Viêm Da Tiếp Xúc Ở Mặt: Nguyên Nhân, Hướng Dẫn Đẩy Lùi Sẹo Thâm

Viêm da tiếp xúc ở mặt là tình trạng tổn thương khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Bệnh có thể khởi phát ở nhiều đối tượng, chuyến biến sang thể bội nhiễm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới độc giả những kiến thức tổng quát về tình trạng này và hướng dẫn điều trị tối ưu nhất.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc ở mặt

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc ở mặt
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc ở mặt

Viêm da tiếp xúc ở mặt là một trong số các dạng phổ biến của bệnh viêm da tiếp xúc. Khi làn da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng có trong môi trường bên ngoài sẽ kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamin và một số chất hóa học trung gian gây viêm khác. Từ đó hình thành các tổn thương trên da. Các triệu chứng khi xuất hiện ở mặt, đặc biệt là vị trí da gần mắt sẽ có nguy cơ để lại nhiều tổn thương nghiêm trọng.

Triệu chứng cấp tính: 

  • Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát, các triệu chứng xuất hiện bất chợt và có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày điều trị.
  • Da trở nên đỏ rát, hơi sưng nhẹ và giữa các vùng viêm nhiễm có ranh giới rõ ràng.
  • Bề mặt tổn thương có xuất hiện mụn nước nhỏ. Một số trường hợp có dấu hiệu liên kết với nhau tạo thành mảng viêm lớn.
  • Khi mụn nước vỡ sẽ tạo thành vùng da đỏ tiết dịch, đóng vảy.
  • Cảm thấy ngứa râm ran hoặc không có dấu hiệu ngứa.

Triệu chứng bán cấp tính

  • Hình thành từng mảng da đỏ rát, kích thước nhỏ, hình tròn.
  • Nổi mẩn đỏ li ti dưới da, gây ngứa nhẹ.

Triệu chứng thể mãn tính

  • Vùng da tổn thương có diện tích trung bình đến lớn, da trở nên sần và dày hơn.
  • Xuất hiện kèm theo các vết trầy xước, đỏ rát.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu lichen hóa, nếp da ăn sâu thành các đường kẻ, da mặt căng cứng khi cử động. 
  • Trên da có các nốt vảy da khô trắng đục

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng

Bệnh viêm da thường khởi phát do các yếu tố kích ứng bên ngoài. Chính vì vậy, những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp người bệnh nhận diện và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này:

  • Dị ứng mỹ phẩm: Việc sử dụng các sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái hoặc thậm chí chứa nhiều hương liệu, cồn khô, tỷ lệ acid cao cũng có thể khiến da trở nên kích ứng.
  • Môi trường làm việc: Thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa học độc hại, rác thải công nghiệp, thuốc nhuộm sẽ làm bào mòn đi lớp màng bảo vệ da, khiến hệ miễn dịch suy giảm.
  • Tiếp xúc với chất dị ứng: Lông thú nuôi, phấn hoa, kim loại, thực phẩm cũng có thể ẩn chứa các yếu tố gây dị ứng.
  • Ánh nắng: Khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không được sử dụng bảo vệ, sự tấn công của tia cực tím sẽ dẫn các phản ứng tiêu cực trên da mặt. Thâm chí tiềm ẩn nguy cơ ung thư và sạm da.
  • Thói quen: Thường xuyên sờ tay lên mặt, không vệ sinh sạch sẽ khăn mặt là những sai lầm phổ biến mà nhiều người bệnh mắc phải. Thói quen tưởng chừng như vô hại này đã vô tình tạo điều kiện để các vi khuẩn tiếp xúc với da mặt, gia tăng khả năng mắc viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt thường chỉ gây ra các biểu hiện ngoài da, không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tái đi tái lại tái lại nhiều lần, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới thể mãn tính, để lại tổn thương khó phục hồi như:

Các biểu hiện ngoài da gây bong tróc, ngứa rát
Các biểu hiện ngoài da gây bong tróc, ngứa rát
  • Sẹo thâm: Viêm da tiếp xúc ở mặt có thể để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, lichen hóa gây mất thẩm mỹ, tốn thời gian phục hồi, ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Khi các vi khuẩn tấn công các vết thương hở trên da sẽ hình thành tình trạng viêm nhiễm kéo dài, kèm theo mủ viêm, nhiễm trùng diện rộng.

Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt 

Viêm da tiếp xúc kích ứng ở mặt chủ yếu tập trung loại bỏ triệu chứng trên da, khôi phục lớp màng bảo vệ da và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Để lựa chọn được các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc phù hợp với bản thân, bạn nên chủ động tới thăm khám, lắng nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt

Viêm da tiếp xúc ở mặt thường có thể khắc phục nhanh chóng bằng các sản phẩm thuốc Tây. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ.

Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ

Một số loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Sử dụng các sản phẩm thuốc bôi với hàm lượng corticoid phù hợp sẽ giúp giảm ngứa, kháng viêm, loại bỏ nấm ngứa. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên áp dụng trong trường hợp tổn thương không quá lớn, các vết thương chưa bị vỡ, không nên bôi trong thời gian dài.
  • Thuốc uống chứa corticoid: Trường hợp viêm da tiếp xúc ở mặt có nguy cơ lây lan các vùng da khác, các bác sĩ thường khuyến khích sử dụng thuốc uống corticoid toàn thân liều thấp, chỉ từ 5mg – 15mg trong 2 -3 ngày.
  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc H1, H2 có tác dụng làm giả kích ứng da, ngăn ngừa sự sản sinh các chất hóa học gây viêm, cải thiện triệu chứng chứng ngứa da.

Chữa viêm da tiếp xúc tại nhà

Để đảm bảo sự an toàn và lành tính, bạn có thể tham khảo các giải pháp từ mẹo dân gian. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp điều trị tại nhà chỉ phù hợp với viêm da tiếp xúc thể cấp và bán cấp tính.

  • Chườm khăn lạnh: Người bệnh có thể sử dụng khăn mặt lạnh, hoặc đá viên để chườm lên da. Sự tác động nhiệt độ tức thì có khả năng loại bỏ cảm giác khô rát, khó chịu và có thể áp dụng thường xuyên.
  • Dùng mặt nạ dâu tây: Đem nghiền nhỏ dâu tây và trộn đều với 2 thìa dầu olive có thể giúp làn da được thư giãn, cấp ẩm nhanh chóng, chống oxy hóa và giảm nguy cơ thâm sẹo.
  • Lá trầu không: Đun nước lá trầu không, pha loãng và dùng để rửa mặt hằng ngày sẽ đem lại tác dụng giảm ngứa, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, kháng viêm dịu nhẹ.

Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt bằng Đông y

Trong y học cổ truyền quan niệm rằng viêm da tiếp xúc ở mặt còn gọi là viêm da độc tính. Qua đó các bài thuốc thường tập trung đào thảo độc tố, khôi phục vệ khí, loại trừ ngoại tà.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng huyền sâm, đan bì, tri mẫu, liên kiều, cát cánh, địa sinh, chi sơn, hoàng liên, trúc diệp, cam thảo sắc cùng với 500ml nước. Sau khi thuốc cạn chỉ còn 1 nửa thì chia đều 3 phần dùng trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Đại hoàng, thương truật, hoàng cầm, hoàng bá mỗi vị 12g đem rửa sạch, phơi khô. Sau đó đem nghiền nhỏ, tán ra thành bột mịn, trộn đều với mật ong để tạo thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 10 viên.

Lời khuyên giúp phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở mặt

Sau đây là hướng dẫn cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở mặt một cách hiệu hiệu quả nhất.

Cách phòng ngừa tránh tái đi tái lại
Cách phòng ngừa tránh tái đi tái lại
  • Lựa chọn các loại mỹ phẩm phù hợp với đặc điểm da, ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
  • Rửa mặt ngày 2 lần, làm sạch da với nước ấm và tránh mát xa quá mạnh.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh.
  • Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho da như vitamin C, E, B, và kẽm.
  • Sử dụng kem chống nắng trước 30 phút mỗi khi đi ra ngoài.

Viêm da tiếp xúc ở mặt dù không gây ra các tổn thương tới sức khỏe, tuy nhiên người không nên vì thế nảy sinh tâm lý chủ quan, hời hợt trong điều trị. Hy vọng rằng qua bài viết trên, độc giả có thể “bỏ túi” thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?