Viêm Da Dị Ứng Ở Nách: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nách là bộ phận nằm ở vị trí kín, có nhiều nếp gấp trên da và là khu vực mà các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Vùng da tại khu vực này cũng rất mỏng, nhạy cảm nên thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh trên da. Viêm da dị ứng ở nách là một trong những bệnh lý thường gặp, khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mất tự tin. Vậy nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở nách do đâu và làm sao để điều trị bệnh dứt điểm? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!

Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng ở nách

Viêm da dị ứng ở nách là bệnh ngoài da có thể xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em. Vùng da nách thường rất nhạy cảm, cấu trúc da mỏng nên dễ bị kích ứng nên đây là khu vực rất dễ khởi phát các bệnh lý về da như: viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da mủ,… Người bị bệnh viêm da dị ứng ở nách thường có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau:

  •  Vùng da ở nách và xung quanh nách đỏ rát, nổi mẩn nhỏ.
  • Nổi mụn nước hoặc mụn mủ, rỉ dịch ở các nang lông
  • Xuất hiện lớp vảy da chết bong tróc trên da vùng nách
  • Cảm giác ngứa ngáy râm ran, vô cùng khó chịu, đặc biệt càng về đêm càng ngứa ngáy hơn.
  • Bề mặt da sần sùi, thô sần, lỗ chân lông to
  • Sau một thời gian, mụn nước khô lại thì vùng da nách bị viêm da dị ứng có màu thâm sạm, thô ráp.
  • Nách có mùi hôi bất thường do mồ hôi tiết ra kết hợp với tình trạng viêm nhiễm.
Người bệnh viêm da dị ứng ở nách
Da nổi mụn mủ hoặc mụn nước, bề mặt da khô, bong tróc là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm da mủ

Các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng ở nách thường khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan rộng hơn, dẫn đến biến chứng bội nhiễm trên da.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở nách

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm da dị ứng ở nách là do tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài xâm nhập, tấn công vào lớp niêm mạc trên da, từ đó gây viêm nhiễm. Vùng da nách vốn là vùng da ẩm ướt do chứa nhiều tuyến mồ hôi hoạt động, vì vậy đây được xem là môi trường lý tưởng, thuận tiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây ra những triệu chứng viêm da. Các tác nhân gây viêm da dị ứng bao gồm:

  • Chăm sóc, vệ sinh da vùng nách không sạch sẽ: Vùng da nách không được vệ sinh cẩn thận, kỹ lưỡng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và phát triển mạnh, gây viêm nhiễm da.
  • Thời tiết nắng nóng: Viêm da dị ứng ở nách thường xảy ra khá nhiều vào mùa hè. Lúc này thời tiết nắng nóng, oi bức làm cho các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn, mồ hôi tiết ra nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.
  • Nhiễm trùng các nang lông vùng nách: Là tình trạng một hay nhiều nang lông ở vùng nách bị viêm nhiễm do tụ cầu vàng hoặc các vi khuẩn ký sinh trên các lỗ chân lông gây ra. Nếu để lâu ngày không được điều trị, bệnh có thể gây viêm da dị ứng ở nách.
  • Thói quen sử dụng lăn khử mùi hoặc dao cạo lông: Việc sử dụng dao cạo lông không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách làm cho nách bị tổn thương và khởi phát bệnh viêm da dị ứng ở nách. Các sản phẩm lăn khử mùi thường chứa một số hóa chất, chất tạo mùi hóa học không lành tính nên dễ gây kích ứng với những làn da nhạy cảm và gây viêm da.
  • Mặc quần áo, trang phục không phù hợp: Việc mặc quần áo quá chật, không thoát được mồ hôi hoặc quần áo có chất liệu dễ gây dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở nách.
  • Nguyên nhân khác: Nhiễm nấm da, sử dụng chất triệt lông hoặc tẩy wax lông, sử dụng thuốc điều trị bệnh,… 
Thói quen vệ sinh nách hoặc dùng dụng cụ không vệ sinh là nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở nách
Thói quen vệ sinh nách hoặc dùng dụng cụ không vệ sinh là nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở nách

Viêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm không?

Thông thường, viêm da dị ứng ở nách là bệnh lý ngoài da lành tính, không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh đúng cách thì có thể để lại thâm sẹo khó hồi phục hoặc nhiễm trùng da nghiêm trọng.

Các triệu chứng của bệnh thường khiến người bệnh vô cùng ngứa rát khó chịu, gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Vùng da nách khi bị viêm nhiễm trở nên thâm xỉn, sần sùi khiến người bệnh thiếu tự tin, khó chịu, đặc biệt là với các chị em phụ nữ. Về lâu dài, tình trạng viêm da dị ứng ở nách có thể để lại thâm sẹo vĩnh viễn trên bề mặt da, trở thành bệnh lý mãn tính, dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm được.

Trường hợp viêm da dị ứng ở nách không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng như viêm da dị ứng bội nhiễm, lây lan cả sang vùng da khác và bệnh hen suyễn kéo dài, nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm tới tính mạng.

Phương pháp điều trị viêm da dị ứng ở nách

Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm trên da mà sẽ có biện pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Để có thể biết được phương pháp nào điều trị phù hợp cho bản thân nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh trước lúc điều trị. Các phương pháp điều trị viêm da dị ứng ở nách phổ biến hiện nay bao gồm:

Dùng thuốc Tây để chữa trị bệnh

Sử dụng một số loại thuốc Tây là biện pháp nhiều người thường lựa chọn đầu tiên để làm giảm bớt triệu chứng bệnh. Tùy theo tình trạng mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi ngoài da và thuốc uống để khắc phục những tổn thương trên bề mặt da. Những loại thuốc thông dụng để điều trị viêm da dị ứng ở nách là: 

  • Thuốc sát trùng, sát khuẩn ngoài da (hồ nước, thuốc tím,…): Có tác dụng sát khuẩn bề mặt da, làm dịu da, giảm ngứa, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thuốc corticoid: Được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị các bệnh viêm da, trong đó có viêm da dị ứng. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm bớt tình trạng viêm nhiễm và triệu chứng dị ứng trên da. Tuy nhiên, bác sĩ da liễu đặc biệt khuyến cáo thời gian sử dụng thuốc không nên kéo dài quá 2 tuần vì có thể khiến cơ thể gặp tác dụng phụ như bào mòn da, tẩy trắng da, ảnh hưởng chức năng gan thận.
  • Thuốc Tacrolimus: Là loại thuốc ức chế miễn dịch, được ứng dụng trong điều trị các bệnh da liễu như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm eczema,… Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng và không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài. Việc lạm dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ ác tính hóa tế bào dẫn tới ung thư da.
  • Thuốc kháng Histamin: Terfenadin, Cetirizin, Fexofenadin, Astemizol…để làm giảm tình trạng ngứa ngáy dữ dội trên da. Tuy nhiên, loại thuốc này thường có thể gây ra một số tác dụng phụ cho hệ thần kinh như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt,… 
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn Cephalosporin, Penicilin…: Có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn da và mô mềm do bệnh ngoài da gây nên. 
  • Sản phẩm dưỡng ẩm cho da nách: Có tác dụng giữ độ ẩm cho da, cải thiện triệu chứng khô da, bong tróc da do bệnh gây ra.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh
Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh

Vùng da nách thường nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các sản phẩm bôi ngoài da. Vì vậy, trong khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh viêm da dị ứng người bệnh phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng để tránh những biến chứng, tác dụng phụ không mong muốn. Nếu phất hiện bất cứ triệu chứng khác thường nào sau khi dùng thuốc thì hãy chủ động liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. Ngoài ra, hãy bôi thuốc hoặc kem dưỡng sau 3-4 phút khi bạn đã vệ sinh và lau khô ráo vùng nách.

Sử dụng mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những biện pháp chữa viêm da dị ứng ở nách tại nhà để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nhọt. Một số biện pháp chữa bệnh bằng mẹo tại nhà như:

  • Chườm lạnh vùng da nách bị viêm nhiễm: Dùng 5-7 viên đá lạnh bọc trong khăn mềm, chườm trực tiếp lên vùng da nách. Biện pháp có thể giúp cải thiện nhanh các cơ ngứa ngáy, đau rát trên da.
  • Chữa viêm da dị ứng ở nách bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng và để ráo nước. Sau đó vò nát lá, đem đun sôi với 1-1,5 lít nước, bỏ thêm 1 thìa muối sạch. Sử dụng hỗn hợp nước vừa đun để tắm hoặc lau rửa nách hàng ngày.
  • Dùng lá lốt trị bệnh viêm da dị ứng: Dùng khoảng 10 lá lốt rửa sạch, xay hoặc giã nát, lọc lấy nước. Bạn có thể dùng nước thoa đều lên nách và giữ nguyên trong 15 phút và rửa sạch lại nách.
  • Tắm nước lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và đun sôi với 1,5 lít nước. Để nước nguội, dùng để tắm hoặc rửa hàng ngày, lấy bã lá khế xoa nhẹ lên phần da nách bị viêm.
Tắm nước lá kế, lá trầu không có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm da dị ứng ở nách
Tắm nước lá kế, lá trầu không có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm da dị ứng ở nách

Cách chữa bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà đa phần đều lành tính, an toàn, có thể giúp giảm bớt những triệu chứng tổn thương trên da. Tuy nhiên, các phương pháp này có tác dụng thuyên giảm với những triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ, chứ không thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm da dị ứng ở mức độ nặng. Tốt hơn hết để đạt được hiệu quả như mong muốn người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng nhé.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh

Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh cần phải hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý. Dưới đây là một số những lưu ý khi chăm sóc và phòng ngừa bệnh:

  • Tìm ra và tránh xa nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở nách cũng như những tác nhân có thể khởi phát bệnh.
  • Vùng da nách thường tiết nhiều mồ hôi, nhiều nếp gấp vì vậy vi khuẩn gây bệnh dễ tích tụ và phát triển. Do vậy, người bệnh cần chú ý tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng nách mỗi ngày.
  • Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm tẩy rửa, làm sạch cơ thể có độ pH phù hợp, thành phần tự nhiên, lành tính, không chứa hóa chất gây hại cho da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm làm mềm da, phục hồi da lành tính, dễ thấm, không chứa cồn hoặc hương liệu tổng hợp.
  • Hạn chế gãi mạnh, cào xước lên vùng da bị viêm nhiễm. Tránh tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất độc hại, kim loại, bụi bẩn,…
  • Thường xuyên làm sạch chăn đệm, ga giường, khăn tắm và cả những vật dụng cá nhân khác,… nhằm hạn chế nơi sinh sôi và cư trú của vi khuẩn.
  • Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin, độ ẩm cần thiết cho da. Đồng thời, không sử dụng những chất kích thích và thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa động vật và các chế phẩm từ sữa,…
Thường xuyên vệ sinh vùng da nách sạch sẽ để phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phát triển
Thường xuyên vệ sinh vùng da nách sạch sẽ để phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phát triển

Như vậy, bài viết đã cung cấp tới độc giả những thông tin về bệnh viêm da dị ứng ở nách. Bệnh có thể diễn tiến nặng thành bệnh da liễu mãn tính khó chữa và gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn đọc sớm phát hiện và có biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh thích hợp nhất. 

4.4/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?