Viêm Da Dị Ứng Ở Mặt Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Từ Chuyên Gia

Cập nhật: 28/03/2024

Viêm da dị ứng ở mặt là nỗi lo lắng của bất kỳ người nào mắc phải. Bệnh không chỉ gây ra các triệu chứng dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa mà còn để lại nguy cơ sẹo thâm khó phục hồi, gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này có khả năng tái phát cao, tiến triển phức tạp và rất khó điều trị dứt điểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới độc giả những kiến thức cần thiết nhất để bảo vệ làn da trước sự tấn công của căn bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng ở mặt

Bệnh viêm da dị ứng ở mặt chủ yếu khởi phát khi thời tiết thay đổi. Những tổn thương do căn bệnh này gây ra mặc dù không có tính lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng tới các vùng da lân cận. Khi diện tích da tổn thương lớn, việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn.

viem-da-di-ung-o-mat-dau-hieu
Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng ở mặt

Da mặt là vùng đặc biệt nhạy cảm, có cấu trúc mỏng, dễ bị tổn thương. Do vậy, các tổn thương mặt do viêm da dị ứng thường có mức độ nặng hơn, nguy cơ gây biến chứng cao hơn so với các vùng còn lại. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu như:

  • Da mặt bị viêm da dị ứng mất đi độ ẩm cần thiết, căng cứng sau khi rửa mặt, cảm giác nóng rát.
  • Xuất hiện các vảy da chết bong tróc tróc trên mặt.
  • Vùng da quanh má thường đỏ rát, ngứa ngáy khó chịu. Cảm giác ngứa râm ran thường gia tăng về đêm.
  • Mụn nước hoặc mụn chứa mủ viêm có kích thước nhỏ mọc chủ yếu ở vùng trán, cằm, hai má.
  • Cảm giác châm chích, da mất đi sự mịn màng, trở nên thô sần.

Thông thường, các biểu hiện viêm da dị ứng có thể ổn định và thuyên giảm sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, người bệnh không nên có tâm lý chủ quan trong điều trị. Viêm da dị ứng ở mặt có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần mỗi khi gặp điều kiện thuận lợi.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng mặt

Viêm da dị ứng ở mặt là bệnh lý mãn tính, có liên quan tới sự rối loạn hệ miễn dịch, gen di truyền và cấu tạo của da. Bên cạnh đó, sự tác động của một số yếu tố khách quan cũng góp phần khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ, diễn biến khó lường.

  • Yếu tố di truyền: Bệnh viêm da dị ứng mặt có khả năng di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Người bệnh có bố hoặc mẹ từng điều trị căn bệnh này sẽ có nguy cơ mắc cao hơn nhóm còn lại.
  • Môi trường sống và làm việc: Viêm da dị ứng có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có tính bào mòn, khói bụi, rác thải công nghiệp có khả năng mắc bệnh cao, lớp màng bảo vệ da suy yếu dần.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Việc lạm dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc thuốc bôi ngoài da chứa corticoid mà không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sẽ khiến da trở nên bong tróc, dễ tổn thương, dẫn tới mắc bệnh viêm da dị ứng ở mặt.
  • Thói quen: Các biểu hiện viêm da dị ứng thường xuất hiện ở vùng da mặt do tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ. Mặt khác, thói quen sờ tay lên mặt hoặc không đeo khẩu trang, sử dụng kem chống nắng đã trở thành yếu tố xúc tác khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
  • Thời tiết: Mỗi khi thời tiết giao mùa sẽ dẫn tới sự xáo trộn mạnh mẽ của nhiệt độ, ánh nắng, sức gió, khiến cho số lượng tác nhân gây kích ứng tăng lên, tấn công gây rối loạn hệ miễn dịch, da mặt bị đỏ, ngứa bong tróc.

Viêm da dị ứng trên mặt có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da dị ứng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt khi các tổn thương này xuất hiện trên da mặt sẽ gây nên những lo lắng về sẹo thâm, sẹo rỗ. Dưới đây là một số biến chứng mà bạn có thể phải đối mặt:

  • Viêm da dị ứng có vết thương hở, bị vi khuẩn cư trú và tấn công gây mụn viêm, sưng to và chứa mủ.
  • Nguy cơ để lại các vết thâm, sẹo xấu khó phục hồi trên da mặt.
  • Hình thành tâm lý tự ti, mặc cảm, e ngại trong giao tiếp hằng ngày.
  • Tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra nhiễm trùng huyết.
  • Viêm da dị ứng ở mặt nếu xuất hiện ở gần mắt, ảnh hưởng tới các dây thần kinh và tăng nguy cơ các bệnh về giác mạc.
  • Triệu chứng toàn thân gây mệt mỏi, ngứa ngáy ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và thậm chí sốt nhẹ, lây lan tổn thương sang các vùng da khác.

Hướng dẫn điều trị viêm da dị ứng ở mặt

Có nhiều cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa mỗi người bác sĩ sẽ khám và đưa ra phác đồ chữa phù hợp nhất. Theo đó, có một số phương pháp chữa viêm da dự ứng được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Điều trị viêm da mặt dị ứng bằng thuốc Tây

Phác đồ nhằm loại bỏ viêm da dị ứng ở mặt bằng phương pháp Tây y thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt. Phù hợp dùng cho trường hợp mới khởi phát, cấp tính hoặc tổn thương diện rộng, viêm da dị ứng bội nhiễm. Bên cạnh đó, để tránh nguy cơ tái dụng phụ, bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

  • Thuốc bôi: Để khắc phục nhanh các triệu chứng ngoài da, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có khả năng cấp ẩm, làm mềm da hoặc giảm ngứa, kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn. Một số loại thuốc bôi ngoài da phổ biến sẽ chứa hàm lượng corticoid nhất định, nên hạn chế bôi trên diện tích da quá lớn hoặc lạm dụng lâu dài.
  • Thuốc uống: Trường hợp bệnh tiến triển nhanh, có xu hướng tái phát nhiều lần, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc uống song song phương pháp điều trị ngoài da như kháng sinh, thuốc dị ứng, kháng histamin hoặc giảm đau, kháng viêm.
  • Liệu pháp ánh sáng: Nếu bệnh nhân không đáp ứng tích cực với các phương pháp điều trị trước đó, việc áp dụng liệu pháp ánh sáng sẽ được cân nhắc. Thông qua các tia cực tím, những vùng bị ảnh hưởng bởi viêm da dị ứng sẽ được khắc phục nhanh chóng, giảm ngứa, làm lành nhanh, chống nhiễm trùng.

Cách chữa dị ứng da tại nhà

Các cách chữa viêm da dị ứng bằng cây thuốc nam tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị và đảm bảo tính an toàn cao. Tuy nhiên do dược tính thấp nên đa số bài thuốc chữa viêm da dị ứng ở mặt tại nhà thường chỉ phù hợp dành cho trường hợp mới khởi phát.

  • Cách chữa da mặt bị ngứa lá trầu không: Đun lá trầu không và tắm toàn thân hằng ngày giúp bạn loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
  • Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối: Để loại bỏ dầu thừa, rửa sạch vết mụn viêm, bạn có thể thay thế các loại sữa rửa mặt bằng việc sử dụng nước muối sinh lý hằng ngày.
  • Dùng yến mạch chữa dị ứng ở mặt: Ngâm 1 thìa bột yến mạch và dùng mát xa nhẹ nhàng trên da giúp bạn dễ dàng lấy đi lớp da chết, làm mềm mịn và cấp ẩm nhanh.

Viêm da dị ứng ở mặt kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với thể bệnh và thể trạng, người bệnh nên thiết lập và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, tránh xa các thực phẩm sau:

  • Đồ uống chứa cồn, chứa gas, phẩm màu hóa học hoặc sử dụng chất gây nghiện, kích thích như cà phê, nước tăng lực hoặc thuốc lá…
  • Sử dụng đồ ăn cay nóng, có vị mặn. Sử dụng nhiều các gia vị này có thể dẫn tới nguy cơ suy gan, thận, giảm hoạt động đào thải độc tố, dẫn tới tình trạng ứ trệ và phát ra bên ngoài.
  • Sữa và các chế phẩm được làm từ sữa. Đồng thời tránh xa các loại bánh, kẹo ngọt.
  • Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều lần, thực phẩm đóng hộp…
  • Các loại thực phẩm có tính kích ứng cao như hải sản, thịt đỏ hoặc đồ ăn nhiều đạm. Một số thành phần có trong các loại thịt đỏ có thể tăng khả tăng hình thành sắc độ đậm màu, gây thâm da.

Những lưu ý khi chăm sóc và phòng ngừa

Trong quá trình chăm sóc và phục hồi da, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  • Rửa mặt với nước ấm ngày 2 lần, mát xa nhẹ nhàng toàn bộ da mặt để tránh cho bụi bẩn, dầu thừa và bọt sữa rửa mặt đọng lại các lỗ chân lông.
  • Vệ sinh kỹ vùng sau tai và cánh mũi, tránh để xà phòng vào mắt.
  • Ưu tiên lựa chọn sản phẩm làm sạch có độ pH phù hợp, dạng gel hoặc bọt mịn, có thành phần tự nhiên lành tính.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ, dễ thấm, không cồn hay hương liệu để bôi lên da mặt.
  • Trước khi đi ra đường nên bảo vệ da bằng lớp kem chống nắng có chỉ số spf ít nhất là 50 và thoa lại sau mỗi 4 tiếng.
  • Trường hợp có trang điểm, trước bước rửa mặt bạn nên tẩy trang lại với dầu, nước hoặc sáp tẩy trang.
  • Rửa sạch tay trước khi thoa bất cứ loại mỹ phẩm nào lên mặt, hạn chế gãi mạnh.
  • Làm sạch chăn, ga, đặc biệt là khăn mặt. Tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú.
  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng đến từ lông thú cưng, kim loại, thực phẩm, khói bụi, nhiệt độ…

Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về bệnh viêm da dị ứng ở mặt. Mong rằng qua đó, độc giả có thể tích lũy thêm những hiểu biết để điều trị và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC