Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi: Triệu Chứng Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Viêm họng hạt ở lưỡi là một tình trạng viêm họng kéo dài, có xu hướng dễ tái phát theo mùa. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và công việc hằng ngày. Nguy hiểm hơn là những biến chứng tại amidan, gan, thận, khớp. Cùng tìm hiểu những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi trong bài viết dưới đây.

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt ở lưỡi là một dạng nguy hiểm của bệnh viêm họng. Thông thường ở bệnh nhân viêm họng hạt, các hạt mãn tính thường xuất hiện ở niêm mạc họng với các kích thước to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, ở một số ít bệnh nhân, các hạt này còn xuất hiện ở vị trí lưỡi, cuống lưỡi… Hiện tượng này thường được gọi là viêm họng hạt ở lưỡi.

Viêm họng hạt ở lưỡi là một tình trạng nặng, dễ gây biến chứng của bệnh viêm họng
Viêm họng hạt ở lưỡi là một tình trạng nặng, dễ gây biến chứng của bệnh viêm họng

Tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân và dễ diễn tiến gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu để lâu ngày không chữa trị, tình trạng sưng viêm, nổi hạt sẽ nhanh chóng lan xuống những vị trí lân cận như amidan, phế quản, thanh quản, khí quản. Từ đó, làm xuất hiện những cơn ho, khạc đờm, nổi hạch, khó thở do viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang mũi…. 

Ngoài ra, nếu viêm họng hạt do các tác nhân là vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn, người bệnh có thể gặp biến chứng thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp hoặc nhiễm trùng máu. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây biến chứng áp xe amidan, viêm phổi, làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng. 

Triệu chứng nhận biết viêm họng nổi hạt ở lưỡi

Người bệnh nhận biết bệnh viêm họng hạt ở lưỡi bằng các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau họng, có cảm giác vướng víu trong cổ họng
  • Nuốt vướng, có thể khản tiếng, ho khan hoặc ho có đờm
  • Khoang miệng đau, xuất hiện nhiều vết loét ở môi trong và lợi
  • Cuống lưỡi nổi nhiều hột đỏ gây khó chịu khi nhai, nuốt thức ăn và giao tiếp hằng ngày
Viêm họng hạt ở lưỡi đặc trưng bởi sự xuất hiện nhiều hạt trắng trên lưỡi và cuống lưỡi
Viêm họng hạt ở lưỡi đặc trưng bởi sự xuất hiện nhiều hạt trắng trên lưỡi và cuống lưỡi
  • Niêm mạc cuống họng cạnh amidan và đáy lưỡi có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau và khô rát
  • Bề mặt lưỡi có xuất hiện những hạt to nhỏ khác nhau có màu đỏ hoặc trắng bệch, cáu bẩn
  • Khó thở nhẹ, thở khò khè ở những bệnh nhân viêm họng nổi hạt ở lưỡi có kích thước lớn
  • Sốt cao 38 – 40 độ C
  • Hơi thở hôi dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Amidan có thể sưng đỏ và xuất hiện mủ trắng

Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở lưỡi

Có 3 nguyên nhân chính có thể gây nên bệnh viêm họng hạt dưới lưỡi người bệnh cần cảnh giác. Đó là:

  • Nhiễm trùng: Các tác nhân như virus, vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường mũi họng và gây bệnh. Ngoài ra, có một số loại vi khuẩn khác sống thường trực tại mũi họng. Khi cơ thể suy giảm sức đề kháng, chúng sẽ phát triển, sinh sản và gây bệnh.
  • Thói quen vệ sinh và ăn uống: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây nên bệnh viêm họng hạt. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ cay nóng, sử dụng rượu bia, chất kích thích… cũng có thể là nguyên nhân hình thành bệnh
  • Nguyên nhân khác: Bệnh viêm họng hạt ở lưỡi có thể xuất hiện ở những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất, bụi bẩn. Hoặc ở người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý rối loạn dạ dày, bệnh gan, thận, viêm mũi dị ứng… 

Cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi

Để điều trị viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh có thể sử dụng 3 cách sau:

Chữa viêm họng hạt ở lưỡi bằng mẹo dân gian

Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn tại nhà để điều trị bệnh. Một số mẹo dân gian người bệnh có thể tham khảo gồm:

  • Cách chữa viêm họng bằng mật ong: Người bệnh có thể khuấy đều 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất trong 1 cốc nước trà gừng, hoặc trà chanh nóng. Uống mỗi ngày 2 – 3 lần để xoa dịu vùng cổ họng. 
  • Chữa viêm họng hạt bằng gừng tươi: Gừng tươi có vị cay, tính ấm. Người bệnh có thể sử dụng để chữa viêm họng hạt bằng cách kết hợp gừng tươi với củ cải trắng, giã nát. Chắt lấy nước cốt, uống 2 lần sáng tối mỗi ngày.
  • Cách chữa từ tỏi: Chuẩn bị 1 tép tỏi bóc vỏ, thát lát mỏng. Ngâm, nhai, nuốt từ từ để các thành phần hoạt chất trong tỏi thấm vào vùng niêm mạc họng và lưỡi bị tổn thương.
Có nhiều nguyên liệu tự nhiên tại nhà có thể cải thiện bệnh viêm họng hạt ở lưỡi
Có nhiều nguyên liệu tự nhiên tại nhà có thể cải thiện bệnh viêm họng hạt ở lưỡi

Theo các chuyên gia, phương pháp dùng nguyên liệu tại nhà để chữa viêm họng hạt ở lưỡi khá an toàn và thích hợp với những đối tượng bệnh nhẹ. Hiệu quả của các phương pháp không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm họng hạt mà chỉ có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng trong quá trình điều trị. Trường hợp các triệu chứng bệnh nặng, người bệnh nên tiến hành thăm khám và chữa theo phác đồ cụ thể.

Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi theo Tây y

Phương pháp điều trị viêm họng hạt bằng tây y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tính tiện lợi. Tùy vào mức độ nặng của các triệu chứng người bệnh có thể được điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Cụ thể:

Viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc gì?

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thường dùng paracetamol và Ibuprofen để giảm đau họng và hạ thân nhiệt nếu có sốt cao trên 38,5 độ C. Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm Steroid: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason… là các loại corticoid thường được để cải thiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở miệng và niêm mạc họng
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc dự phòng bội nhiễm ở những trường hợp nặng. Các nhóm kháng sinh thường được sử dụng là nhóm Beta Lactam, Cephalosporin, Macrolid…
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Sử dụng trong các trường hợp ho nhiều gây kiệt sức và đờm đặc khó khạc nhổ.
Thuốc điều trị viêm họng cần được cân nhắc sử dụng theo thể trạng và mức độ nặng của bệnh
Thuốc điều trị viêm họng cần được cân nhắc sử dụng theo thể trạng và mức độ nặng của bệnh

Thuốc Tây điều trị viêm họng hạt ở lưỡi chỉ mang lại tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời, ngay tại thời điểm dùng thuốc. Thuốc không tác động vào căn nguyên gây bệnh, vì vậy, bệnh dễ tái phát. Ngoài ra, các loại thuốc tây dễ gây ra tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày và huyết áp. Do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa

Với những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với thuốc, người bệnh có thể cân nhắc thực hiện can thiệp ngoại khoa bằng cách đốt hạt. Phương pháp này bao gồm sử dụng tia laser, đốt điện hoặc ion plasma để loại bỏ các hạt lympho quá phát ở lưỡi hoặc niêm mạc họng. Chi phí thực hiện đốt hạt khá cao.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây sẹo, nhiễm trùng hầu họng hoặc chảy máu kéo dài. Hơn nữa, sử dụng phương pháp đốt chỉ loại bỏ được những hạt có kích thước lớn. Theo thời gian, các hạt nhỏ sẽ lớn dần và gây bệnh trở lại. Do vậy, người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện.

Những lưu ý khi chăm sóc và phòng ngừa bệnh

Để có kết quả tốt trong điều trị và phòng ngừa bệnh viêm họng hạt tái phát, người bệnh cần thay đổi một số vấn đề trong dinh dưỡng và lối sống. Cụ thể: 

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng hằng ngày.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm và nước ép trái cây tươi
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc lá, cà phê…
  • Hạn chế căng thẳng và stress, cân bằng cuộc sống.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến những khu vực ô nhiễm môi trường và không khí
  • Tiêm phòng vắc xin hằng năm

Xem Thêm: 

4/5 - (111 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?