Viêm Da Mủ Có Lây Không? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Viêm da mủ có lây không là vấn đề khiến nhiều bạn đọc lo lắng. Bởi các triệu chứng mưng mủ, viêm loét ngoài da khiến nhiều người lo lắng bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp cho câu hỏi bệnh viêm da mủ có lây không và điều trị bệnh sao cho hiệu quả.

Bệnh viêm da mủ có lây không?

Viêm da mủ hay còn được coi là tình trạng nhiễm trùng da dẫn đến mưng mủ vùng da đổ mồ hôi, lỗ chân lông và các nếp gấp trên cơ thể… Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa hè nóng bức. Biểu hiện của bệnh có thể khác nhau ở từng đối tượng nhưng có thể nhận biết viêm da mủ qua các tổn thương sưng đỏ, đau rát, có mụn mủ dễ vỡ trên da… 

Để xác định được liệu viêm da mủ có lây không, trước hết cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm da mủ là do sự tác động của các vi khuẩn liên cầu và tụ cầu vàng. Do đó bệnh viêm da mủ có thể lây lan khi dùng chung đồ cá nhân. Khi người bệnh dùng chung quần áo hay đồ dùng cá nhân dính tiết dịch ở vùng da tổn thương sẽ dẫn đến lây bệnh cho người  khác. 

Đặc biệt với bệnh chốc lở – một trong những dạng bệnh lý của viêm da mủ có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người. Thể bệnh này thường bùng phát ở trẻ nhỏ, đối với trẻ trong giai đoạn đi học có khả năng lây cho các bé khác khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương hay dùng chung đồ. 

Bên cạnh đó, viêm da mủ còn dễ lan rộng ra các vùng da lành lặn, gây nên các tổn thương mới. Bởi triệu chứng bệnh gây ngứa ngáy, do đó người bệnh dễ vô thức gãi lên da khiến mụn mủ vỡ, vi khuẩn lan rộng ra vùng da xung quanh. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Viêm da mủ còn dễ lan rộng ra các vùng da lành lặn, gây nên các tổn thương mới
Viêm da mủ còn dễ lan rộng ra các vùng da lành lặn, gây nên các tổn thương mới

Viêm da mủ có nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh không?

Bệnh viêm da mủ phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với các tổn thương trực tiếp trên da. Giai đoạn nhẹ, bệnh có thể chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hay tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, viêm da mủ có thể gây nên các biến chứng vô cùng nguy hiểm bao gồm:

  • Nhiễm trùng huyết: Các vi khuẩn gây bệnh có thể gây nên hiện tượng bội nhiễm, xâm nhập vào máu gây nên nhiễm trùng máu. Hiện tượng này nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tim, đột quỵ…
  • Viêm cầu thận cấp tính: Xảy ra do sự tác động của các liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, gây nên tình trạng phù nề, tăng huyết áp 
  • Viêm não: Tạp khuẩn khi đã xâm nhập được vào đường máu, có nguy cơ chạy lên não và tấn công hệ thần kinh. Khi này người bệnh có thể đối mặt với chứng xuất huyết, rối loạn chức năng thần kinh….
  • Sẹo mất thẩm mỹ: Nhiều trường hợp không vệ sinh da đúng cách hay thường xuyên gãi mạnh khiến cho các tổn thương lan rộng và để lại sẹo vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh rất nhiều.

Tình trạng viêm da mủ ở trẻ sở sinh hoặc người cao tuổi không chỉ dễ lây lan mà còn có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu khởi phát của viêm da mủ, người bệnh cần sớm đi khám để có cách chữa bệnh phù hợp. 

Ở trẻ sơ sinh bệnh viêm da mủ không chỉ dễ lây lan mà còn có thể dẫn tới tử vong
Ở trẻ sơ sinh bệnh viêm da mủ không chỉ dễ lây lan mà còn có thể dẫn tới tử vong

Bệnh viêm da mủ có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và có cách chữa bệnh kịp thời. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp do chủ quan trong chăm sóc da khiến bệnh chuyển sang dạng mãn tính và thường xuyên tái phát. 

Điều trị viêm da mủ như thế nào hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng dựa trên từng mức độ viêm da khác nhau. Dưới đây là một vài cách thức điều trị phổ biến được áp dụng:

Cách chữa bệnh bằng các thảo dược dân gian

Các thảo dược dân gian được đánh giá là an toàn và dịu nhẹ cho làn da. Sử dụng các công thức này ngoài da giúp giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế tình trạng mưng mủ…

  • Dùng mật ong và nghệ: Trộn đều mật ong và nghệ với nhau rồi dùng để đắp ngoài da trong 20 phút. Cách này vừa làm mềm da, lại giúp làn da được kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.
  • Tắm nước lá trà xanh cho người viêm da mủ: Dùng 1 nắm lá trà xanh đem rửa sạch, đun sôi trong 20 phút cùng 2 lít nước. Bạn pha loãng phần nước vừa đun được để tắm hoặc lau toàn thân nhằm giúp da được làm dịu.
  • Tắm lá trầu không: Cách tắm với lá trầu không tương tự như với lá trà xanh. Trầu không có tính sát khuẩn cao, dùng ngoài da sẽ giúp cho bệnh viêm da mủ thuyên giảm. Thực hiện đều đặn 3 lần/ tuần trong khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả. 

Phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, bởi vậy người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Ngoài ra việc vệ sinh da trước khi tắm hay đắp các thảo dược thiên nhiên cũng là việc quan trọng để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, bởi vậy người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài
Phương pháp dân gian thường có tác dụng chậm, bởi vậy người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài

Điều trị viêm da mủ theo phác đồ của Tây y 

Phác đồ điều trị bệnh theo y học hiện đại thường sử dụng kết hợp cả thuốc uống và kem bôi ngoài da. Bao gồm:

  • Các loạt thuốc sát khuẩn da tại chỗ: cồn sát khuẩn, thuốc tím dung dịch Jarish hay nước muối sinh lý được dùng để làm sạch vùng da bị bệnh, ngăn tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng với dạng bôi hoặc uống tùy theo từng trường hợp cụ thể. Các tên thuốc phổ biến như Bactroban, Gentamycin hay Chloroxid 1%…
  • Nhóm thuốc corticoid: làm ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại tình trạng viêm và kích ứng… Hydrocortisone, betamethasone và Triamicinolone… là những thuốc thuộc nhóm này được dùng cho người viêm da mủ. 
  • Kem bôi dưỡng ẩm: chứa dưỡng chất như vitamin E, glycerin, panthenol… làm mềm và tăng khả năng phục hồi của da

Với thuốc Tây y, người bệnh lưu ý cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc gây nên tác dụng phụ không mong muốn. Hiệu quả của thuốc tân dược mang lại nhanh chóng nhưng cũng dễ gây nhờn thuốc và khiến bệnh dễ tái phát lại sau khi điều trị.

Cần có cách chăm phù hợp để bệnh viêm da mủ không lây lan

Nhằm phòng ngừa và ngăn chặn bệnh viêm da mủ bùng phát và lây lan rộng, người bệnh cần lưu ý một số điều trong sinh hoạt hàng ngày như sau: 

  • Giữ vệ sinh da đúng cách, tắm bằng nước ấm vừa phải. 
  • Thường xuyên giặt và vệ sinh quần áo, chăn gối, khăn lau cá nhân của người bệnh
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ cá nhân với người bệnh để hạn chế tình trạng lây nhiễm.
  • Rửa và sát khuẩn cho tay thường xuyên. Người bệnh cũng cần hạn chế cho tay lên vết thương hay gãi và chà xát quá mạnh. 
Người bệnh cũng cần hạn chế cho tay lên vết thương hay gãi và chà xát quá mạnh. 
Người bệnh cũng cần hạn chế cho tay lên vết thương hay gãi và chà xát quá mạnh.
  • Dùng sản phẩm sữa tắm, sữa rửa mặt có độ pH phù hợp, hạn chế dùng những sản phẩm có chất tẩy rửa cao gây bào mòn da khiến bệnh trầm trọng hơn. 
  • Người bệnh viêm da mủ không nên quá căng thẳng, thức khuya có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu. 
  • Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần được cung cấp đủ các chất có lợi cho da. Người bệnh hạn chế ăn các đồ ăn nóng, cay, dễ gây kích ứng làm tình trạng viêm mủ nặng hơn. 

Trên đây là những giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi viêm da mủ có lây không? Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã nhận thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh và có được cho mình cách chăm sóc da phù hợp.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?