Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là một trong những bệnh lý thường gặp ở bà bầu. Bệnh lý này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do đó, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách điều trị để sớm loại bỏ căn bệnh này là việc làm hết sức cần thiết.

Thế nào là viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng hệ tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công. Nó có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của đường tiết niệu như: Niệu quản, bàng quang…

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là triệu chứng thường gặp
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là triệu chứng thường gặp

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu là tình trạng rất thường gặp, nhất là trong tháng 6 tháng đầu thai kỳ. Trong thời gian này sức đề kháng của mẹ bầu rất kém, là điều kiện để các vi khuẩn có thể xâm nhập vào một cách dễ dàng.

Khi mang thai, mẹ bầu có thể bị viêm đường tiết niệu ở ba vị trí sau:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Ở vị trí này mẹ bầu sẽ không gặp các triệu chứng cụ thể. Chỉ khi nào có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với vi khuẩn thì mới biết bản thân đã mắc bệnh. Trường hợp này, bệnh phát triển âm thầm. Nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng và khó điều trị.
  • Nhiễm trùng bàng quang: Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu sẽ cảm thấy bụng lúc nào cũng nặng và muốn đi tiểu. Khi đi tiểu mẹ bầu sẽ thấy đau rát, thậm chí có dấu hiệu sốt. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phát triển thành mãn tính và rất khó điều trị.
  • Nhiễm trùng thận: Viêm đường tiết niệu khi mang thai ở vị trí thận (nhiễm trùng) là tình trạng nghiêm trọng nhất. Nó có thể phát triển thành nhiễm trùng đường huyết và đây là mức độ rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt nó cũng có thể gây nguy cơ sinh non, lưu thai.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân đầu tiên gây viêm đường tiết niệu ở bà bầu đó là do vi khuẩn (E coli, Chlamydia). Sau khi xâm nhập vào cơ thể các vi khuẩn này sẽ đi vào máu. Tiếp đó nó tiến dần vào hệ tiết niệu, di chuyển tới cơ quan khác như thận, bàng quang và gây viêm nhiễm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm đường tiết niệu ở bà bầu có thể do một số nguyên nguyên nhân sau: 

  • Hệ miễn dịch kém: Khi mang thai, các yếu tố miễn dịch trong mẹ bầu sẽ bị suy giảm. Vi khuẩn lợi dụng xâm nhập, cơ thể không đủ sức đề kháng sẽ gây nên bệnh. Đó là lý do vì sao viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu là dễ  gặp nhất.
  • Hormone thay đổi: Khi có thai, nhiều loại hormone trong cơ thể sẽ được tiết ra để bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên cũng chính vì điều này mà nó làm ống niệu quản bị giãn cơ và làm chậm tốc độ dòng chảy của nước tiểu. Lúc này nước tiểu có tính kiềm cao và khi ở đường tiết niệu lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.
  • Hình thể và giải phẫu cơ thể thay đổi: Khi mang thai tử cung sẽ phát triển làm chèn ép lên niệu quản và bàng quang. Đó là lý do vì sao bàng quang không thể thải hết nước tiểu ra ngoài khiến lượng nước tiểu còn đọng lại,. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, gây viêm nhiễm.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu có triệu chứng như thế nào?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên đa số mẹ bầu sẽ không gặp biểu hiện cụ thể nào, đặc biệt khi cơ thể ở trạng thái bình thường. Bệnh chỉ có thể được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu hoặc khám sàng lọc trước sinh.

Khi mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có thể đau rát, sốt, buồn nôn
Khi mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có thể đau rát, sốt, buồn nôn
  • Ở một số ít trường hợp, viêm đường tiết niệu ở bà bầu sẽ có triệu chứng rõ ràng. Cụ thể như căng tức bụng dưới, thường xuyên thấy buồn tiểu. Ở một số bà bầu sẽ thấy tiểu rắt tiểu buốt đau, hoặc nước tiểu có màu hồng.
  • Ngoài ra người bệnh bị viêm đường tiết niệu còn có thể gặp một số triệu chứng như: Sốt cao, ớn lạnh, đau bụng dưới, nôn mửa.
  • Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai cũng có thể gặp triệu chứng như như nước tiểu có máu và có mủ. Đây là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng, nguy hiểm như nhiễm trùng thận hay suy thận.

Có thể nói viêm đường tiết niệu khi mang thai là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Do đó, nếu phát hiện bất cứ triệu chứng nào mẹ bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Bạn không nên chủ quan, để bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở bà bầu

Như đã nói ở trên, viêm đường tiết niệu khi mang thai là một trong những bệnh lý không có triệu chứng rõ ràng. Do đó để phát hiện bệnh, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Ngoài thăm khám lâm sàng, cách để chẩn đoán viêm đường tiết niệu chính xác nhất đó là tiến hành các xét nghiệm. Chúng vừa đảm bảo an toàn lại không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ. Các phương pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Thông thường trong các kỳ khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm nước tiểu. Kết quả xét nghiệm sẽ tìm thấy điểm bất thường ở trong nước tiểu. Để đưa ra kết quả chính xác, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm khác.
  • Xét nghiệm vi sinh để tìm vi khuẩn trong nước tiểu: Khi bác sĩ nghi ngờ mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu sẽ chỉ định tiến hành cấy nước tiểu. Biện pháp này sẽ cho biết chính xác loại vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu. 
  • Siêu âm hoặc chụp X quang: Hình ảnh siêu âm hoặc hình ảnh từ chụp X-quang sẽ cho thấy các vị trí viêm đường tiết niệu rõ nhất. Từ đó bác sĩ có thể biết được tình trạng mẹ bầu gặp phải là nặng hay nhẹ. Từ đó có biện pháp điều trị thích hợp với mẹ bầu. Tuy nhiên biện pháp chụp X-quang sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi ghi nên nên ít được các bác sĩ sử dụng.
  • Tiến hành nội soi: Đây là một trong những biện pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai cho hiệu quả khả quan. Theo đó bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi vào cơ quan đường tiết niệu của mẹ bầu theo đường miệng hoặc mũi. Hình ảnh từ ông nội soi sẽ cho biết mẹ bầu có bị viêm đường tiết niệu hay không.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu phải làm sao?

Biện pháp để loại bỏ tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai tốt nhất đó chính là áp dụng các cách điều trị từ Đông y, Tây y hay các bài thuốc dân gian. Theo đó, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:

Chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu bằng Tây y

Theo Tây y viêm đường tiết niệu bắt đầu từ nguyên nhân nhiễm trùng. Do đó để loại trừ vi khuẩn gây bệnh thì cần phải dùng kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi là:

Thuốc Nitrofurantoin chữa viêm đường tiết niệu cho mẹ bầu
Thuốc Nitrofurantoin chữa viêm đường tiết niệu cho mẹ bầu

Nhóm beta-lactam: Đây là nhóm thuốc kháng sinh lành tính có độ an toàn cao cho mẹ bầu. Một số loại kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam như:

  • Penicillin, cephalexin: Mỗi ngày  dùng 2g  và mỗi  mỗi ngày làm bốn lần.
  • Thuốc Ampicillin kết hợp với Sulbactam: Ngày dùng 4 lần mỗi lần 3g

Thuốc Nitrofurantoin: Đây là loại kháng sinh rất tốt cho mẹ bầu, có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc thường được sử dụng đơn lẻ và cho thấy hiệu quả cao. Mỗi ngày uống 100mg 1 lần vào buổi sáng. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn nên mẹ bầu cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh: 

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Chỉ nên uống thuốc trong 1 tuần
  • Không tự ý thay đổi thuốc, dùng thuốc uống hoặc tăng giảm liều lượng của thuốc
  • Sau khi hết đợt điều trị, nếu quá trình kiểm tra vẫn thấy vi khuẩn trong nước tiểu thì cần phải đổi loại thuốc khác.

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng Đông y

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu còn có thể điều trị bằng Đông y. Đây là phương pháp được nhiều người thực hiện vì thuốc Tây y có nguy cơ gây hại cho cho em bé. Do đó ứng dụng các thảo dược tự nhiên trong y học cổ truyền rất được quan tâm. 

[pr_middle_post]

Đông y giúp loại bỏ viêm đường tiết niệu an toàn
Đông y giúp loại bỏ viêm đường tiết niệu an toàn

Ưu điểm của phương pháp này là không gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Một số bài thuốc Đông y chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu phổ biến như:

Bài thuốc từ kim tiền thảo

  • Nguyên liệu gồm: Kim tiền thảo kết hợp với các loại nguyên liệu khác như củ hoa hiên, tiểu kế, trúc diệp,  xa tiền tử… Liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
  • Sử dụng: Các nguyên liệu rửa sạch phơi khô, cho lên chảo sao vàng. Sau đó cho các dược liệu vào ấm sắc với 1 lít nước. Đun đến khi nào nước cạn chỉ còn khoảng 300 ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc uống ngày ba lần.

Bài thuốc từ quả địa phu

Nguyên liệu gồm: Lấy quả địa phu kết hợp với sa nhân, đỗ trọng, ké đầu ngựa, đậu biếc hoặc vỏ tranh.

Áp dụng: Các dược liệu đem rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm sắc với nửa lít nước. Đun đến khi nào nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành hai lần uống vào các buổi sáng và tối trong ngày. 

Lưu ý khi dùng các bài thuốc thuốc đông y điều trị bệnh:

  • Thuốc Đông y có tác dụng chậm nên người dùng cần phải kiên trì dùng trong một thời gian.
  • Sử dụng thuốc Đông y chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai thường lỉnh kỉnh nên người bệnh cần sắp xếp thời gian hợp lý, tránh gián đoạn.

Trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai bằng thuốc dân gian

Viêm đường tiết niệu ở bà bầu cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Đây là các mẹo được lưu truyền từ thời cha ông ta và vẫn được sử dụng đến ngày nay. Ưu điểm của các bài thuốc này là đơn giản dễ làm, lành tính, ít tốn kém. Tuy nhiên nó chỉ nên áp dụng cho những người bệnh nghệ chưa gặp biến chứng.

Dùng bạc hà chữa viêm đường tiết niệu

Trong bạc hà có nhiều thành phần phần dinh dưỡng như: Vitamin A, vitamin C, tinh dầu nên có tính kháng khuẩn rất cao. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, các chất trong bạc hà có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn như: S. aureus, Salmonella…

Để dùng lá bạc hà chữa viêm đường tiết niệu tại nhà khi mang thai, mẹ bầu hãy hái một nắm lá tươi, rửa sạch. Tiếp đó cho lá bạc hà vào ấm đun với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 – 15 phút. Dùng nước lá bạc hà uống hàng thay nước lọc. Sử dụng liên tiếp trong 7 ngày sẽ thấy các triệu chứng của viêm đường tiết niệu thuyên giảm.

Cam và dừa non chữa viêm đường tiết niệu

Cam là loại quả có nhiều vitamin C, trong khi đó dừa non có lượng acid lauric rất lớn. Cho nên khi kết hợp cam và dừa non sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Đặc biệt nó rất phù hợp cho người phụ nữ đang mang thai.

Để chữa viêm đường tiết niệu bằng cam và dừa non, bạn hãy lấy khi một quả cam vắt nước và nước của một quả dừa non con pha với nhau. Tùy khẩu vị của mỗi người bạn có thể pha thêm đường để uống. Uống nước cam và dừa non trong 10 đến 14 ngày sẽ cho hiệu quả rất tốt.

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Ngoài các cách chữa viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai kể trên, để ngăn ngừa bệnh bạn có thể áp dụng các cách phòng tránh sau:

Viêm đường tiết niệu khi mang thai cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến thai nhi
Viêm đường tiết niệu khi mang thai cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến thai nhi
  • Uống đủ nước lọc hàng ngày. Biện pháp này giúp nước tiểu loãng và nhanh được đào thải ra bên ngoài, không tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại trái cây tươi như bưởi, cam, quýt, bổ sung sữa chua để nâng cao sức khỏe.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn có nhiều dầu mỡ vì nó có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Khi buồn đi vệ sinh cần phải đi ngay, hạn chế nhịn vì nó có thể gây nguy hiểm cho thận
  • Vào thời điểm cuối thai kì khi bụng to mẹ bầu vẫn không nên quên vệ sinh thân thể, nhất là vùng kín.
  • Để tránh vi khuẩn lây nhiễm ngược từ trực tràng đến hậu môn, khi đi vệ sinh cần lau từ trước ra sau, không lau ngược lại.
  • Mẹ bầu nên hạn chế mặc đồ bó sát ôm cơ thể. Theo đó mẹ bầu nên mặc đồ thoáng khí khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai nếu không được điều trị cẩn thận sẽ phát triển thành gặp biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai nhi. Cho nên khi mang thai mẹ bầu cần hết sức chú ý tới các triệu chứng để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?