Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì? Nên Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi Nhất

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh phổ biến và có thể dễ dàng khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau. Chủ quan trong điều trị và phòng ngừa là những nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người bệnh chưa thực sự hiểu rõ viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả nhận diện các yếu tố cần làm và không nên làm để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh ngoài da thường khởi phát khi cơ thể chịu sự tấn công của các yếu tố gây kích ứng đến từ môi trường bên ngoài. Bất cứ người bệnh thuộc nhóm tuổi nào đều có khả năng mắc phải tình trạng này. Bệnh để lại trên da những tổn thương như bong tróc, ngứa rát và mẩn đỏ. 

Bệnh để lại trên da những tổn thương như bong tróc
Bệnh để lại trên da những tổn thương như bong tróc

Tuy không gây hậu quả trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe, nhưng nếu để các dấu hiệu viêm da tiếp xúc trên da tồn tại lâu sẽ có những tiến triển phức tạp, gây ra những hậu quả không lường như bội nhiễm, nhiễm khuẩn huyết, để lại sẹo thâm trên da.

Một chế độ kiêng khem khoa học, hợp lý không chỉ giúp bạn tránh xa được nguy cơ khiến bệnh trở nặng mà còn có vai trò thúc đẩy hiệu quả của các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, không ít người bệnh vẫn đang loay hoay trước vấn đề viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Sau đây là danh sách các thực phẩm, thói quen gây kích ứng mà bạn nên biết:

Viêm da tiếp xúc kiêng ăn gì?

Chế độ kiêng khem đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và đẩy nhanh tốc độ phục hồi da. Dưới đây là một số thực phẩm có hại cho người mắc viêm da tiếp xúc.

Đồ ăn nhiều đạm và thịt đỏ

Viêm da tiếp xúc kiêng gì, nên tránh xa các loại thịt đỏ
Viêm da tiếp xúc kiêng gì, nên tránh xa các loại thịt đỏ

Trên thực tế, đồ ăn nhiều đạm là những thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, việc nạp vào cơ thể quá nhiều các loại thịt này có thể dẫn tới gia tăng tình trạng viêm da. Bên cạnh đó, một số thành phần trong các loại thịt đỏ có thể dẫn tới giảm sắc tố da, gây hiện tượng thâm sẹo khó phục hồi.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng

Những loại thức ăn nhanh, thực phẩm sử dụng gia vị cay nồng luôn là món ăn khoái khẩu được nhiều người ưa thích. Nhưng ít ai ngờ rằng, đây lại là một trong số “kẻ thù” của người mắc viêm da tiếp xúc. Các chất có hại trong những món ăn này sẽ làm gia tăng lượng độc tố tích tụ bên trong cơ thể. Lâu dần, dẫn tới suy giảm chức năng đào thải của gan, thận, nguy cơ mắc bệnh dạ dày, khiến các biểu hiện ngoài da trở nên nghiêm trọng hơn.

Thức uống có cồn

Trong danh sách “Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì” không thể thiếu đi các đồ uống có cồn, có gas hoặc chất kích thích. Người có thói quen lạm dụng các loại thức uống này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nhóm còn lại, đi kèm nguy cơ suy gan, suy thận mãn, trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy giảm do sử dụng chất cồn thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến viêm da tiếp xúc tái phát nhiều lần.

Các loại đồ ngọt

Những đồ ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh quy, bánh kem, tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ khiến viêm da tiếp xúc trở nên nghiêm trọng hơn. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều đường, sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường huyết, kéo dài tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy ngoài da.

Đồ ăn có khả năng kích ứng cao

Viêm da tiếp xúc nên kiêng hải sản
Viêm da tiếp xúc nên kiêng hải sản

Các loại hải sản, rau muống, nấm… là những thực phẩm có khả năng gây kích ứng cho người sử dụng. Ngoài khả năng gây sưng viêm, ngứa ngáy khó chịu, những trường hợp có cơ địa nhạy cảm có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy.

Thói quen cần tránh khi điều trị viêm da tiếp xúc

Để có được đáp án chính xác nhất cho chủ đề viêm da tiếp xúc cần kiêng gì, không thể bỏ qua những sai lầm cần tránh trong quá trình chăm sóc da hằng ngày.

Chà sát quá mạnh trong khi tắm

Cần tránh chà sát quá mạnh làm xước da
Cần tránh chà sát quá mạnh làm xước da

Không ít người bệnh mắc phải sai lầm trong quá trình vệ sinh da khi nghĩ rằng càng chà sát mạnh sẽ càng dễ dàng lấy đi các tế bào chết và bụi bẩn trên da. Thực tế, điều này chỉ làm tăng nguy cơ tạo thành các vết thương hở, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm trùng da.

Lựa chọn sản phẩm không phù hợp

Khi điều trị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần ưu tiên các loại sản phẩm không cồn, không hương liệu và có nguồn gốc từ thiên nhiên, đặc biệt đối với những làn da nhạy cảm. Một số thành phần có khả năng kích ứng sẽ gây ngứa da, thậm chí viêm lỗ chân lông, viêm da dầu.

Bỏ qua bước bảo vệ da

Bệnh viêm da tiếp xúc thường dễ dàng khởi phát ở những đối tượng có làn da nhạy cảm, da mất đi độ ẩm và lớp màng bảo vệ bên ngoài. Chính vì vậy, việc không sử dụng kem chống nắng, dưỡng ẩm sẽ làm tăng thêm nguy cơ khiến bệnh tái phát nhiều lần và kéo dài thời gian điều trị.

Lạm dụng thuốc bôi

Sử dụng thuốc bôi ngoài da chứa corticoid là giải pháp được các chuyên gia và nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, tâm lý chủ quan và sự thiếu hiểu biết có thể dẫn tới một số sai lầm không đáng có như lạm dụng, tự ý thay đổi liều lượng, áp dụng trên diện tích da lớn, lựa chọn sai nồng độ corticoid. Từ đó dẫn tới nguy cơ bỏng rát và bào mòn da, khiến các vết thương ửng đỏ và phát ban kéo dài, khó phục hồi.

Viêm da tiếp xúc nên ăn gì để khỏi nhanh nhất

Nên ăn nhiều hoa quả, bổ sung các loại vitamin
Nên ăn nhiều hoa quả, bổ sung các loại vitamin

Bên cạnh những thực phẩm nên kiêng khem, người bệnh cần tích cực bổ các dưỡng chất cần thiết cho da như:

  • Các loại vitamin D, C, E giúp làm mềm, cấp ẩm, ngừa thâm và phục hồi da nhanh chóng.
  • Bổ sung thực phẩm chứa kẽm để tăng cường sản sinh tế bào mới, lớp màng bảo vệ tự nhiên cho da.
  • Uống nhiều nước, kết hợp với các loại trà giải độc thanh nhiệt và nước ép trái cây ít đường.
  • Thay thế các loại dầu ăn từ động vật bằng dầu thực vật (đậu nành, hướng dương, hạt gạo)
  • Luyện tập thói quen giảm bớt lượng tinh bột trong các bữa ăn hằng ngày để ngăn nguy cơ đầy bụng, khó tiêu. Có thể thay bằng các loại hạt như yến mạch, ngũ cốc, óc chó…

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Ngoài việc tìm hiểu viêm da tiếp xúc cần kiêng gì, người bệnh cũng cần bổ sung kiến thức trong các phòng ngừa để hạn chế nguy cơ tái phát.

  • Dưỡng ẩm toàn diện bằng các cung cấp đủ lượng nước cần thiết, kết hợp với các sản phẩm dưỡng ẩm da sau khi tắm.
  • Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, lựa chọn các sản phẩm với chỉ số chống nắng từ 50 spf trở lên.
  • Nên dùng nước ấm khi vệ sinh da, không nên tiếp xúc với nước lâu hơn 20 phút, đảm bảo làm sạch cặn bẩn và bọt xà phòng, ngăn chặn nguy cơ viêm nang lông do bít tắc.
  • Ưu tiên các trang phục thoáng mát, rộng rãi và có khả năng thấm hút tốt.
  • Thường xuyên dọn dẹp không gian sống, làm sạch khăn mặt, chăn ga, gối đệm, những bề mặt thường xuyên tiếp xúc với da.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng ứng như bụi bẩn, lông thú nuôi, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, kim loại…

Trên đây là danh sách chi tiết về các yếu tố có khả năng làm bệnh ngoài da trở nên nghiêm trọng hơn. Hy vọng qua bài viết, độc giả đã có được đáp án thỏa đáng nhất cho thắc mắc viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và bỏ túi thêm những kinh nghiêm hay trong các phòng ngừa và xây dựng thói quen sống.

Bên cạnh việc xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt để cải thiện tình trạng viêm da tiếp xúc, điều cấp thiết nhất người bệnh cần làm đó là tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm. Hiện nay, phương pháp đang được đa số người bệnh lựa chọn để loại bỏ viêm da hiệu quả, an toàn là Y học cổ truyền. Bởi lẽ, bài thuốc YHCT tác động sâu và khí huyết, tạng phủ, loại bỏ tận gốc những yếu tố gây viêm da tiếp xúc từ sâu bên trong, mang đến hiệu quả lâu dài.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?