Viêm Da Tiết Bã Ở Mặt: Hướng Dẫn Cách Điều Trị Phù Hợp Mọi Loại Da

Viêm da tiết bã ở mặt gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da kèm theo nguy cơ thâm sẹo khó phục hồi. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở một diện tích nhỏ hoặc toàn khuôn mặt, gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm những kiến thức hữu ích giúp nhận diện, điều trị và phòng ngừa tối ưu nhất tình trạng này.

Viêm da tiết bã ở mặt – dấu hiệu nhận biết

Viêm da tiết bã hay còn gọi là chàm tiết bã, là dạng bệnh mãn tính chủ yếu khởi phát trên những đối tượng có làn da dầu. Trong đó, viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh (tình trạng “cứt trâu”) là một trong những dạng phổ biến nhất. Viêm da tiết bã ở mặt xảy ra khi vùng da mặt không được chăm sóc và làm sạch đúng cách. Dẫn tới bụi bẩn và dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông. Mặt khác, ở một số người da dầu, sự rối loạn trong hoạt động của tuyến bã nhờn cũng là nguy cơ khiến bệnh bùng phát.

Viêm da tiết bã ở mặt gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da
Viêm da tiết bã ở mặt gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da

Viêm da tiết bã ở mặt nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ sẹo thâm, nhiễm trùng huyết, bội nhiễm. Các dấu hiệu xuất hiện gần vùng mắt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh giác mạc… Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu trên da như:

  • Viêm da dầu ở mặt khiến da luôn ửng đỏ, trở nên mỏng hơn và dễ tổn thương.
  • Da bị viêm da tiết bã thường có cảm giác ngứa râm ran hoặc châm chích.
  • Xuất hiện các vảy da màu trắng đục, bong tróc ở những khu vực nhiều dầu như vùng chữ T và hai bên má.
  • Vùng da bị bệnh có thể lan ra sau tai, trán hoặc da đầu.

Những nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở mặt

Viêm da tiết bã ở mặt có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần dưới sự tác động của các yếu tố khách quan và hoạt động của tuyến bã nhờn. Chính vì vậy, chủ động nắm bắt những nguyên nhân gây viêm da tiết bã sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn điều trị “đúng người, đúng bệnh”, kiểm soát tốt nhất khả năng tái phát.

Viêm da tiết bã ở mặt có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Viêm da tiết bã ở mặt có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Vi khuẩn, nấm ngứa: Mặc dù là căn bệnh tự miễn, nhưng viêm da tiết bã ở mặt có thể khởi phát do sự kích thích từ các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là nấm men malassezia.
  • Thói quen vệ sinh da: Tuyến bã nhờn thường hoạt động mạnh ở vùng da mặt. Chính vì vậy, nếu quá trình làm sạch da không được đảm bảo sẽ khiến bụi bẩn đọng lại tại các lỗ chân lông, gây bít tắc, khiến da không hấp thu được các dưỡng chất, hình thành tổn thương, mụn trứng cá, thiếu ẩm.
  • Di truyền: Viêm da tiết bã ở mặt dù không lây lan mạnh mẽ từ người sang người nhưng lại có đặc điểm di truyền cận huyết. Tỷ lệ di truyền các bệnh lý mãn tính sang con cái có thể lên tới 70%.
  • Thói quen dưỡng da: Khi da không có đủ độ ẩm cần thiết, tuyến bã nhờn sẽ được kích thích hoạt động mạnh mẽ hơn để bù đắp dẫn tới hiện tượng đổ dầu thừa, tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, thói quen sờ tay lên mặt, gãi ngứa hoặc nặn mụn cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và cư trú trên da.
  • Thời tiết thay đổi: Da thường dễ mất nước vào mùa đông hanh khô nên viêm da tiết bã ở mặt có xu hướng tăng cao vào thời điểm này.

Viêm da tiết bã có tự hết không?

Viêm da dầu ở mặt với đặc điểm tiến triển phức tạp, dai dẳng, nguy cơ tái phát cao trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh. Các dấu hiệu trên da có thể thuyên giảm hoặc thậm chí được cải thiện chỉ sau vài tuần điều trị. Trái với suy nghĩ của nhiều người, viêm da tiết bã là căn bệnh mãn tính, xảy ra do sự rối loạn tuyến bã nhờn và tác động từ dị nguyên nên rất khó để điều trị tận gốc và không có khả năng tự khỏi.

Viêm da dầu ở mặt với đặc điểm tiến triển phức tạp
Viêm da dầu ở mặt với đặc điểm tiến triển phức tạp

Nếu chủ quan để lâu, bệnh có thể kéo dài nhiều năm, gây tổn thương da, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo thâm khó phục hồi. Chính vì vậy, ngay từ những dấu hiệu ban đầu, bạn nên tới thăm khám hoặc tiếp nhận điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, tham khảo tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.

Cách chữa viêm da dầu ở mặt

Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả dưới đây:

Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc Tây y giúp điều trị hiệu quả và khắc phục nhanh các biểu hiện của viêm da tiết bã ở mặt. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ gây tổn thương do tác dụng phụ ngoài ý muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia và tuân thủ theo đúng phác đồ chỉ định. 

Một số loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờncó thể được sử dụng như:

  • Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt theo dạng kem bôi là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Một số sản phẩm phổ biến như Hydrocortisone, Metrogel, Tacrolimus, Kem Calamine, MetroLotion, Pimecrolimus có khả năng giảm ngứa, loại bỏ nấm da, kháng viêm, làm liền vết thương. Tuy nhiên, bạn nên đặc biệt cẩn trọng khi áp dụng cho vùng da gần mắt hoặc miệng.
  • Thuốc uống điều trị bên trong: Các sản phẩm dạng viên uống được chỉ định dùng song song với phương pháp điều trị ngoài da hoặc trong trường hợp tổn thương diện rộng, diễn biến kéo dài. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ, thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm, các loại vitamin, bổ sung kẽm…

Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt tại nhà

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là giải pháp được không ít người bệnh tìm kiếm, đặc biệt trong điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Mặc dù đảm bảo được tính an toàn, không tác dụng phụ nhưng hầu hết các mẹo dân gian chỉ phù hợp ứng dụng trong vai trò hỗ trợ hoặc trên các bệnh nhân mới khởi phát, hoàn toàn không thể thay thế thuốc đặc trị.

  • Giấm táo: Để sát khuẩn, giảm ngứa và kiềm dầu hiệu quả, người bệnh có thể hòa 3 thìa giấm táo với 2 chén nước lọc. Sau đó bôi đều lên da mặt.
  • Nha đam: Việc bôi trực tiếp nhựa cây nha đam lên da sẽ giúp cấp ẩm và làm mềm nhanh chóng, cải thiện cảm giác căng rát, ngứa ngáy, đồng thời loại bỏ nhẹ nhàng vi khuẩn và nấm.
  • Dâu tây: Nghiền nát 3 trái dâu tây với 2 thìa dầu olive, trộn đều và đắp lên mặt sẽ giúp cung cấp vitamin C làm đều màu da, giảm thâm, loại bỏ dầu thừa.

Viêm da tiết bã ở mặt – hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả

Sau đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc viêm da dầu ở mặt và tái đi tái lại nhiều lần.

Hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả
Hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả
  • Rửa mặt đúng cách, đảm bảo làm sạch da toàn diện, tránh dùng lực quá mạnh có thể gây vết thương hở hoặc chảy xệ các cơ.
  • Không sờ tay lên mặt, đảm bảo chăn, ga và khăn mặt đều được làm sạch.
  • Ưu tiên bổ sung chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất trong bữa ăn.
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng hằng ngày mỗi khi ra ngoài.
  • Tránh xa các thực phẩm có hại, chứa nhiều dầu mỡ hoặc vị cay nóng.
  • Mỗi mùa sẽ có đặc điểm về nhiệt độ, mức độ ẩm trong không khí và cường độ tia cực tím khác nhau. Từ đó đòi hỏi người bệnh cần chủ động nắm bắt và thay đổi phương pháp chăm sóc phù hợp. 

Mong rằng qua những kiến thức mà bài viết cung cấp đã giúp độc giả có cái nhìn toàn diện nhất về căn bệnh viêm da tiết bã ở mặt. Từ đó tránh được tâm lý chủ quan, thiếu hiểu biết khi điều trị và tích lũy kinh nghiệm bổ ích để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?