Viêm da dầu ở cánh mũi: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả

Viêm da dầu ở cánh mũi là hiện tượng phổ biến khi thời tiết thay đổi, rối loạn tuyến bã nhờn và sự tấn công của nấm ngứa. Bệnh khiến vùng da mũi của người mắc trở nên khô rát, mẩn đỏ và tróc vảy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này và hướng dẫn cách điều trị phù hợp mọi loại da.

Dấu hiệu nhận biết viêm da dầu ở cánh mũi 

Viêm da dầu (viêm da tiết bã nhờn) là bệnh lý mãn tính, thường khởi phát trên các vùng da có sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn. Trong đó, viêm da dầu ở cánh mũi là tình trạng phổ biến hơn cả. Vùng chữ T (trán, mũi) thường có nhiều dầu tiết ra, do cấu tạo cánh mũi nên các bụi bẩn và dầu thừa dễ dàng đọng lại. Khi vệ sinh, đa số người bệnh chỉ tập trung làm sạch phần dễ dàng nhìn thấy, đôi khi bỏ quên hoặc không rửa kỹ cánh mũi và các khe, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao.

Dấu hiệu nhận biết viêm da dầu ở cánh mũi 
Dấu hiệu nhận biết viêm da dầu ở cánh mũi

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Phía sau cánh mũi khô rát, mất đi độ ẩm. Thường gây cảm giác đau hoặc căng da mỗi khi cử động vùng mũi.
  • Vùng da quanh mũi bị đỏ
  • Hai bên cánh mũi bị tróc da, kèm theo vảy màu trắng đục.
  • Đa số trường hợp đều không ghi nhận phản ứng ngứa quá tiêu cực. Chủ yếu là rát nhẹ hoặc ngứa râm ran.
  • Da mặt đổ nhiều dầu hơn và có xu hướng lan sang các vùng da khác như má, cằm, sau tai, gây viêm da dầu ở mặt.
  • Bề mặt tổn thương bằng phẳng, rất ít trường hợp xuất hiện vết thương hở. Nếu tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và gây bít tắc khi không được làm sạch có thể gây ra mụn trứng cá.

Viêm da dầu cánh mũi – nguyên nhân do đâu?

Viêm da dầu ở cánh mũi thường có xu hướng tái phát nhiều lần, mức độ tổn thương sẽ lớn hơn sau mỗi đợt. Chính vì vậy, tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát khả năng tái đi tái lại của bệnh.

Viêm da dầu ở cánh mũi có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm
Viêm da dầu ở cánh mũi có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm
  • Vệ sinh da: Trong quá trình vệ sinh và làm sạch da, người bệnh thường dễ dàng bỏ qua phần hai bên cánh mũi. Do cấu tạo đặc thù nên điều này sẽ khiến cho bọt xà phòng, bụi bẩn sót lại gây nên mụn trứng cá, đầu đen và viêm da dầu ở cánh mũi.
  • Chế độ dinh dưỡng: Khi cơ thể thường xuyên tiếp nhận các chất độc hại, dầu mỡ, đồ ngọt sẽ dẫn tới khả năng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và giảm năng suất làm việc của các bộ phận có nhiệm vụ đào thảo độc tố.
  • Thời tiết thay đổi: Viêm da dầu ở cánh mũi có xu hướng khởi phát mạnh mẽ vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô và độ ẩm trong không khí thấp, da dễ bị suy yếu và mất đi độ ẩm.
  • Di truyền cận huyết: Bệnh được xếp vào thể tự miễn, nên mặc dù không có tính lây lan nhưng tỷ lệ mắc ở những người mà bố hoặc mẹ từng điều trị viêm da dầu sẽ cao hơn.
  • Đặc điểm da: Người thuộc tuýp da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu sẽ có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Nếu không chăm sóc kỹ lưỡng sẽ dẫn tới tồn đọng dầu thừa trên da, gây bít tắc và viêm nhiễm. Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng viêm da tiết bã ở mặt và viêm da tiết bã ở cánh mũi.

Viêm da dầu ở cánh mũi có chữa được không? Nguy hiểm không

Mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống và tính mạng, nhưng với đặc điểm dễ tái phát, tiến triển dai dẳng, khó lường, viêm da tiết bã ở mũi có thể làm giảm tính thẩm mỹ, tạo rào cản tâm lý người bệnh.

Viêm da dầu ở cánh mũi có chữa được không
Viêm da dầu ở cánh mũi có chữa được không

Viêm da dầu hai bên cánh mũi có thể nhanh chóng lan ra toàn mặt, gây tổn thương ở vùng má, cằm hoặc gần mắt khiến nguy cơ sẹo thâm tăng cao, kéo dài thời gian phục hồi. Do thuộc thể mãn tính nên đến nay, y học vẫn chưa có phương pháp nào khắc phục tận gốc căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng cách điều trị, kết hợp duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, có thể giúp bạn giảm thiểu tới 90% các biểu hiện ngoài da.

Các biện pháp điều trị viêm da dầu cánh mũi

Để có thể lựa chọn các biện pháp phù hợp với tình trạng và đặc điểm làn da, bạn nên tới thăm khám tại bệnh viện uy tín và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số gợi ý mà người bệnh không nên bỏ lỡ:

Mẹo chữa viêm da dầu ở cánh mũi bằng mẹo dân gian

Việc tận dụng các nguyên liệu tự nhiên giúp đảm bảo tính an toàn cao, tiết kiệm chi phí điều trị. Bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu thiên quen thuộc, có thể điều trị tại nhà đơn giản, dễ dàng. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa dưới đây:

  • Chữa viêm da dầu cánh mũi bằng dâu tằm: Trong lá cây dâu tằm chứa nhiều hợp chất giúp sáng da, mờ thâm, tẩy da chết nhẹ nhàng, tái tạo và nuôi dưỡng màng bảo vệ. Để phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn có thể đem đun từ 10 – 20 lá với 200ml nước. Sau đó dùng rửa mặt hằng ngày.
  • Bài thuốc từ hạt đỗ đen: Đem hạt đỗ đen rửa sạch, sau đó rang kỹ trên chảo nóng. Nên đảo đều tay, để lửa nhỏ để tránh bị cháy. Sau khoảng 30 – 45 phút, đổ 1 bát nước lớn vào và đun sôi. Dùng uống hằng ngày có khả năng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
  • Dùng mật ong: Sử dụng mật ong nguyên chất, bôi trực tiếp lên vùng da mũi đã được làm sạch. Sau khoảng 15 phút có thể rửa kỹ lại với nước ấm. Thực hiện ngày 1 lần vào buổi tối giúp kháng khuẩn, cấp ẩm, chống oxy hóa cho da.

Ngoài ra còn rất nhiều cách chữa dân gian tại nhà bằng là trầu không, dầu dừa,… Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý các mẹo dân gian chỉ phù hợp với dạng bệnh nhẹ, một số bài thuốc chỉ mang tính truyền miệng, thiếu cơ sở khoa học.

Thuốc chữa viêm da dầu ở cánh mũi

Các phương pháp điều trị từ Tây y có khả năng khắc phục biểu hiện ngoài da một cách nhanh chóng, tiện lợi khi sử dụng, phù hợp đối với các thể bệnh lâu năm. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo kỹ chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Thuốc chữa viêm da dầu ở cánh mũi
Thuốc chữa viêm da dầu ở cánh mũi

Thuốc bôi: 

Để lại bỏ dấu hiệu khô rát, bong tróc, người bệnh cần các sản phẩm có khả năng loại bỏ da chết, ức chế nấm, giới hạn diện tích tổn thương… mà không bào mòn da. Một số loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn dạng bôi ngoài da phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định là:

  • Thuốc bạt sừng: Thành phần thường chứa acid salicylic có tác dụng làm tróc nhẹ lớp sừng, lấy đi da chết, sát khuẩn. 
  • Thuốc kháng nấm: Các sản phẩm này tập trung làm suy yếu hoạt động của nấm, tăng nồng độ squalene nội bào gây dẫn tới tiêu diệt các loại nấm ngứa trên da.
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin: Chỉ định dùng trong trường hợp không phù hợp điều trị bằng corticoid, có khả năng ổn định miễn dịch, giảm khả năng sản xuất chất gây viêm, cải thiện biểu hiện ngoài da.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Để điều trị viêm da dầu cánh mũi, người bệnh nên ưu tiên các sản phẩm chứa corticoid hàm lượng nhẹ tới trung bình (nhóm 4 đến nhóm 7). Thuốc có khả năng lấy đi lớp da chết, giảm kích ứng, kích thích sản sinh tế bào mới.

Thuốc uống: 

Trong điều trị bệnh viêm da dầu ở cánh mũi, các bác sĩ sẽ kết hợp song song giữa việc sử dụng thuốc bôi ngoài da và viên uống điều trị bên trong. Thông thường, tùy theo thể bệnh và thể trạng, người mắc có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, vitamin E, kẽm, thuốc kháng histamin…

Cách phòng ngừa hiệu quả viêm da dầu ở mũi

Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh viêm da dầu ở cánh mũi.

  • Chú ý vệ sinh da đều đặn, đúng cách, làm sạch kỹ phần cánh mũi để tránh đọng lại bụi bẩn hoặc bọt rửa mặt.
  • Không ăn quá nhiều đồ ngọt, cay hoặc lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Tích cực bổ sung vitamin, chất khoáng và cấp ẩm cho da.
  • Thường xuyên làm sạch khăn mặt, chăn gối và không gian sống.
  • Sử dụng kem chống nắng, dưỡng ẩm và khẩu trang bảo vệ da khi đi ra ngoài.
  • Lựa chọn sản phẩm làm sạch có độ pH phù hợp, lành tính từ thiên nhiên.

Bài viết đã giới thiệu tới độc giả những thông tin tổng quát nhất về tình trạng viêm da dầu ở cánh mũi. Hy vọng độc giả có thể “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc nhận diện, phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này. 

4.1/5 - (8 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?