Viêm Họng Hạt Có Mủ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm họng hạt có mủ là tình trạng khá nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, ung thư vòm họng…. Tuy nhiên rất nhiều người bệnh vẫn còn lơ là và xem nhẹ các triệu chứng của bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và các biện pháp điều trị bệnh sao cho hiệu quả.  

Viêm họng hạt có mủ là gì?

Viêm họng hạt có mủ là một thể bệnh nghiêm trọng của viêm họng mãn tính. Tình trạng này xuất hiện do người bệnh bị viêm họng cấp trong thời gian dài hoặc bệnh tái phát nhiều lần nhưng không được điều trị cẩn thận. Khi đó, các tổn thương kéo dài khiến cho tế bào lympho ở cổ họng bị sưng phồng, mất khả năng chống chọi lại với vi khuẩn và virus gây bệnh. 

Những ổ viêm này tích tụ lâu trong cổ họng kết hợp cùng các chất cặn bã từ thức ăn sẽ hình thành các hạt chứa dịch mủ trắng trong cổ họng. Chúng có mùi hôi tanh, gây đau rát họng, ho có đờm và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Viêm họng hạt có mủ là diễn biến nghiêm trọng của bệnh viêm họng mãn tính
Viêm họng hạt có mủ là diễn biến nghiêm trọng của bệnh viêm họng mãn tính

Viêm họng hạt có mủ có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có xu hướng diễn biến âm thầm khiến người bệnh chủ quan trong việc thăm khám và điều trị.

Tuy nhiên đây lại là một căn bệnh nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy người bệnh cần chủ động điều trị từ sớm ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe. 

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng hạt có mủ, cụ thể như: 

  • Do bệnh nhân bị viêm họng cấp tính nhưng không được điều trị từ sớm và đúng cách, khiến bệnh dần chuyển thành thể mãn tính, gây viêm nhiễm nghiêm trọng và hóa mủ ở trong miệng.
  • Do người bệnh bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng mãn tính, khiến các dịch mủ thường xuyên chảy xuống cổ họng. Từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Do virus gây ra, một số loại virus có thể kể đến như: Virus cúm, virus thủy đậu, virus bệnh sởi,…
  • Do người bệnh không vệ sinh răng miệng đúng cách, khiến vi khuẩn từ các hố sâu răng tấn công vào vùng hầu họng, dẫn đến viêm họng hạt.
  • Xuất phát từ chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu hụt dinh dưỡng khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Từ đó khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
  • Do thói quen thường xuyên ăn uống đồ lạnh, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống bia rượu, hút thuốc lá trong thời gian dài khiến cho vùng hầu họng bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Do người bệnh sống trong môi trường có không khí ô nhiễm, khói bụi công nghiệp, khói xe, khói than… khiến hệ hô hấp nói chung và vùng hầu họng nói riêng bị ảnh hưởng.
  • Tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh cũng là nguyên nhân khiến bạn bị lây nhiễm bệnh viêm họng.

Triệu chứng khi bị viêm họng hạt có mủ

Các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt có mủ rất dễ nhận biết. Tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Cụ thể, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu cơ bản như:

  • Ho nhiều, nhất là vào buổi sáng sớm, có thể bị ho khan hoặc ho có đờm.
  • Đau họng âm ỉ, nuốt nước bọt hoặc nói chuyện thấy đau ở cổ họng.
  • Quan sát bằng mắt thường thấy trong cổ họng có những hạt đỏ chứa mủ bên trong.
  • Hơi thở có mùi hôi tanh.
  • Ngứa rát họng, cảm giác nuốt nghẹn.
  • Khàn tiếng hoặc mất tiếng.
  • Có thể sốt hoặc không, những trường hợp bị sốt đều xuất hiện vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm.

Biến chứng viêm họng hạt 

Bệnh viêm họng hạt có mủ có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và tích cực. Dưới đây là một số biến chứng mà bệnh viêm họng hạt gây ra, người bệnh cần nắm rõ:

  • Áp xe họng: Vùng hầu họng bị viêm nhiễm nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng áp xe. Khi đó người bệnh sẽ có biểu hiện như khó nuốt, đau rát cổ họng, đau cơ hàm, khó thở, đau nhói bên trong tai…. 
  • Viêm xung quanh amidan: Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cũng sẽ có những triệu chứng tương tự như áp xe họng. Đồng thời còn xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như sưng tấy, nóng đỏ trong họng, khó mở miệng to.
  • Viêm phổi: Biến chứng viêm phổi cực kỳ nguy hiểm nếu nó xuất hiện ở trẻ nhỏ. Lúc này các phần dịch mủ từ cổ họng đã lan xuống cuống phổi, nhu mô phổi và dẫn đến tình trạng viêm phổi.
  • Ung thư vòm họng: Biến chứng nghiêm trọng này thường xuất hiện do người bệnh bị viêm họng mãn tính tái phát nhiều lần nhưng không điều trị dứt điểm. Các triệu chứng đi kèm như: Khó nuốt, mất tiếng, ho ra máu, đau họng dữ dội, cơ thể mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng,… Nếu không được điều trị cẩn thận bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Biến chứng khác: Bệnh viêm họng hạt có mủ có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng khác như: Thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu….
Biến chứng áp xe họng khi bị viêm họng hạt có mủ
Biến chứng áp xe họng khi bị viêm họng hạt có mủ

Các phương pháp chữa bệnh viêm họng hạt có mủ

Có rất nhiều phương pháp giúp điều trị và kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm họng hạt có mủ. Dựa vào mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp và thể trạng của từng người mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị sao cho an toàn, hiệu quả.

Áp dụng mẹo dân gian

Một số nguyên liệu tự nhiên như mật ong, tía tô, củ cải,… có khả năng làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên phương pháp này không có tác dụng trong những trường hợp bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Vì vậy bạn có thể tham khảo và cân nhắc sử dụng:

Mật ong

Mật ong có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chữa lành tổn thương ở niêm mạc và làm dịu cổ họng. Ngoài ra nguyên liệu này còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh khỏi hơn. Bạn có thể pha từ 1-2 thìa mật ong vào 200ml nước ấm rồi nhâm nhi. Mỗi ngày sử dụng từ 1-2 cốc trà mật ong sẽ giúp bệnh tình được thuyên giảm.

Củ cải trắng

Củ cải trắng có tác dụng giảm ho, long đờm, chữa một số bệnh lý về đường hô hấp như ho, khan tiếng, viêm họng… Người bệnh chuẩn bị 1 củ cải trắng, cạo vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi đem luộc trong vòng 15 phút. Gạn lấy nước củ cải và uống thay nước lọc để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng hạt gây ra.

Gừng tươi

Củ gừng có chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi nấm như gingerols và shogaols. Ngoài ra dược liệu này còn chứa chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, long đờm, giảm đau họng hiệu quả. Người bệnh chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, đập dập rồi cho vào hãm với 200ml nước sôi. Sau khoảng 10 phút bạn gạn lấy nước này để uống. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần sẽ giúp cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn.

Lá trâm ổi

Lá trâm ổi hay còn được gọi là hoa ngũ sắc. Dược liệu này có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu sưng, hạ sốt, chủ trị các bệnh như viêm họng, viêm họng hạt, viêm xoang cực kỳ hiệu quả. Người bệnh chuẩn bị từ 3-6 lá trâm ổi, đem rửa sạch rồi cuộn với 1 nhánh gừng tươi và một ít muối hạt lại. Sau đó cho vào miệng nhai và nuốt từ từ trong vòng 15-20 phút. Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần, sau khoảng 1 tháng các triệu chứng của bệnh sẽ sớm được cải thiện.

Sử dụng thuốc Tây y

Đối với bệnh viêm họng hạt có mủ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng một số loại thuốc Tây y như sau: 

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi nấm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thuốc được đánh giá là an toàn và phù hợp với cơ địa của nhiều người. Người lớn cần uống mỗi từ 250 – 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 8 tiếng, trẻ em uống từ 125 – 250mg/lần/ngày. Cần thận trọng khi dùng Amoxicillin vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, tiêu chảy, dị ứng, vàng da…

Thuốc kháng sinh Amoxicillin giúp tiêu diệt các ổ viêm trong cổ họng
Thuốc kháng sinh Amoxicillin giúp tiêu diệt các ổ viêm trong cổ họng

Thuốc kháng viêm Steroid 

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ giảm viêm và ngăn chặn quá trình giải phóng histamin. Người bệnh uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chỉ dùng trong tối đa 2 tuần. Nếu dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe như mọc mụn trứng cá, hói sớm, rụng tóc, tăng cân nhanh,…

Thuốc ho và long đờm

Nhóm thuốc này được dùng cho người bệnh bị viêm họng hạt với triệu chứng ho khan, ho có đờm trong thời gian dài. Thuốc có tác dụng ức chế cơn ho, giảm sự co thắt của các dây thanh âm, làm loãng dịch nhầy, giúp bệnh nhân dễ dàng tống đờm ra ngoài. Một số loại thuốc ho và thuốc long đờm phổ biến là Codeine, Dextromethorphan, Pholcodin,…

Thuốc chống viêm không Steroid

Thuốc chống viêm không Steroid được sử dụng với mục đích cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt như sưng đau, ngứa rát ở cổ họng. Loại thuốc được dùng phổ biến là Methylprednisolone, Prednisolone, Dexamethasone, Betamethasone,… Tuy nhiên tránh dùng thuốc trên 2 tuần vì nó có thể khiến người bệnh bị loãng xương, suy giảm miễn dịch hoặc mắc phải hội chứng Cushing,… 

Điều trị bằng thuốc Đông y

Điều trị viêm họng hạt có mủ bằng thuốc Đông y cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh từ gốc rễ và tác động tới sức khỏe tổng thể. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng, phục hồi thể trạng và hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc trị viêm họng hạt thể ngoại cảm phong hàn

Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm Phòng phong 12g, Sài hồ 12g, Xuyên khung 12g, Kinh giới 12g, Tiền hồ 12g, Cát cánh 12g, Độc hoạt 12g, Chỉ xác 12g, Cam thảo 12g, Lá bạc hà 10 lá, Khương hoạt 12g, Phục linh 12g, Gừng 7 lát. Cho toàn bộ nguyên liệu trên sắc với 1,2 lít nước. Khi nước thuốc cạn còn 120ml thì tắt bếp rồi gạn lấy nước và uống.

Bài thuốc trị viêm họng hạt thể kinh dương minh tích nhiệt

Chuẩn bị các loại dược liệu như Bạc hà diệp 10g, Liên kiều 10g, Đại hoàng 20g, Cam thảo 20g, Chi tử 10g, Hoàng cầm 10g, Mang tiêu 20g. Trừ bạc hà và mang tiêu thì tất cả các nguyên liệu còn lại đều cho vào chảo để rang giòn. Sau đó cho thêm mang tiêu vào tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 10g bột đem sắc với nước và uống trong ngày.

Thuốc Đông y giúp điều trị bệnh lâu dài, bên vững, hạn chế tái phát
Thuốc Đông y giúp điều trị bệnh lâu dài, bên vững, hạn chế tái phát

Bài thuốc chữa viêm họng hạt thể khí hư

Người bệnh dùng các vị thuốc như Hoàng kỳ 24g, Thăng ma 12g, Sài hồ 12g, Thiên hoa phấn 12g, Bạch truật 12g, Nhân sâm 12g, Trần bì 12g, Đương quy 12g, Cam thảo 10g. Các nguyên liệu trên cho vào ấm đun với 1,8 lít nước. Tiếp tục đun đến khi nước cạn còn 200ml rồi tắt bếp. Uống bài thuốc này ngay khi còn ấm nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng hạt thể đàm hỏa

Người bệnh chuẩn bị Quất hồng bì 16g, Xương bồ 10g, Nhân sâm 8g, Trúc nhự 8g, Cam thảo 10g, Chỉ thực 10g, Đởm linh 10g, Bán hạ 20g, Phục kinh 16g, Sinh khương 5 lát. Cho toàn bộ nguyên liệu trên đem sắc với 1,2 lít nước. Khi nước sôi cạn còn 120ml thì tắt bếp. Dùng nước thuốc này chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

Dinh dưỡng cho người bệnh

Chế độ ăn uống đối với người bị viêm họng hạt có mủ vô cùng quan trọng. Để giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế gặp phải biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chú ý sử dụng các loại thực phẩm sau.

Thực phẩm nên dùng:

  • Thực phẩm giàu vitamin: Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E như cá béo, ớt chuông, khoai lang, rau xanh,… để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Thực phẩm có tính kháng viêm: Bao gồm các loại thực phẩm như tỏi, gừng, mật ong, nghệ, hành,… Chúng có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngừa nấm, giúp loại bỏ các ổ viêm và hỗ trợ chữa lành niêm mạc.
  • Thực phẩm chứa Protein: Nhóm thực phẩm này có tác dụng cung cấp nhiều năng lượng dồi dào cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch để các tổn thương ở niêm mạc nhanh chóng hồi phục. Những thực phẩm người bệnh nên dùng như sữa chua, trứng, ức gà, yến mạch, sữa, bông cải xanh,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Bao gồm bơ, tôm, cua, hàu, lòng đỏ trứng, đậu, củ cải trắng, ngao, sò, nấm, súp lơ, rau chân vịt,.. Nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Thực phẩm không nên dùng:

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm tại cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng phản ứng ho khan, ho có đờm và ngứa rát họng.
  • Thực phẩm cứng, khô: Người bệnh không nên ăn các loại hạt, bánh quy, bánh mì, lương khô, snack,… Bởi những loại thực phẩm này có thể gây cọ sát vào niêm mạc họng, làm tăng cảm giác đau rát và nghẹn ở cổ.
  • Thực phẩm chứa arginine: Bao gồm các loại hạnh nhân, lúa mì, socola, bơ đậu phộng,… Bởi chúng có thể khiến vi khuẩn và virus phát triển mạnh mẽ, gây cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Chất kích thích: Người bệnh nên tránh dùng rượu, bia, cà phê, thuốc lá… vì chúng làm tăng thân nhiệt, gây mất nước, khiến cơ thể mệt mỏi, làm suy giảm hệ miễn dịch và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bệnh nên hạn chế dùng đồ ăn cay để tránh gây kích ứng niêm mạc
Người bệnh nên hạn chế dùng đồ ăn cay để tránh gây kích ứng niêm mạc

Phòng ngừa viêm họng hạt có mủ

Bệnh viêm họng hạt có mủ hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:

  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, virus trong khoang miệng.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý như viêm họng cấp, viêm xoang, viêm mũi, trào ngược dạ dày,…
  • Giữ ấm cơ thể ngay khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là vùng mũi họng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những chất dị nguyên như khói bụi, khói xe, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh viêm họng hạt bởi đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua nước bọt có chứa vi khuẩn.
  • Tắm bằng nước ấm trong phòng kín và lau khô người trước khi mặc quần áo.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với những nơi đông người.
  • Không thức khuya, nên nghỉ ngơi hợp lý và đi ngủ đúng giờ để cơ thể được phục hồi.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, đặc biệt là phòng ngủ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng hạt có mủ. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng với rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của mình.

4.7/5 - (4 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?