Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và cách chữa bệnh an toàn, hiệu quả

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh gây ra những tổn thương ngoài da kèm cảm giác ngứa ngáy. Nhằm bảo vệ cho làn da non nớt của trẻ, cha mẹ nên nắm được các thông tin về bệnh cũng như sớm có biện pháp chăm sóc phù hợp cho con. 

Những biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Trên thế giới có đến gần 20% trẻ nhỏ phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng. Đây là căn bệnh mãn tính với các triệu chứng đi kèm như khô da, làn da trẻ dễ kích ứng, vùng da bị bệnh có cảm giác ngứa nhẹ, trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm đỏ kèm ngứa rát…

Bệnh viêm da dị ứng thường tiến triển theo 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường xuất hiện sớm, ngay từ khi trẻ ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi. Biểu hiện cụ thể khi mắc bệnh ở trẻ như sau:

  • Làn da có những vết hồng ban, khô, đóng vảy, hơi ngứa
  • Nhiều trường hợp chăm sóc da không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng, có chất lỏng rỉ ra từ vùng da bị tổn thương
  • Ở giai đoạn trẻ lớn (từ 2 tuổi trở lên), tổn thương hồng ban ngoài tình trạng khô, ngứa con kèm các mảng da đóng vảy. Da trẻ sần sùi, vùng da bị bệnh dày hơn và không mềm mại 
  • Vùng da thường bị ảnh hưởng của bệnh là da mặt (vùng 2 bên má), da đầu, vùng khuỷu tay, đầu gối…
  • Cảm giác khó chịu và ngứa ngáy nặng nề khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ 
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh gây nên các tổn thương dạng hồng ban, ngứa ngáy...
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh gây nên các tổn thương dạng hồng ban, ngứa ngáy…

Các triệu chứng viêm da dị ứng của trẻ sơ sinh tưởng chừng không gây nguy hại quá nhiều đến tính mạng của bé. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá chủ quan bởi bệnh dễ chuyển biến sang mãn tính và đeo bám đến tận khi trẻ trưởng thành. Ngoài ra viêm da dị ứng có thể để lại sẹo vĩnh viễn mất thẩm mỹ cho làn da của bé.

Nguyên nhân chính gây nên viêm da dị ứng ở trẻ

Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây nên bệnh viêm da dị ứng. Tuy vậy căn nguyên chính khiến bệnh bùng phát ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Làn da của trẻ không được vệ sinh đúng cách. Bụi bặm, cặn sữa đọng lại trên da bé gây ra các kích ứng, ngứa đỏ
  • Môi trường sống xung quanh trẻ bị ô nhiễm: Bụi bẩn, khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa… tác động khiến da bị kích ứng.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ, hay anh chị em mắc bệnh, tỷ lệ trẻ sinh ra cũng bị bệnh là rất cao. 
  • Thời tiết thay đổi, không khí quá khô lạnh khiến da bé bị mất đi độ ẩm tự nhiên, dễ tổn thương hơn
  • Trẻ bị căng thẳng, tinh thần lo lắng cũng khiến tình trạng viêm da dị ứng bùng phát
  • Làn da có những vết trầy xước, vết thương hở khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh
Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da dị ứng ở trẻ như di truyền, sức đề kháng yếu, thiếu hụt dinh dưỡng...
Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da dị ứng ở trẻ như di truyền, sức đề kháng yếu, thiếu hụt dinh dưỡng…

Cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Khi thấy con phải đối mặt với chứng viêm da dị ứng, bậc cha mẹ chắc hẳn sẽ rất lo lắng. Dưới đây là các phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh ở trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo:

Phương pháp chăm sóc da cho trẻ tại nhà

Việc chăm sóc da tại nhà cho trẻ giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm da dị ứng. Một số biện pháp cho làn da của bé cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng như:

  • Cắt móng cho trẻ thường xuyên để tránh tình trạng trẻ vô tình gãi mạnh làm trầy xước, chảy máu
  • Đảm bảo môi trường sống của bé được sạch sẽ, hạn chế khói bụi và các tác nhân gây hại. Quần áo của bé cần mềm và thoáng khí
  • Cha mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm. Ngoài ra phương pháp tắm cho bé bằng nước lá như lá lốt, trầu không… để giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ cũng có thể áp dụng. Lưu ý với cách này, cha mẹ nên đảm bảo vệ sinh, lựa chọn những loại lá lành tính, không bị sâu bọ hay thuốc trừ sâu…
  • Dưỡng ẩm cho da bé bằng sản phẩm lành tính, thoa kem ngay sau khi tắm xong. Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ,dành riêng cho trẻ sơ sinh

Điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc

Việc dùng thuốc chữa viêm da dị ứng cho trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn trọng. Khi điều trị cho trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ ưu tiên kê những loại thuốc bôi ngoài da ở mức độ nhẹ, trong thời gian ngắn nhất cho tác dụng. Thuốc cần được sử dụng theo đơn và chỉ định theo từng tình trạng bệnh, tránh tự ý dùng bãi có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. 

Một số thuốc chữa bệnh cho trẻ sơ sinh phổ biến gồm:

  • Thuốc bôi ngoài da chứa Steroid: Được chỉ định cho trường hợp bệnh nặng, giúp giảm ngứa, tiêu viêm và hạn chế tình trạng bệnh lan rộng
  • Thuốc kháng sinh bôi hoặc uống: Liều lượng thuốc cần theo đơn được bác sĩ kê.Thông thường nhóm thuốc này sẽ dùng cho trường hợp da trẻ bị nhiễm trùng, mưng mủ nghiêm trọng
  • Kem bôi làm mềm da như vaseline, kem dưỡng ẩm: Bôi thường xuyên cho trẻ để tình trạng đỏ viêm ngoài da thuyên giảm
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc thường được chỉ định để giảm tình trạng kích ứng và ngứa ngáy cho trẻ. Không nên dùng quá liều có thể khiến da bị bào mòn, ảnh hưởng sức khỏe của bé. 
Thuốc bôi ngoài da thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh ở trẻ nhỏ
Thuốc bôi ngoài da thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh ở trẻ nhỏ

Cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ bằng sữa mẹ

Viêm da dị ứng xuất hiện ở trẻ sơ sinh một phần là do sức đề kháng của trẻ suy yếu, cơ địa của trẻ nhạy cảm. Ở độ tuổi này, nguồn dinh dưỡng chính của bé đến từ nguồn sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ mắc các bệnh lý viêm da hơn. Sữa mẹ giúp trẻ có hệ miễn dịch hoàn thiện từ đó chống lại được các tác nhân gây dị ứng. 

Ngoài ra khi cải thiện chất lượng nguồn sữa thì sức khỏe của trẻ được cải thiện rõ rệt hơn. Mẹ bỉm sữa đang cho con bú cần tránh ăn những thực phẩm tính hàn,gây dị ứng, thay vào đó là các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ…

Chất lượng sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ
Chất lượng sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ

Trẻ sơ sinh khi bị viêm da dị ứng dễ có nguy cơ gặp biến chứng bội nhiễm, nhiễm trùng ngoài da. Bởi vậy nên sớm có phương pháp điều trị phù hợp cho bé. Nếu thấy da bé có biểu hiện bất thường như chốc lở, viêm và mụn rộp, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng cách. 

Các biện pháp ngăn ngừa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc tìm kiếm cách chữa bệnh cho bé, cha mẹ hoàn toàn có thể ngăn chặn nguy cơ mắc viêm da dị ứng cho trẻ. Một số biện pháp dưới đây không chỉ hạn chế khả năng mắc bệnh mà còn ngừa bệnh tái phát hiệu quả:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như xà phòng,hóa chất, phấn hoa…
  • Lựa chọn chăn gối và quần áo cho bé có chất liệu cotton mềm mại, hạn chế các loại vải len dày không thoáng khí 
  • Không nên dùng xà phòng thơm để tắm cho bé, thay vào đó là những loại dịu nhẹ nhất dành riêng cho da trẻ sơ sinh
Chăm sóc làn da trẻ đúng cách giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh bùng phát
Chăm sóc làn da trẻ đúng cách giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh bùng phát
  • Khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm nên lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng. Tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất
  • Hạn chế để trẻ bị căng thẳng, lo lắng, nên giữ tinh thần bé thoải mái
  • Chú trọng vào việc giữ ẩm cho da bé. Mẹ nên bôi kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh ngay khi tắm cho bé xong. Không khí trong phòng ở cũng cần giữ độ ẩm vừa phải

Cha mẹ nên sớm áp dụng các biện pháp chăm sóc và khắc phục bệnh cho trẻ sơ sinh để tránh các chuyển biến xấu. Tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho con.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?