Viêm Da Cơ Địa Kiêng Gì Để Ngăn Bệnh Tái Phát Và Nhanh Khỏi

Viêm da cơ địa kiêng gì là chủ đề giành được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Một lối sống khoa học chính là chìa khóa giúp phục hồi da như ban đầu, chống lại nguy cơ tái phát. Ngược lại, sự thiếu hiểu biết về vai trò của dinh dưỡng sẽ là nguyên nhân khiến các tổn thương da lan rộng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới độc giả những điều nên và không nên làm khi mắc viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa kiêng những gì là tốt nhất?

Viêm da cơ địa là dạng bệnh mãn tính, khiến người làn da xuất hiện các nốt mẩn ngứa, bong tróc, khô rát, mẩn đỏ và có thể xuất hiện vết nứt rỉ máu, có dịch viêm. Mặc dù không có tính lây lan từ người sang người, song bệnh có thể tiến triển nhanh từ giai đoạn nhẹ sang mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần và có khả năng di truyền.

Tâm lý chủ quan và sự thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong điều trị khiến người bệnh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc viêm da cơ địa kiêng gì? Nếu duy trì tốt, bạn có thể kiểm soát trạng thái và mức độ tổn thương da. Ngược lại, lối sống thiếu điều độ, khoa học sẽ là nguyên nhân khiến bạn đối mặt với những biến chứng nguy hiểm và hầu như không thể phục hồi. Sau đây là một số chỉ dẫn của chuyên gia dành cho người bệnh đang mang cho mình thắc mắc viêm da cơ địa kiêng gì?

Viêm da cơ địa không nên ăn gì?

Khi nhắc đến các yếu tố trong danh sách viêm da cơ địa kiêng gì, không thể không nhắc đến vai trò của chế độ dinh dưỡng. Việc kiêng khem không còn là vấn đề của các bài thuốc Đông y như những quan niệm cũ. Hiện nay, dù chọn đang dùng thuốc chữa viêm da cơ địa theo đông y, tây y hay bất kỳ phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần lưu ý tránh xa các loại thực phẩm sau:

Khi nhắc đến các yếu tố trong danh sách viêm da cơ địa kiêng gì, không thể không nhắc đến vai trò của chế độ dinh dưỡng.
Khi nhắc đến các yếu tố trong danh sách viêm da cơ địa kiêng gì, không thể không nhắc đến vai trò của chế độ dinh dưỡng.

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh và có gia vị cay là món ăn khoái khẩu của không ít người. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo cao, cùng các chất phụ gia, bảo quản sẽ khiến lượng độc tố tích tụ trong cơ thể gia tăng, làm trì trệ hoạt động của các cơ quan, tăng sinh chất hóa học trung gian từ đó dẫn tới cảm giác ngứa ngáy, khô nóng da và sưng viêm.

Viêm da cơ địa cần kiêng sản phẩm từ sữa

Sữa bò và các thực phẩm từ sữa bao gồm sữa chua, pho mai, bơ, kem… có khả năng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn tới nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng sưng viêm kéo dài, có thể khô rát tạo thành vết thương hở, tăng khả năng tái phát.

Tránh xa các đồ ăn nhiều đạm

Thịt đỏ hoặc các loại thịt béo, chứa nhiều chất khiến dạ dày khó tiêu hóa và gây sưng viêm cho da. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm này có thể làm cho da sẽ kích thích cảm giác ngứa ngáy, lượng sắc tố trong các loại thịt đỏ gia tăng nguy cơ thâm sẹo.

Hạn chế đồ ngọt

Đối với những người đang dành sự quan tâm tới việc viêm da cơ địa kiêng gì thì đáp án chính là các loại bánh ngọt, kẹo, đường trắng… nếu lạm dụng quá nhiều các thực phẩm này sẽ khiến gia tăng đường huyết, gây kích ứng, mẩn đỏ da. Thêm vào đó, hàm lượng phẩm màu, chất phụ gia cao có thể gây nổi mụn nước hoặc dẫn tới sưng viêm.

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Mặc dù là các thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình, nhưng việc dung nạp vào cơ thể lượng tinh bột lớn sẽ kéo theo nguy cơ đầy bụng, khó tiêu, táo bón… tăng lượng ứ khí, giải phóng qua da tạo thành nốt mẩn ngứa, sưng viêm. Bên cạnh đó, hàm lượng insulin trong máu có thể tăng cao, dẫn tới biến chứng mẩn ngứa do bệnh tiểu đường.

Các món muối chua

Các đồ ăn như dưa muối hoặc cà muối, kim chi tiềm ẩn lượng lớn axit khiến tổn thương tới hoạt động của gan, thận và dạ dày. Từ đó làm cho quá trình đào thảo độc tố bị ngưng trệ, tăng lượng hóa học trung gian gây kích ứng, bộc phát qua da, khiến tình trạng sưng viêm, khô rát trở nên trầm trọng hơn. 

Đồ ăn có tính dị ứng

Viêm da cơ địa kiêng gì?, hạn chế hải sản
Viêm da cơ địa kiêng gì?, hạn chế hải sản

Người bệnh nên hạn chế ăn các loại hải sản như tôm, cua, ngao, ốc, hàu… do có tính kích ứng cao, gây viêm da, mẩn ngứa, tăng sinh histamin khiến bệnh lâu khỏi.

Đồ uống có cồn

Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích hoặc thuốc lá chính là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng khó phục hồi. Không chỉ làm tổn hại chức năng gan, thận, dạ dày, sức đề kháng mà nguy cơ nhiễm trùng, viêm da cơ địa mãn tính ở nhóm người này cũng cao hơn so với nhóm còn lại.

Những điều cần kiêng khem trong lối sống

Ngoài chế độ ăn kiêng, người quan tâm đến chủ đề viêm da cơ địa kiêng gì cần chú trọng tới duy trì lối sống khoa học. Một số điều người bệnh cần đặc biệt chú ý trong chế độ sinh hoạt hằng ngày gồm:

Những điều cần kiêng khem trong lối sống
Những điều cần kiêng khem trong lối sống
  • Tránh chà xát mạnh vào vùng da bị tổn thương mỗi khi vệ sinh hoặc bôi thuốc.
  • Không sờ tay lên mặt, má hoặc các vùng da có dấu hiệu viêm da cơ địa khi chưa được vệ sinh kỹ càng.
  • Không tắm quá lâu, sử dụng sản phẩm có tính tẩy mạnh hoặc dạng tẩy, hạt to. Nếu được, người bệnh có thể tham khảo một số loại lá tắm chữa viêm da cơ địa để thay thế cho các loại sản phẩm tẩy rửa thông thường.
  • Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng quá lâu mà không có bất cứ sự bảo vệ hoặc che chắn nào.
  • Không sử dụng quần áo quá bó, chật hoặc làm từ các chất liệu dày, nhiều họa tiết, dễ gây kích ứng như len, lông nhân tạo…

Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì?

Ngoài việc thực hiện nghiêm ngặt chế độ kiêng khem, người bệnh nên lưu ý bổ sung các thực phẩm cần thiết cho cơ thể như:

Thực phẩm tốt cho viêm da cơ địa
Thực phẩm tốt cho viêm da cơ địa
  • Các loại vitamin C, kẽm và chất xơ để tăng khả năng phục hồi vết thương, giảm thâm sẹo.
  • Bổ sung nước cần thiết cho cơ thể thông qua các loại nước tinh khiết, trà, hoặc sinh tố.
  • Thay thế các loại dầu động vật bằng dầu thực vật từ hạt đậu nành, hướng dương, mè, olive…
  • Sử dụng các loại ngũ cốc, hạt để giảm thiểu lượng tinh bột mà cơ thể hấp thụ mỗi ngày.
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin E, protein để thúc đẩy hình thành da mới.

Lời khuyên giúp phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là căn bệnh tự miễn, có yếu tố di truyền và kéo dài dai dẳng. Chính vì vậy, ngoài việc tìm hiểu viêm da cơ địa kiêng gì, người bệnh không nên bỏ qua các biện pháp phòng ngừa như:

  • Vệ sinh da thường xuyên mỗi ngày, chỉ nên để da tiếp xúc với nước trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Dùng các sản phẩm làm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc tắm với các loại nước lá cây.
  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ sâu kéo dài từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Không nên ngủ sau 23h.
  • Sử dụng các trang phục thấm hút tốt, rộng rãi, thoáng mát.
  • Nên dùng các loại kem dưỡng ẩm toàn thân vào buổi tối và kem chống nắng bảo vệ da vào buổi sáng.
  • Tránh tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa mạnh, lông thú cưng, kim loại hoặc hóa chất độc hại.
  • Hạn chế sờ tay lên mặt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang khi phải đi ra ngoài đường để tránh bụi bẩn bám trên da.
  • Khi phát hiện các biểu hiện bất thường trên da, cần nhanh chóng tới thăm khám tại các bệnh viện da liễu gần nhất, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh bệnh tiến triển nặng.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp độc giả có được đáp án thỏa đáng cho thắc mắc viêm da cơ địa kiêng ăn gì. Qua đó trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa căn bệnh này. 

XEM THÊM: Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?