Viêm da trẻ em: Nguyên nhân gây bệnh do đâu và cách điều trị

Viêm da trẻ em là một trong những tình trạng bệnh da liễu phổ biến, gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng. Có nhiều tình trạng bệnh viêm da ở bé khác nhau, mỗi bệnh lý sẽ có phương pháp điều trị riêng cha mẹ cần lưu ý, để có giải pháp điều trị kịp thời cho con nhỏ.

Viêm da trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Đây là tình trạng bệnh viêm nhiễm, tổn thương, bong tróc, mụn nhọt bất thường xuất hiện trên làn da của trẻ nhỏ. Viêm da trẻ em cũng là tình trạng bệnh lý về da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ. Bởi, đây là nhóm đối tượng có cơ địa nhạy cảm, làn da mỏng manh, sức đề kháng yếu rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus, nấm,… tấn công gây ra các tình trạng bệnh viêm nhiễm trên da.

Viêm da trẻ em là các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da ở trẻ
Viêm da trẻ em là các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da ở trẻ

Viêm da trẻ em có nguy hiểm không? – Trả lời vấn đề này theo nhiều chuyên gia Da liễu, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. 

Tuy nhiên cha mẹ cũng tuyệt đối không chủ quan với các bệnh lý này, bởi viêm da không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ làn da của trẻ. Mà các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu khiến bé quấy khóc, mệt mỏi, gầy yếu. Nguy hiểm hơn, nếu mắc phải các bệnh viêm da như mề đay, vảy nến, mụn nhọt… có thể dẫn đến mãn tính, khó điều trị bệnh tái phát liên tục và dai dẳng suốt đời.

Các triệu chứng viêm da ở trẻ nhỏ thường gặp

Có nhiều tình trạng viêm da ở trẻ em như mề đay, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chốc lây, viêm nang lông, viêm da do nấm, mụn nhọt, lang ben, á sừng, vảy nến,… Mỗi tình trạng bệnh sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau trên da. Cha mẹ cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường trên da để kịp thời có phương pháp khám, điều trị bệnh.

Một số triệu chứng viêm da có thể gặp phải ở trẻ nhỏ như:

Triệu chứng của bệnh là trên da xuất hiện các mụn gây ngứa ngáy, khó chịu
Triệu chứng của bệnh là trên da xuất hiện các mụn gây ngứa ngáy, khó chịu
  • Ngứa ngáy: Trẻ thường xuyên bị ngứa ngáy khó chịu ở tất cả các vùng da, dù đã vệ sinh rất sạch sẽ nhưng trẻ vẫn bị ngứa
  • Mụn mủ: Trên da bé xuất hiện các mụn mủ, nhọt đinh có đầu trắng, sưng tấy đỏ, đau nhức và kèm theo dấu hiệu sốt. 
  • Nổi mẩn, phát ban: Da xuất hiện các nốt mẩn ban đỏ thành từng vùng với kích thước khác nhau, khiến da sần đỏ, sưng tấy.
  • Bong tróc: Da khô ráp, bong tróc có vẩy trắng kèm triệu chứng ngứa ngáy
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn: Các triệu chứng viêm da khiến trẻ khó chịu thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn và mất ngủ vào ban đêm.
  • Sốt nhẹ: Trong nhiều trường hợp trẻ bị viêm da, mề đay, nổi mụn nhọt có thể xuất hiện triệu chứng sốt. Đây là tình trạng viêm nhiễm nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và xử lý sớm.

Ngay khi thấy da của bé xuất hiện các triệu chứng bất thường, cha mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời cho trẻ. Tuyệt đối không để da bé bị viêm nhiễm, tổn thương nặng, diễn tiến thành mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. 

Viêm da ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân viêm da trẻ em có thể là những yếu tố bên trong cơ thể liên quan đến cơ địa, thể chất, bệnh lý nền, di truyền hoặc do những tác động từ bên ngoài môi trường các loại vi khuẩn, virus, nấm,… Mỗi nguyên nhân sẽ gây ra các tình trạng bệnh khác nhau.

Theo đó, các chuyên gia chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến như:

Viêm da trẻ em do vi khuẩn

Có thể nhiều người không biết rằng, trên da luôn tồn tại rất nhiều các tạp khuẩn, vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… đặc biệt ở những vị trí thường xuyên có nhiều mồ hôi như kẽ chân, tay, nếp gấp trên da,… Khi cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, các vi khuẩn này sẽ không thể tấn công, gây bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp sức đề kháng yếu, vệ sinh da không tốt, da bị trầy xước,… các vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công và gây viêm da mủ nguy hiểm. 

Nguyên nhân do virus

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm da trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm da trẻ em

Có nhiều loại virus gây bệnh viêm da ở trẻ nhỏ, mỗi loại sẽ dẫn đến các tình trạng bệnh khác nhau như: virus herpes, virus tay chân miệng Coxsackie A và Enterovirus, virus gây bệnh thủy đậu Varicella zoster, virus gây bệnh chàm,…

Viêm da do bị côn trùng đốt

Một số trường hợp, trẻ nhỏ vô tình tiếp xúc với dịch nhầy tiết của côn trùng chứa độc tố hoặc bị côn trùng cắn cũng có thể dẫn đến viêm da. Đặc biệt, khi bị côn trùng cắn khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, gãi nhiều gây trầy xước, bỏng rát trên da có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm và khiến bệnh diễn tiến nặng hơn. 

Các bệnh viêm da trẻ em thường gặp

Ở trẻ nhỏ có một số tình trạng bệnh viêm da khá phổ biến và nhiều bé gặp phải. Các bệnh lý này nếu không được xử lý sớm, đúng cách có thể diễn tiến nặng và gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da của bé sau này cũng như một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Một số bệnh lý viêm da ở trẻ em thường gặp có thể kể đến như:

Chàm sữa 

Bệnh này hay còn gọi là lác sữa rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện các mẩn đỏ, mảng hồng ban kèm mụn nước, có thể chạy dịch vàng, da thô ráp,… khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc và khó chịu, trường hợp các mụn này vỡ có thể dẫn đến nhiễm trùng. 

Chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí 2 bên má, mọc đối xứng, các nếp gấp và có thể lan ra toàn thân. Bệnh này không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên nếu trẻ khoảng 6 tuổi vẫn còn bị chàm sữa thì bệnh sẽ kéo dài đến khi trưởng thành.

Bệnh viêm da có mủ ở trẻ do tụ cầu khuẩn

Viêm da tụ cầu ở trẻ là bệnh thường xảy ra ở nang lông. Triệu chứng ban đầu là lỗ chân lông sưng đỏ, đau, ngứa ngáy và sau tụ thành mụn nhỏ có mủ đầu trắng. Sau vài ngày các mụn mủ khô để lại vùng da vảy tiết nâu sẫm và bong đi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng các mụn nhọt có đầu đinh hoặc nhọt ổ gà sẽ rất đau đớn và nguy hiểm.

Bệnh chốc lở

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở vùng đầu, cổ, mặt, chân, tay,… da xuất hiện mụn nước có hình tròn, viền đỏ quầng hơi sưng. Ban đầu các mụn nước thường trong sau chuyển sang màu đục. Khi chuyển sang giai đoạn phỏng nước, mủ sẽ rất nhanh kết vảy tiết vàng, dưới lớp vảy da thường chợt đỏ, không cộm. Các tổn thương này có thể xuất hiện ở toàn thân kèm theo sốt và có nguy cơ dẫn đến viêm cầu thận cấp, phù nề,…

Bệnh rôm sảy

Đây là bệnh lý viêm da rất phổ biến ở trẻ nhỏ, hầu hết các bé đều mắc phải tình trạng này. Bệnh phổ biến vào mùa hè do trẻ ra nhiều mồ hôi và không được vệ sinh tốt.

Biểu hiện của bệnh là trên da xuất các nốt mẩn đỏ, sần màu hồng mọc thành từng cụm dày đặc hoặc lan khắp cơ thể. Các vị trí thường bị rôm sảy là vùng da ở cổ, mặt, vùng nếp gấp như da nách, bẹn,… Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, sinh hoạt của bé. 

Hăm tã

Bệnh thường gặp ở trẻ từ 8 – 10 tháng tuổi, nhất là bé có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh là do bé dùng các loại tã bỉm không chất lượng, gây kích ứng da. Bệnh điển hình với các triệu chứng da nóng đỏ, đau rát ở các vùng quấn tã như bụng dưới, đùi và mông,…

Để ngăn ngừa tình trạng bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần chú ý chọn loại tã tốt, chất lượng và không kích ứng cho bé. Đặc biệt vào mùa hè, nóng bức cha mẹ nên hạn chế đóng bỉm cho con và thay thường xuyên 4 tiếng/lần.

Bệnh Mụn nhọt ở trẻ nhỏ

Đây là bệnh lý da liễu gây ra bởi các loại vi khuẩn, nấm tấn công da khi thời tiết nóng ẩm và việc vệ sinh da cho bé không sạch sẽ, chế độ ăn uống không cân đối, khoa học. Biểu hiện của bệnh là vùng nang lông bị viêm, sưng đỏ, có mủ kèm theo tình trạng sốt, đau nhức ở bé. Các mụn này sẽ nhanh chóng bị vỡ và khô lại nếu như được xử lý đúng cách.

Mụn sữa

Tình trạng mụn sữa hay còn gọi là nang khê rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh là trên da xuất hiện những mụn nhỏ li ti trên má, cằm, trán và lưng, đặc biệt nhiều khi thời tiết nắng nóng, da trẻ bị dị ứng. 

Mụn sữa có thể xuất hiện trên da của bé ngay khi vừa ra đời hoặc vài tuần sau sinh, các triệu chứng này có thể tự hết sau vài tuần mà không cần điều trị, dùng thuốc.

Chữa bệnh viêm da ở trẻ em như thế nào?

Bệnh viêm da ở trẻ em cần được điều trị sớm ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Bởi làn da của trẻ rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu nếu không được xử lý tốt bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé cũng như thẩm mỹ làn da sau này.

Tùy vào từng tình trạng bệnh, nguyên nhân gây viêm da, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số giải pháp điều trị viêm da trong trường hợp có thể kể đến như:

Chữa viêm da cho trẻ nguyên nhân do vi khuẩn

Trường hợp trẻ gặp các tình trạng viêm da do vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu gây chốc lở, việc đầu tiên cần làm là xử lý vệ sinh vùng da tổn thương. Mẹ có thể sử dụng các loại thuốc milian, xanh methylen 1%, eosin 2% hoặc một số loại kháng sinh dạng bôi tại chỗ để ngăn chặn ngay tình trạng tổn thương trên da.

Cùng với đó, cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé, sử dụng các loại khăn tắm, khăn mặt, quần áo bằng vải mềm, dịu nhẹ, rộng rãi, thoải mái để không cọ xát làm da bị trầy xước và khiến tổn thương nặng hơn.

Bệnh viêm da ở trẻ nhỏ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh viêm da ở trẻ nhỏ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị viêm da do virus

Trường hợp mắc các tình trạng viêm da do virus như thủy đậu, tay chân miệng, chàm,… bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để kiểm soát hoàn toàn triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số kháng sinh dạng uống hoặc tiêm điều trị virus từ bên trong. Viêm da do virus cũng có thể đi kèm một số triệu chứng ho, sốt,… trẻ sẽ cần phải dùng thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng ho, sốt.

Điều trị viêm da do chất tiết côn trùng

Nhiều trường hợp viêm da do chất tiết côn trùng trẻ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chất tiết côn trùng chứa nhiều độc tố, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý tốt nhất.

Ngay khi phát hiện trẻ bị nhiễm chất tiết côn trùng, mẹ nên nhanh chóng làm sạch vùng da có tiếp xúc với côn trùng bằng nước hoặc xà phòng. Sau đó bôi thuốc sát khuẩn ngoài da như milian, eosine, kem corticoid, hồ nước, cetirizin hoặc chlorpheniramine trị ngứa,… để giảm nhanh chóng các triệu chứng bất thường của bệnh. 

Với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau, viêm da ở trẻ em cần có phương pháp điều trị riêng để có thể mang lại hiệu quả tốt, an toàn. Do đó, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc chữa viêm da cho con, cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.

Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm da trẻ em

Trừ những trường hợp trẻ bị viêm da do bẩm sinh, cơ địa thì các tình trạng bệnh khác hoàn toàn có thể phòng tránh qua việc thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh, chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ hàng ngày của bố mẹ. Theo đó, để chăm sóc và ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý về da liễu, viêm da, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:

Mẹ nên sử dụng các sản phẩm làm mềm da, dưỡng da cho bé
Mẹ nên sử dụng các sản phẩm làm mềm da, dưỡng da cho bé
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé. Mẹ cần tắm rửa hàng ngày cho con nhỏ nhất là mùa hè để da của bé luôn sạch sẽ, thông thoáng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh tích tụ.
  • Lựa chọn cho trẻ quần áo thoải mái, vài dịu nhẹ, dễ thấm mồ hôi và rộng rãi để không cọ xát vào da của bé.
  • Giữ vệ sinh quần áo, chăn màn, khăn tắm… của bé luôn sạch sẽ.
  • Làm sạch môi trường sống, nhà cửa để hạn chế những tác nhân gây kích ứng có thể tấn công làn da của bé.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho con, bổ sung nhiều chất xơ, trái cây, vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng của bé để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, vi khuẩn, virus tấn công.
  • Mẹ nên đưa con đi tiêm vac-xin để phòng tránh các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Viêm da trẻ em là tình trạng bệnh lý thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, cha mẹ cũng tuyệt đối không chủ quan, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa bệnh diễn tiến gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, sự phát triển và làn da của bé. 

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?