Viêm họng hạt gây hôi miệng nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào?

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Thực chất, viêm họng hạt gây hôi miệng là vấn đề gặp ở hơn 80% người bệnh. Tình trang này triệu chứng này không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, hoạt động giao tiếp và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng hôi miệng do bệnh viêm họng hạt trong bài viết dưới đây.

Viêm họng hạt gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?

Viêm họng hạt là một trong những tình trạng mãn tính và khó chữa của bệnh viêm họng. Bệnh được đặc trưng bởi dấu hiệu viêm nhiễm tái phát nhiều lần và sự xuất hiện của các hạt li ti ở niêm mạc hầu họng, gây tình trạng ngứa rát, khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng hạt như môi trường ô nhiễm, cơ địa, sức đề kháng, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc bệnh tật. Các tác nhân này tấn công vào vùng hầu hầu họng, gây viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và gây HÔI MIỆNG.

Viêm họng hạt gây hôi miệng vì sao?
Viêm họng hạt gây hôi miệng vì sao?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở phát ra có mùi hôi, khó chịu. Hôi miệng do viêm họng hạt thường xuất phát từ vi khuẩn do các cơ chế sau:

  • Virus, vi khuẩn trong quá trình gây nhiễm trùng vùng hầu họng, tiết ra một số độc tố khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
  • Viêm họng hạt thường khiến khoang miệng giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, phân giải thức ăn thừa dính trên các kẽ răng. Thức ăn được phân giải sẽ tạo thành các chất bay hơi chứa lưu huỳnh, có mùi hôi khó chịu.
  • Khi bị viêm họng hạt, đường hô hấp tăng tiết dịch đờm. Đờm đặc, ứ đọng tại cổ họng, theo thời gian sẽ gây ra mùi hôi khiến hơi thở phát ra có mùi khó chịu.
  • Một số trường hợp viêm họng hạt gây hiện tượng ngạt mũi, sổ mũi, khó thở bằng mũi. Khi đó, người bệnh có xu hướng thở nhiều bằng miệng. Thói quen này khiến vi khuẩn đi vào miệng nhiều hơn, khoang miệng trở nên khô hơn và dễ gây mùi hôi hơn.

Ngoài những lý do trên, viêm họng hạt gây hôi miệng còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, uống ít nước, dùng thực phẩm “nặng mùi”, hút thuốc lá, uống nhiều cafe…

Viêm họng hạt gây hôi miệng có ảnh hưởng gì không?

Hiện tượng hôi miệng hay hơi thở có mùi là triệu chứng phổ biến trong bệnh viêm họng hạt. Tình trạng này hầu như không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hôi miệng có thể khiến người bệnh có tâm lý ngại ngùng, mất tự tin trong các hoạt động giao tiếp hằng ngày.

Bên cạnh đó, hôi miệng đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng cơ thể mất nước và nguy cơ nhiễm trùng cổ họng tăng mạnh do hoạt động của các vi khuẩn. Nếu không xử lý và phục hồi đúng cách, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn, ngày càng ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

11 cách xử lý hôi miệng do viêm họng hạt gây ra

Cách tốt nhất để giải quyết triệt để tình trạng hôi miệng do viêm họng hạt, người bệnh nên điều trị triệt để chứng bệnh viêm họng hạt. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị, để nhanh chóng khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do bệnh viêm họng hạt, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:

1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nguyên nhân chính gây hôi miệng là do sự tăng lên của vi khuẩn. Do đó, việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng hằng ngày là việc không thể thiếu để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng rất tốt
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng rất tốt

Cách vệ sinh răng miệng giảm hôi miệng:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và không quá 3 lần/ngày. Tốt nhất nên đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch kiềm như baking soda hoặc giấm táo, dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, làm dịu cổ họng và giảm hôi miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Thức ăn thừa tích tụ ở kẽ răng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ phát triển và gây hôi miệng.
  • Chú ý vệ sinh lưỡi bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng có mặt chải lưỡi hoặc dụng cụ rơ lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi, hạn chế vi khuẩn bám trụ và gây bệnh.

2/ Nhai kẹo cao su không đường

Mục đích của việc nhai kẹo cao su, kẹo singum không đường là giúp khoang miệng tăng tiết nước bọt, hạn chế sự hình thành của vi khuẩn. Ngoài ra, một số hương liệu trong các sản phẩm kẹo cao su cũng giúp làm sát khuẩn khoang miệng, ngừa sâu răng và giúp hơi thở thơm mát, hạn chế mùi hôi.

3/ Xịt miệng khử mùi hôi

Một số sản phẩm xịt họng giúp khử mùi hôi khó chịu của hơi thở khi bị viêm họng hạt
Một số sản phẩm xịt họng giúp khử mùi hôi khó chịu của hơi thở khi bị viêm họng hạt

Một số loại thuốc xịt hôi miệng có thể mang lại rất nhiều lợi ích với những người không thể nhai kẹo cao su thường xuyên. Những sản phẩm này giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn, tạo hương thơm mát, dễ chịu, giảm hôi miệng tạm thời.

4/ Uống nhiều nước

Khô miệng là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn tăng hoạt động và hình thành hơi thở có mùi. Uống nhiều nước giúp làm sạch, rửa trôi vi khuẩn, thức ăn thừa ở khoang miệng, hạn chế sự hình thành mảng bám gây hôi miệng. Do vậy, người bệnh hôi miệng do viêm họng hạt cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (khoảng từ 1,5 – 2 lít nước). 

5/ Nhai lá bạc hà, húng quế, húng tây

Các loại thực vật này chứa rất tinh dầu có khả năng sát khuẩn và lấn át mùi hôi miệng khó chịu. Người bệnh có thể nhai một vài lá bạc hà, húng quế, húng tây vài lần mỗi ngày để kiểm soát hơi thở và làm giảm tình trạng hôi miệng.

6/ Ăn sữa chua

Sữa chua có nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó có thể cải thiện tình trạng hôi miệng
Sữa chua có nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó có thể cải thiện tình trạng hôi miệng

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, rất tốt đường tiêu hóa. Một vài nghiên cứu gần đây cho rằng ăn sữa chua hằng ngày có thể làm giảm chứng hôi miệng ở những người bị viêm họng hạt. Bên cạnh đó, ăn sữa chua đúng cách còn có thể giúp cải thiện và tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng hạt tốt hơn.

7/ Uống nước cam, nước chanh

Cam và chanh là những trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho rằng, vitamin C có trong các loại quả này giúp khoang miệng tăng tiết nước bọt, hạn chế sự hình thành và phát triển vi khuẩn gây hôi miệng.

Bên cạnh đó, các loại vitamin và khoáng chất trong cam và chanh còn giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của bệnh viêm họng hạt.

8/ Ăn hoa quả, trái cây tươi, giòn

Các loại hoa quả, rau củ, trái cây tươi có thịt giòn như cà rốt, cần tây, táo, lê… có thể va chạm giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, làm giảm chứng hôi miệng rất hiệu quả.

9/ Uống trà xanh hoặc trà đen

Uống nước trà xanh mỗi ngày có thể khử mùi hôi miệng
Uống nước trà xanh mỗi ngày có thể khử mùi hôi miệng

Trà xanh và trà đen đều là những thức uống có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, loại thức uống này còn chứa polyphenol – một hoạt chất có tác dụng loại bỏ chất các hợp chất lưu huỳnh có thể gây hôi miệng.

10/ Sử dụng gừng

Gừng có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi hôi miệng rất hiệu quả. Người bệnh viêm họng hạt có thể ngậm một vài lát gừng tươi hoặc uống nước trà gừng pha cùng mật ong để giảm chứng hôi miệng và cải thiện các triệu chứng ngứa rát, ho khan…

11/ Dùng nụ đinh hương

Tinh dầu Eugenol có trong đinh hương có mùi thơm, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Người bệnh có thể chứng hôi miệng do bệnh viêm họng hạt bằng cách nhai trực tiếp 1- 2 nụ đinh hương mỗi ngày.

Ngoài ra, Eugenol trong loại thảo dược này còn có tác dụng chống viêm, giảm đau cà cải thiện các triệu chứng viêm họng hạt. 

Viêm họng hạt gây hôi miệng là tình trạng phổ biến gặp ở rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên nếu chữa trị đúng phương pháp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Trên đây là 11 mẹo giúp người bệnh cải thiện được tình trạng hôi miệng do viêm họng hạt. Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Trong một số trường hợp, viêm họng có thể cần điều trị bằng kháng sinh hoặc các biện pháp y tế khác.

4/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?