Viêm Họng Ngậm Gì? 9 Cách “Đánh Bay” Đau Họng Tức Thì

Câu hỏi “Viêm họng ngậm gì?” thường được nhiều bệnh nhân đặt ra khi họ đang tìm kiếm một giải pháp để giảm nhanh những cơn ngứa ngáy và đau buốt khó chịu. Thực tế, có rất nhiều loại thuốc được bào chế thành kẹo ngậm và các mẹo dân gian dễ thực hiện tại nhà, giúp giảm triệu chứng do viêm họng gây ra một cách nhanh chóng.

Viêm họng ngậm gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm họng nên ngậm gì? Viêm họng luôn mang lại cảm giác đau đớn và khó chịu như sưng buốt họng, ho khan, ho có đờm, khó nhai nuốt khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh các loại thuốc đặc trị viêm họng, người bệnh có thể tìm mua viên kẹo ngậm hoặc sử dụng một vài mẹo dân gian giúp giảm triệu chứng đơn giản:

Viêm họng nên ngậm thuốc gì? 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa viêm họng được bào chế dưới dạng ngậm. Hầu hết các loại thuốc này đều được tách chiết từ thảo dược trị ho như bạc hà, chanh, gừng quế, khuynh diệp… Hoặc chứa các thành phần kháng viêm tiêu sưng như:

  • Hexylresorcinol: Đây là hoạt chất có khả năng diệt khuẩn nhanh chóng và giảm đau tại chỗ, thường được các bác sĩ kê đơn phối hợp với kháng sinh. Tuy nhiên, loại thuốc này không phù hợp dùng cho những người quá mẫn cảm với aspirin.
  • Benzydamine, benzocaine: Các hoạt chất này có khả năng diệt khuẩn rất mạnh nên khi dùng phải thận trọng và phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Dequalinium chloride, amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol: Các loại thuốc này có thể làm giảm các cơn ngứa rát họng nhanh chóng, dược tính vừa phải, ít gây tác dụng phụ nên người bệnh có thể mua mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của dược sĩ về liều dùng và cách dùng hiệu quả.
  • Anasthetics: Hoạt chất này có thể giúp giảm ho và điều trị các triệu chứng về họng nhanh chóng. Dù vậy nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nên bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc ngậm họng
Thuốc ngậm họng

Người bệnh có thể tìm mua một số sản phẩm kẹo ngậm giảm ho, đau họng hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay như:

  • Eugica Candy
  • Strepsils
  • Viên ngậm Bảo Thanh
  • Lysopaine
  • Viên ngậm Prospan

Các loại thuốc này chỉ nên dùng phối hợp trong quá trình trị bệnh, không nên coi là một phương thuốc đặc trị. Như vậy, người bệnh dễ bỏ lỡ cơ hội điều trị kịp thời. Ngoài ra, một vài viên ngậm có thể gây tác dụng phụ cho người bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng.

Nước muối sinh lý

Muối là một loại gia vị rất phổ biến nhưng thực tế nó có tính sát khuẩn rất cao và kháng viêm tương đối tốt. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng luôn khuyến khích người bệnh vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 1 ngày 2 lần để giảm tình trạng đau rát vòm họng. Ngoài ra, viêm họng có thể dùng muối cả hạt ngậm hoặc giã nhỏ tỏi trộn với nước muối để súc miệng nhiều lần.

Cam thảo

Cam thảo là một loại thảo mộc có tác dụng rất tốt trong việc chữa viêm họng. Một số nghiên cứu đã chứng rằng cam thảo có chứa đặc tính tương tự như Aspirin, có thể hỗ trợ làm giảm sưng, giảm đau họng. Khi bị đau họng, bạn chỉ cần ngậm một vài lát cam thảo giúp giảm cơn đau. Ngoài ra, cam thảo dùng để pha trà hoặc làm nước súc miệng cũng hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh viêm họng.

Tuy cam thảo là thảo dược tốt nhưng người bệnh không nên lạm dụng trong điều trị. Đặc biệt là phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ngậm cam thảo vì nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Gừng và mật ong

Mẹo dân gian thường kết hợp gừng và mật ong để chữa viêm họng, viêm amidan do chúng  đều có tính kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Mật ong chứa nhiều axit amin và khoáng chất, có thể chống nhiễm trùng, giảm đau, tiêu sưng và nâng cao miễn dịch. Trong khi đó gừng được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” do sở hữu nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng hiệu quả.

Để đẩy lùi tình trạng đau rát cổ họng, sưng ngứa ở cổ họng bạn hãy dùng gừng xay nhuyễn, trộn chung với mật ong. Sau đó, ngậm hỗn hợp này trong khoảng 2-3 phút rồi nuốt từ từ. Bạn có thể ngậm 1 – 2 lần/ngày cho đến khi cơn đau biến mất.

Lưu ý: Không nên dùng gừng với mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi, có thể gây ngộ độc. 

Kha tử

Các nghiên cứu khoa học cho thấy quả kha tử có thể trị ho, chữa viêm họng rất hiệu quả. Quả kha tử được biết đến với các tên gọi như kha lê, cây chiêu liêu, kha lê lặc… Y học hiện đại cũng thường tách chiết dược tính của kha tử để bào chế các loại thuốc trị ho, chữa khàn tiếng. 

Để làm giảm triệu chứng đau rát họng, ho nhiều, bạn có thể lấy một quả kha tử, bỏ vỏ đem ngậm và nuốt chất dịch được tiết ra. Áp dụng biện pháp này khoảng 2-3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau một vài tiếng, bạn sẽ thấy kết quả tuyệt vời mà kha tử mang lại. Nếu cảm giác khó chịu không thuyên giảm, người bệnh có thể tăng liều lượng ngậm thêm 1-2 quả nữa để cải thiện. Kha tử rất lành tính và an toàn sử dụng nên người bệnh không lo gặp tác dụng phụ. 

Kha tử giúp trừ ho, chữa khàn tiếng
Kha tử giúp trừ ho, chữa khàn tiếng

Tỏi

Tỏi không những là một trong những gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày đồng thời được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian điều trị ho, viêm họng, viêm amidan. Tỏi có tính cay, tính ấm, có khả năng kháng viêm, ức chế nhiều vi sinh vật gây viêm họng và giảm ho hiệu quả. Để giảm đau họng, bạn đọc có thể trực tiếp nhai tỏi tươi 1 lần/ngày. Nếu như bạn không ăn được tỏi sống thì bạn có thể cắt tỏi thành lát mỏng và ngậm cho đến khi tỏi hết vị cay nồng.

Chanh

Chữa viêm họng bằng chanh là cách thực hiện rất đơn giản mà hiệu quả. Chanh tươi có hàm lượng acid citric có tác dụng làm loãng dịch đờm, từ đó giảm đau rát, ngứa vướng ở cổ họng. Bạn có thể ngậm chanh tươi, để dưỡng chất từ chanh thẩm thấu trực tiếp vào cổ họng, giúp giảm sưng viêm và nhiễm trùng. Hoặc uống trà chanh mật ong bằng cách pha một nửa quả chanh với 100ml nước ấm và thêm một muỗng mật ong vào. Hãy uống một cách từ từ để hỗn hợp thấm đều ở cổ họng

Quế

Quế là một loại gia vị có mùi thơm, có đặc tính chống vi khuẩn và virus, kháng viêm, giúp làm dịu cảm giác sưng đau tại cổ họng. Để hỗ trợ điều trị viêm họng từ quế, bạn hãy lấy một ít quế khô ngậm trong họng khoảng 5 phút rồi nhai kỹ, nuốt chậm mỗi ngày. Hoặc pha một thìa bột quế cùng nước sôi, thêm một ít mật ong tạo thành trà quế. Trà quế ngoài giúp giảm cơn đau họng còn giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Quế có khả năng chữa ho, kháng viêm, giúp an thần
Quế có khả năng chữa ho, kháng viêm, giúp an thần

Quả hồng

Hồng khô không chỉ là một loại đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng các bệnh nhiễm trùng tại họng, nhất là viêm họng và viêm amidan. Quả hồng có chứa nhiều chất catechins và polyphenonic, có tác dụng kháng viêm và chống nhiễm trùng tốt. 

Cách sử dụng hồng khô giảm đau họng rất đơn giản: Mỗi ngày bạn hãy lấy một quả hồng nhai thật kỹ, nuốt từ từ, cảm giác đau họng, khó nuốt sẽ giảm dần. Đối với hồng tươi, bạn có thể lấy 3 quả hồng đem rửa sạch, hấp cách thủy cùng một ít đường phèn trong khoảng 10-15 phút. Hãy thực hiện biện pháp này hàng ngày cho đến khi hết viêm họng.

Lưu ý trong chăm sóc và điều trị bệnh viêm họng

Mặc dù các triệu chứng của viêm họng chỉ gây đau đớn và bất tiện trong đời sống sinh hoạt thường ngày nhưng thực tế căn bệnh này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Viêm họng để lâu có thể gây biến chứng đến các cơ quan lân cận như tai, mũi hoặc biến chứng toàn thân gây sốt thấp khớp, viêm cầu thận.

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh nên điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc đông y ngay từ đầu. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và thể trạng sức khỏe, cân nhắc ưu nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn được cho mình cách điều trị tốt nhất.

Để điều trị bệnh viêm họng hiệu quả, đặc biệt là khi sử dụng các loại thuốc ngậm viêm họng. Người bị viêm họng cần tuân thủ theo những lưu ý sau đây:

  • Tuyệt đối không nên lạm dụng các bài thuốc Đông Y hay thuốc Tây trong việc điều trị viêm họng. Bởi việc lạm dụng này có thể khiến các cơ quan khác bị ảnh hưởng và đem lại kết quả trái ngược với mong muốn.
  • Các bài thuốc Đông y, mẹo dân gian chữa viêm họng không thể thay thế thuốc đặc trị hay chữa bệnh tận gốc.
  • Hạn chế sử dụng những bài thuốc này cho trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Riêng với các bài thuốc dân gian, thuốc Đông Y cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối, tránh để tình trạng nhiễm trùng họng xảy ra.
  • Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh viêm họng trở nên trầm trọng trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo ý kiến tư vấn, hỗ trợ từ chuyên gia.
Các bài thuốc đông y có ưu điểm an toàn và chữa bệnh tận gốc
Các bài thuốc đông y có ưu điểm an toàn và chữa bệnh tận gốc

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý nhiều trong chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày, tránh viêm họng chuyển biến xấu hơn:

  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, khi đi ra ngoài hoặc đến nơi công cộng thì nên đeo khẩu trang.
  • Giữ ấm cổ họng vào mùa đông và vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Không nên uống nước lạnh, nước đá quá nhiều làm tổn thương các mô ở họng.
  • Nên ăn những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt: rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa kẽm, các loại trà thảo mộc dưỡng họng…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, quá lạnh gây kích thích cổ họng, các thực phẩm chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…).

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị viêm họng ngậm gì, giúp giảm triệu chứng đau, sưng họng, ho khan, ho có đờm hiệu quả. Lưu ý rằng, những loại kẹo, thuốc ngậm hay mẹo vặt dân gian trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tính đặc trị. Do đó, bạn đọc chỉ nên sử dụng để phối hợp cùng phác đồ chữa viêm họng mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

Xem Thêm: 

 
5/5 - (2 bình chọn)
Nguồn tham khảo
 

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?