Viêm Da Tiết Bã Nhờn Có Chữa Được Không? Cách Phục Hồi

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không là thắc mắc được nhiều độc giả quan tâm. Bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những tổn thương lớn trên da, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm và ảnh hưởng tới tâm lý. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới độc giả thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị viêm da tiết bã nhờn hiệu quả nhất hiện nay.

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Bao lâu thì khỏi

Viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu) khởi phát chủ yếu do sự rối loạn trong hoạt động của tuyến bã nhờn và sự tác động của các yếu tố bên ngoài (thói quen vệ sinh, dinh dưỡng, di truyền, khói bụi…). Bệnh có thể khởi phát ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như viêm da tiết bã nhờn ở mặt, da đầu, lưng, ngực….

Viêm da tiết bã được xếp vào dạng bệnh mãn tính
Viêm da tiết bã được xếp vào dạng bệnh mãn tính

Viêm da dầu thường tiến triển chậm hơn các bệnh lý ngoài da khác như chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng… Tuy nhiên, các biểu hiện ngoài da có xu hướng tiến triển phức tạp, dai dẳng, gây nên các mảng da đỏ rát, ngứa ngáy và bong tróc mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, không ít người bệnh đã đặt câu hỏi liệu viêm da tiết bã nhờn có chữa được không. 

Trên thực tế, viêm da tiết bã được xếp vào dạng bệnh mãn tính, có tính di truyền cao. Theo các bác sĩ da liễu, hiện chưa có cách chữa dứt điểm, tận gốc bệnh. Cách kiểm soát biểu hiện ngoài da hiệu quả nhất chính là áp dụng các loại thuốc phù hợp, kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học. Nhờ đó, khả năng phục hồi tổn thương có thể lên tới 80 – 90%.

Tuy nhiên, thời gian để các phương pháp điều trị đem tới công dụng rõ rệt nhất phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Cách thức điều trị: Là yếu tố mang tính quyết định viêm da tiết bã nhờn có chữa được không. Thông thường, các phương pháp từ Tây y sẽ cho hiệu quả nhanh hơn, nhưng thường tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Ngược lại, việc áp dụng thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã sẽ mất từ 2 – 4 tháng, nhưng kết quả đem lại sẽ kéo dài và toàn diện hơn.
  • Mức độ tổn thương: Viêm da tiết bã mới khởi phát sẽ dễ điều trị hơn khi bệnh đã bước vào giai đoạn mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Chế độ sinh hoạt: Một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hợp lý chính là yếu tố có vai trò thúc đẩy hiệu quả của phương pháp điều trị, tăng khả năng phục hồi da như ban đầu.
  • Đặc điểm da và cơ địa: Da dầu sẽ có nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và rối loạn tuyến bã nhờn cao hơn so với người thuộc nhóm da thường. Mặt khác, những người có làn da dầu nhạy cảm hoặc cơ địa yếu sẽ có tốc độ phục hồi da chậm hơn.

Viêm da tiết bã có tự hết được không? Có để lại sẹo không?

Ngoài thắc mắc viêm da tiết bã nhờn có chữa được không, những biến chứng mà mức độ nguy hiểm của căn bệnh cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người bệnh. Khả năng hình thành sẹo thâm và sẹo rỗ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc và biện pháp điều trị. Nếu chủ quan hoặc lựa chọn sai phương pháp có thể dẫn tới những tác dụng phụ khiến bệnh nghiêm trọng hơn hoặc xảy ra tình trạng bội nhiễm.

Khả năng hình thành sẹo thâm và sẹo rỗ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc và biện pháp điều trị
Khả năng hình thành sẹo thâm và sẹo rỗ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc và biện pháp điều trị

Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bệnh viêm da dầu còn được gọi là hiện tượng “cứt trâu”. Da dầu của trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi sẽ xuất hiện các vảy màu nâu đen hoặc vàng bán chặt vào chân tóc và dễ dàng mất đi sau vài tháng mà không cần áp dụng bất cứ biện pháp nào.

Chính điều này đã gây nên những hiểu lầm trong điều trị viêm da tiết bã. Thực tế, bệnh không thể tự khỏi hay biến mất khi khởi phát ở đối tượng lớn tuổi. Vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng, người bệnh nên tới thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên da.

Cách điều trị viêm da tiết bã nhờn không để lại sẹo thâm

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện chưa có phương pháp nào có thể điều trị tận gốc viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng, bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm, lây lan cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh, tùy vào mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa mỗi người, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và từ đó đưa ra phương pháp điều trị, can thiệp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Theo đó, có các cách chữa viêm da tiết bã nhờn thường được sử dụng như:

Chữa viêm da tiết bã bằng dân gian

Tuy đem lại dược tính không cao nhưng việc áp dụng các mẹo dân gian là biện pháp hỗ trợ hiệu quả giúp người bệnh giảm dầu thừa một cách an toàn, lành tính.

Chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
Chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
  • Mặt nạ dâu tây: Dùng dâu tây nghiền nhỏ, trộn với 2 thìa dầu olive và đắp lên da sẽ có tác dụng giảm thâm, sáng da, chống oxy hóa và cấp ẩm.
  • Yến mạch: Ngoài công dụng giảm cân, yến mạch khi kết hợp với sữa chua không đường sẽ giúp làm mềm da, loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, giúp se khít lỗ chân lông và đều màu da.
  • Mật ong: Để sát khuẩn, làm sạch, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và làm lành da nhanh, người bệnh có thể bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên da. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Thuốc trị viêm da tiết bã từ Tây y

Các sản phẩm tân dược có thể đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, rõ rệt. Phù hợp với viêm da tiết bã ở nhiều tình trạng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn. 

  • Thuốc bôi ngoài: Các sản phẩm thuốc bôi ngoài da có khả năng phục hồi nhanh các tổn thương, ngăn chặn nguy cơ sẹo thâm, phục hồi màng bảo vệ da. Tuy nhiên, đối với các loại thuốc có chứa corticoid, nên tránh sử dụng cho viêm da tiết bã ở mặt, các vùng da gần mắt hoặc lạm dụng lâu ngày.
  • Thuốc dạng viên uống: Trường hợp viêm da tiết bã nhờn toàn thân, người bệnh sẽ được tiếp nhận điều trị bằng các loại thuốc uống phù hợp. Các bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh, thuốc kháng histamin hoặc thuốc corticoid dạng viên trong thời gian ngắn.

Thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã nhờn

Ngoài mong muốn giải đáp thắc mắc viêm da tiết bã nhờn có chữa được không, không ít người bệnh dành sự quan tâm tới các phương pháp điều trị an toàn, lành tính từ y học cổ truyền. Tuy nhiên, để các bài thuốc phát huy hiệu quả tối ưu, đòi hỏi bạn cần kiên trì theo đuổi liệu trình kéo dài ít nhất 2 – 3 tháng.

  • Bài thuốc số 1: Dùng kim ngân hoa, cam thảo, trúc diệp, bạc hà, giả tô, cát cánh, ngưu bàng tử, liên kiều sắc cùng 500ml nước. Khi thuốc cạn có thể tắt bếp, chia thuốc làm 3 phần và dùng khi còn ấm.
  • Bài thuốc số 2: Kết hợp các dược liệu gồm tri mẫu, lá tre, cam thảo, đan bì, cát cánh, huyền sâm, hoàng liên, đan bì, hoàng cầm, địa sinh, sơn chi. Sau khi rửa sạch, đem sắc lấy nước uống hằng ngày.

Cách phòng bệnh viêm da tiết bã nhờn hiệu quả

Sau đây những lời khuyên giúp người bệnh phòng ngừa viêm da tiết bã nhờn, tránh tình trạng tái phát nhiều lần.

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đối với vùng mặt nên sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt có thành phần tự nhiên, không chứa hương liệu.
  • Khi gội đầu nên mát xa nhẹ nhàng, tránh dùng móng tay gây nên vết thương hở.
  • Hạn chế lượng đường, muối trong các bữa ăn. Ưu tiên dùng các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, E, chất khoáng.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Có thể kết hợp với các loại trà, nước ép hoặc sinh tố.
  • Không nên lạm dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Thường xuyên bảo vệ da bằng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.

Thông qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, độc giả có thể tìm thấy đáp án thỏa đáng nhất cho câu hỏi viêm da tiết bã nhờn có chữa được không. Qua đó giúp người bệnh có thêm kinh nghiệm trong điều trị và phòng ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?