Viêm Da Mủ Hoại Thư: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Viêm da mủ hoại thư là tình trạng tổn thương hiếm gặp, liên quan tới nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì thế mà hình thành tâm lý chủ quan, chậm trễ trong việc phòng ngừa. Các tổn thương gây ra bởi căn bệnh này thường có quy mô rộng, tổn thương sâu khó phục hồi. Thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ được gửi tới độc giả qua bài viết dưới đây.

Viêm da mủ hoại thư là gì?

Tình trạng viêm da mủ hoại thư (tên khoa học là Pyoderma gangrenosum, viết tắt là PG), là tổn thương ngoài da hiếm gặp và thường khởi phát kết hợp với một số bệnh lý khác. PG chủ yếu xảy ra ở những người bệnh từ 20 – 50 tuổi. Trong đó, tình trạng viêm da mủ ở trẻ chỉ chiếm khoảng 4%. Các vết thương do viêm da mủ hoại tử gây ra thường rất khó phục hồi, đi kèm mủ và sưng viêm kéo dài.

Viêm da mủ hoại thư là tình trạng tổn thương hiếm gặp
Viêm da mủ hoại thư là tình trạng tổn thương hiếm gặp

Theo các bác sĩ da liễu, viêm da mủ hoại thư là căn bệnh mãn tính. Khi bùng phát sẽ làm tăng bạch cầu đa nhân trung tính và gây đa chấn thương. Thêm vào đó, với đặc điểm diễn biến phức tạp đòi hỏi người mắc cần chủ động trong việc phát hiện và điều trị.

Dấu hiệu nhận biết viêm da mủ hoại thư

Viêm da mủ hoại thư thường khởi phát với các dấu hiệu ban đầu như sẩn ngứa, mụn viêm, sưng đỏ. Người bệnh nếu chưa được trang bị đầy đủ kiến thức rất có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý ngoài da khác như viêm da tiếp xúc do côn trùng hoặc viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Từ các biểu hiện ngoài da, tổn thương sẽ nhanh chóng kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe toàn thân. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể, được phân biệt theo từng loại khác nhau:

Viêm da mủ hoại thư thường khởi phát với các dấu hiệu ban đầu như sẩn ngứa, mụn viêm, sưng đỏ.
Viêm da mủ hoại thư thường khởi phát với các dấu hiệu ban đầu như sẩn ngứa, mụn viêm, sưng đỏ.
  • Triệu chứng viêm loét: Ban đầu, các tổn thương chỉ xuất hiện dưới dạng mụn đỏ. Sau đó dẫn tới lở loét, hoại tử. Vùng da xung quanh bắt đầu thâm dần hoặc có màu tím. Các nốt viêm loét liên kết lại thành từng mảng lớn, chủ yếu xuất hiện ở chân, đùi, mông…
  • Nổi bọng nước: So với tình trạng viêm loét, biểu hiện nổi bọng nước thường ít gặp hơn và chủ yếu khởi phát ở các bệnh nhân có tiền sử rối loạn huyết học. Tổn thương ở dạng này có xu hướng trợt loét vùng da bề mặt, chủ yếu xuất hiện ở tay và mặt.
  • Nhiễm trùng da có mủ: Đa số người bệnh xuất hiện tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm có mủ thường đi kèm với bệnh lý đường ruột, đau nhức khớp, mụn sưng viêm và có quầng đỏ bao quanh.
  • Viêm da mủ hoại thư bề mặt: Da thường chỉ nổi một mảng lớn kèm theo loét ở bề mặt nông, dễ dàng bắt gặp ở đầu hoặc cổ.
  • Một số biểu hiện toàn thân khác: Mệt mỏi, đau nhức toàn thân, khó chịu, sốt nhẹ…

Nguyên nhân dẫn tới viêm da hoại tử

Tình trạng viêm da mủ hoại thư thường không diễn ra phổ biến và thường không rõ nguyên nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có liên quan tới một vài tác nhân như sau:

Bệnh thường khởi phát do sự tác động của bệnh nền
Bệnh thường khởi phát do sự tác động của bệnh nền
  • Bệnh viêm loét đại tràng
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ
  • Bệnh bạch cầu
  • Rối loạn huyết học
  • Viêm gan C
  • Yếu tố di truyền…

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số tổn thương khó phục hồi như sẹo sâu, nhiễm trùng huyết, tổn thương phổi…

Phương pháp xét nghiệm viêm da mủ hoại thư

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên da hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý trên, người bệnh nên chủ động tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Thông qua một số xét nghiệm chuyên môn, các bác sĩ sẽ xác định tình trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thương. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Xét nghiệm lâm sàng

Các chuyên gia sẽ tiến hành các biện pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan bên trong cơ thể thông qua biểu hiện phổi mờ, sốt, ho, đau tức ngực, khó thở hoặc thậm chí ho ra máu. Thông thường, người mắc viêm da mủ hoại thư sẽ xuất hiện tổn thương phổi trước hình thành ở da.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Các bước khám cận lâm sàng thường bao gồm.

  • Chụp X-quang tim phổi và chụp Ct vùng ngực để xác định dấu hiệu bất thường và tỷ lệ đối xứng hai bên phổi, nguy cơ tràn dịch, có khối mờ…
  • Tiến hành sinh thiết da, thường giúp xác định bệnh đối với người mắc bạch cầu đa nhân hoặc dấu hiệu hoại tử, viêm vùng xung quanh mạch.
  • Thực hiện sinh thiết phổi nhằm phân biệt với bệnh áp xe phổi, ung thư…
  • Một số xét nghiệm khác: Dùng để chẩn đoán phân biệt một số bệnh lý khác như tăng CRP, rối loạn bạch cầu, bệnh u hạt… 

Phương pháp ức chế viêm da mủ hoại thư

Người bệnh không nên tự ý điều trị viêm da mủ hoại thư bằng các biện pháp tại nhà. Để tránh các tác dụng phụ và nguy cơ biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tham khảo ý kiến, tuân thủ phác đồ của bác sĩ.

Sử dụng các loại thuốc Tây y

Một số các loại thuốc cũng như phương pháp điều trị bằng Tây y dưới đây sẽ giúp điều trị bệnh.

Người bệnh không nên tự ý điều trị viêm da mủ hoại thư bằng các biện pháp tại nhà.
Người bệnh không nên tự ý điều trị viêm da mủ hoại thư bằng các biện pháp tại nhà.
  • Thuốc corticoid điều trị toàn thân: Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc uống chứa corticoid thay cho thuốc bôi trị viêm da mủ thông thường. Thông thường, thời gian điều trị không kéo dài quá vài tuần, hiệu quả cho thấy tương đối rõ rệt. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, có thể kết hợp điều trị bằng corticoid với cyclosporin và dapsone.
  • Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch: Trường hợp không đáp ứng tích cực với thuốc corticoid, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc sinh học kháng TNF alpha.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Để tránh nguy cơ lạm dụng thuốc corticoid gây nguy hại tới sức khỏe, phác đồ điều trị có thể bao gồm các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch ở dạng bôi, tiêm hoặc uống.
  • Can thiệp ngoại khoa: Nếu mức độ tổn thương không được cải thiện dù đã được điều trị tích cực bằng các phương pháp ức chế tại chỗ, người bệnh có thể đối mặt với khả năng phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép, nhờ vào việc bao phủ một lớp da lên vết thương. 

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc da

Bên cạnh việc điều trị, quá trình chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy thời gian phục hồi, giảm hình thành vết thương mới. Sau đây là một số gợi ý dành cho độc giả:

  • Sử dụng bông gạc ẩm để thấm đi mủ và dịch viêm, cố định vết thương bằng các loại băng co giãn, tránh quấn quá chặt có thể dẫn tới tình trạng khí huyết không lưu thông, tê bì chân tay.
  • Sát khuẩn bằng nước muối và dùng tăm bông để áp dụng thuốc điều trị ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm kích thích tình trạng sưng viêm và mưng mủ, gây sẹo lồi như thịt gà, rau muống, hải sản…
  • Bổ sung các loại vitamin tốt cho da, chất khoáng, omega – 3, kẽm giúp phục hồi vết thương nhanh chóng.
  • Thường xuyên vệ sinh da đúng cách, tránh chà sát vào cùng da bị viêm loét để hạn chế tình trạng lây lan.
  • Sử dụng trang phục rộng rãi, tránh các loại bó sát chạm vào vết thương.
  • Lựa chọn các loại sản phẩm làm sạch phù hợp, ưu tiên các loại chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa cồn hoặc hương liệu, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng.
  • Tránh xa các thực phẩm gây hại cho sức khỏe như chất kích thích, thuốc lá, đồ ăn cay nóng hoặc chứa nhiều chất bảo quản.

Viêm da mủ hoại thư mặc dù không phải căn bệnh phổ biến nhưng lại có nguy cơ để lại biến chứng cao, tốn nhiều thời gian để điều trị dứt điểm. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức được bài viết cung cấp đã giúp độc giả hiểu hơn về tình trạng này và trang bị cho mình phương hướng điều trị, phòng ngừa phù hợp. 

4.5/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?