời. 

Ung thư tuyến giáp

Một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư tuyến giáp là nổi hạch ở cổ. Sau đó kèm theo cảm giác mắc nghẹn, khó nuốt, âm thanh khàn đi giống như vỡ giọng. Chỉ một số ít bệnh nhân có triệu chứng đau rát ở họng tương tự viêm họng, viêm amidan. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm vì dễ di căn sang nhiều cơ quan khác, tiên lượng thấp.

Ung thư vòm họng

Người bị ung thư vòm họng rất khó để phát hiện ở giai đoạn đầu. Các biểu hiện tương tự như bệnh tai mũi họng bao gồm đau đầu, ù tai, ngạt mũi một bên, khó nói, khàn tiếng, khó nuốt…kéo dài không có nguyên nhân. Hạch bạch huyết thường nổi ở cạnh góc hàm. Khi bệnh phát triển ở giai đoạn cuối thì hạch thường cứng và không có cảm giác đau đớn.

Khi người bệnh phát hiện hạch bạch huyết nổi, cho dù không có cảm giác đau đớn hoặc có kèm theo các triệu chứng sốt, đau rát họng thì đều phải đến bệnh viện khám. Việc xác định nguyên nhân gây nổi hạch càng sớm thì càng giúp bạn chủ động trong điều trị và phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm, ung thư quái ác.

Cách điều trị viêm họng nổi hạch hiệu quả

Với mỗi một căn bệnh gây viêm họng nổi hạch, biện pháp điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bài viết này sẽ đề cập cho bạn cách giải quyết viêm họng nổi hạch xuất phát từ bệnh lý viêm họng.

Chữa viêm họng nổi hạch theo dân gian

Hạch bạch huyết nổi khi tình trạng nhiễm trùng tại họng ngày càng xấu đi. Lúc này, bạn có thể giảm đau tạm thời bằng các biện pháp dân gian trước khi thực hiện điều trị chuyên sâu như sau:

  • Chườm nóng: Lấy khăn mặt sạch nhúng vào nước nóng, vắt khô và chườm lên vùng hạch nổi. 
  • Uống nước ấm: Bạn chỉ cần uống nước ấm thường xuyên, cổ họng sẽ bớt đau nhức và hạch bạch huyết giảm sưng.

Các mẹo này đều giúp hoạt huyết, tán ứ nên có thể giúp hạch bạch huyết đỡ sưng đau. Đối với các triệu chứng tại họng, người bệnh dùng bài thuốc sau:

Chữa viêm họng nổi hạch theo dân gian
Chữa viêm họng nổi hạch theo dân gian
  • Hồng bì: Hồng bì phơi khô, cam thảo, vỏ rễ dâu mỗi thứ khoảng 10g, đem sắc cùng với nhau trong 30 phút. Chia nước thành 3 phần uống trong ngày, trước bữa ăn 30 phút. 
  • Gừng: Gừng thái thành từng lát mỏng, sau đó trộn đều cùng mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy phần cốt uống 2-3 lần/ngày.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá sau khi rửa sạch thì giã nát hoặc xay nhuyễn tạo thành nước ép. Hoặc lấy rau diếp cá trộn cùng nước vo gạo, đun sôi để uống. Mỗi ngày uống 1 cốc.

Mặc dù các mẹo dân gian giúp giảm đau tốt nhưng người bệnh không nên lạm dụng. Việc chần chừ trong điều trị viêm họng nổi hạch sẽ khiến họng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tây y điều trị viêm họng nổi hạch như thế nào?

Sau khi chẩn đoán nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ kê loại kháng sinh diệt khuẩn phù hợp cho người bệnh. Kháng sinh sẽ được phối hợp các loại thuốc kháng viêm, trừ ho, giảm đau hạ sốt tùy vào triệu chứng xuất hiện. Các loại thuốc thường được kê bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin là hai loại được sử dụng phổ biến nhất. Trong trường hợp bạn có cơ địa dị ứng với hai loại thuốc này, bác sĩ sẽ chuyển sang kê cephalosporin (cephalexin), Erythromycin, Azithromycin (Zithromax).
  • Thuốc giảm ho: Các loại thuốc chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan.
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, Carbocistein, Ambroxol.
  • Thuốc giảm đau giảm sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Aspirin. 
  • Thuốc xịt họng hoặc viêm ngậm: Có thành phần Hexylresorcinol, Benzydamine, Benzocaine, Dequalinium chloride, Amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol, Anasthetics hoặc được bào chế từ thảo dược đông y.

Lưu ý: Không dùng Aspirin cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Dùng thuốc tây y giúp giảm nhanh triệu chứng viêm họng nhưng bệnh dễ tái phát
Dùng thuốc tây y giúp giảm nhanh triệu chứng viêm họng nhưng bệnh dễ tái phát

Các loại thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa đến bệnh viện thăm khám. Thuốc kháng sinh nếu sử dụng sai hàm lượng và cách thức rất nguy hiểm. Đặc biệt là với phụ nữ có thai và trẻ em thì nguy cơ gặp tác dụng phụ rất cao.

Dùng kháng sinh ngắn hơn thời gian quy định có thể khiến vi khuẩn chưa được tiêu diệt sạch và kháng thuốc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sau này. Việc dùng thuốc quá liều thường dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm như suy giảm hệ miễn dịch, suy gan, suy thận, đau dạ dày, sốc phản vệ…Trong suốt quá trình sử dụng, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng nổi hạch

Viêm họng nổi hạch hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bởi đây là một biến chứng do nhiễm trùng không được điều trị dứt điểm và chuyển biến nặng. Để phòng ngừa viêm họng nổi hạch, bạn đọc cần lưu ý:

Người bệnh nên ăn nhiều rau và hoa quả
Người bệnh nên ăn nhiều rau và hoa quả
  • Hạn chế ăn các thực phẩm tích nhiệt độc trong cơ thể như đồ chua cay, ủ muối, nhiều dầu mỡ. Các thực phẩm có nhiều đường cũng hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của tế bào miễn dịch. Tuyệt đối không được sử dụng thức uống có cồn, có ga, hút thuốc lá trong suốt quá trình điều trị.
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tăng cường ăn các thực phẩm chứa kẽm giúp tăng sinh tế bào miễn dịch cho cơ thể. Nên uống các loại trà thảo mộc hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như trà xanh, trà tía tô, trà hoa cúc, trà gừng…
  • Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể lựa chọn các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga…
  • Luôn giữ ấm cho cổ họng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng mỗi ngày.
  • Luôn đeo khẩu trang ở nơi công cộng, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để cơ thể không bị mệt mỏi, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Viêm họng nổi hạch là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm trùng. Điều quan trọng nhất là bạn cần đến bệnh viện thăm khám và thực hiện chẩn đoán ngay. Sau đó tìm biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tuyệt đối không được ủ bệnh lâu, để bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

Xem Thêm: Bệnh Viêm Họng Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Tránh Hiệu Quả?

4.4/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?