Viêm cổ tử cung sau sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn cho sản phụ

Viêm cổ tử cung sau sinh là tình trạng xảy ra phổ biến ở các sản phụ. Quá trình điều trị không đúng cách hoặc thiếu hiểu biết có thể dẫn tới các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc bé. Thông tin chi tiết về các khắc phục và phòng ngừa sẽ được gửi tới độc giả thông qua bài viết dưới đây.

Viêm cổ tử cung sau sinh là gì?

Viêm cổ tử cung sau sinh là chứng bệnh phổ biến ở các chị em. Những tổn thương phần niêm mạc cổ tử cung thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người mắc, đồng thời dẫn tới biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm cổ tử cung sau sinh là chứng bệnh phổ biến ở các chị em.
Viêm cổ tử cung sau sinh là chứng bệnh phổ biến ở các chị em.

Thông thường, tình trạng này có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào, chủ yếu là nhóm có độ tuổi từ 18 – 50. Từ những triệu chứng ban đầu như ngứa ngáy vùng kín, đau bụng dưới hoặc xương chậu, chảy máu khác thường, bệnh có thể chuyển sang cấp độ nặng đòi hỏi can thiệp ngoại khoa và khả năng phục hồi thấp.

Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm cổ tử cung sau sinh

Bệnh viêm cổ tử cung diễn biến theo dạng cấp và mãn tính. Thời gian điều trị ở giai đoạn cấp tính sẽ đơn giản với khả năng phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, việc chủ quan bỏ lỡ thời điểm vàng khi điều trị hoặc áp dụng sai cách sẽ khiến chị em đối diện với một số biến chứng như:

  • Bệnh lý vùng chậu: Vùng chậu là khu vực bao gồm các bộ phận sinh dục quan trọng như cổ tử cung, ống dẫn trứng, tử cung và buồng trứng… Nếu một bộ phận bị viêm nhiễm sẽ nhanh chóng lây lan sang vùng lân cận, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng khoang bụng.
  • Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung: Các khối u có thể hình thành khi bị tấn công quá mức bởi vi khuẩn, nấm men… Bên cạnh những khối u lành tính, các khối u ác tính sẽ phát triển và gây ung thư cổ tử cung.
  • Hiếm muộn hoặc vô sinh: Dưới tác động của vi khuẩn, mầm mống gây bệnh, độ cân bằng pH trong âm đạo sẽ bị mất đi. Điều này gây ra tình trạng giảm tuổi thọ của các tinh binh, hạn chế quá trình bơi đến trứng. Mặt khác, viêm nhiễm lâu ngày sẽ làm tổn thương tới ống dẫn trứng, buồng trứng, khiến việc mang thai trong tương lai trở nên khó khăn hơn với các cặp vợ chồng trẻ.

Những nguyên nhân gây viêm cổ tử cung sau sinh

Nguy cơ viêm cổ tử cung ở nhóm phụ nữ sau sinh thường lớn hơn so với phụ nữ bình thường. Chính vì vậy, nhận định chính xác những nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ cơ thể.

  • Sự thay đổi hormone: Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ phải trải qua sự thay đổi mạnh mẽ trong quá trình sản sinh hormone sinh lý nữ. Đây là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự khỏe mạnh của cổ tử cung. Sự thiếu hụt estrogen hoặc dư thừa quá nhiều progesterone đều sẽ dẫn tới tăng nguy cơ mắc viêm lộ tuyến.
  • Nhiễm trùng: Trải qua quá trình sinh sản, tầng sinh môn thường dễ dàng bị tổn thương. Khi đó, niêm mạc tại khu vực môi âm đạo sẽ dễ dàng bị vi khuẩn, vi trùng, nấm men tấn công gây hại.
  • Vệ sinh vùng kín: Dù sinh thường hay sinh mổ,  môi trường âm đạo của người bệnh đều bị thay đổi, dẫn tới sản xuất khí hư bất thường, viêm sưng, đau rát, chảy máu. Quá trình vệ sinh sai sách, hoặc kiêng khem quá đà sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công.
  • Chế độ sinh hoạt tình dục: Rất nhiều cặp vợ chồng tiến hành quan hệ quá sớm sau khi sinh xong. Điều này khiến cho tầng sinh môn chưa phục hồi hoàn toàn tiếp tục bị viêm nhiễm. Vi khuẩn sẽ lây lan từ âm đạo, tấn công vào cổ tử cung chưa khép kín sau khi sinh em bé.

Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng

Sau đây là những triệu chứng thường gặp khi bị viêm cổ tử cung sau sinh mà các bà mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua:

Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của viêm cổ tử cung sau sinh
Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của viêm cổ tử cung sau sinh
  • Đau nhức vùng xương chậu, vùng bụng dưới, thắt lưng hoặc ở háng.
  • Phụ nữ sau sinh thường cảm thấy đau rát vùng kín khi tiến hành quan hệ tình dục.
  • Dưới sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn, nấm ngứa sẽ khiến các tế bào ở cổ tử cung bị viêm nhiễm hoặc bào mòn, tăng dịch tiết âm đạo. Khí hư và dịch tiết ra thường ở dạng đặc, màu khác thường như trắng đục, vàng xanh hoặc xuất huyết.
  • Tiểu buốt hoặc tiểu rắt, cảm thấy nóng rát khi đi tiểu do môi âm đạo bị tổn thương.
  • Lớp niêm mạc cổ tử cung tổn thương quá mức sẽ dẫn tới viêm loét, chảy máu bất thường.

Hướng dẫn cách điều trị viêm cổ tử cung sau sinh an toàn nhất

Mỗi phương pháp luôn tồn tại những ưu và nhược điểm khác nhau. Người bệnh nên chủ động tìm hiểu thông tin, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với đặc điểm cơ địa của bản thân, tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh mắc sai lầm không đáng có.

Người bệnh nên chủ động tìm hiểu thông tin, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với đặc điểm cơ địa của bản thân
Người bệnh nên chủ động tìm hiểu thông tin, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với đặc điểm cơ địa của bản thân

Chữa viêm cổ tử cung sau sinh tại nhà

Mặc dù không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh viêm cổ tử cung sau sinh. Tuy nhiên, người bệnh có thể cân nhắc áp dụng với vai trò hỗ trợ.

  • Sữa chua: Chị em có thể bôi trực tiếp sữa chua không đường vào bề mặt ngoài của âm đạo để lợi khuẩn lactobacillus cân bằng môi trường pH bên trong. Sau đó rửa lại với nước ấm sau khoảng 10 phút.
  • Lá trầu không: Đun nước lá trầu không và dùng để vệ sinh vùng kín hằng ngày có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm vết thương.
  • Dầu dừa: Dùng tăm bông, chấm nhẹ dầu dừa lên vùng bị tổn thương ở môi âm đạo. Sau đó rửa lại với nước ấm. Áp dụng đều đặn ngày 1 lần sẽ có tác dụng kháng khuẩn, giảm nóng rát…

[pr_middle_post]

Thuốc Tây điều trị viêm cổ tử cung sau sinh

Bên cạnh khả năng đem lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Sự đa dạng trong các sản phẩm điều trị viêm cổ tử cung có thể khắc phục tối đa các biểu hiện bệnh.

  • Thuốc kháng sinh: Việc áp dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ sau sinh cần sự chỉ định nghiêm ngặt từ các chuyên gia do những ảnh hướng tới nguồn sữa mẹ. Chị em có thể tham khảo dùng azithromycin hoặc amoxicillin trong thời gian ngắn.
  • Thuốc bôi ngoài: Để loại bỏ các triệu chứng khó chịu ở vùng kín, chị em nên sử dụng các loại thuốc bôi như Nizoral, gentrisone, clotrimazol, betaderm neomycin,…
  • Thuốc dạng viên đặt: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong phác đồ điều trị viêm cổ tử cung sau sinh. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý vệ sinh tay và vùng kín sạch sẽ. Sau đó từ từ đặt thuốc vào trong, nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Một số sản phẩm phổ biến như: Fluomizin, Ovumix, SD VAG, Polygynax…

Phương pháp Đông y điều trị viêm cổ tử cung sau sinh

Các bài thuốc Đông y tuy đảm bảo cân bằng được cả hai yếu tố tính hiệu quả và an toàn. Mặc dù vậy, phương pháp này thường đòi hỏi người dùng đun sắc cầu kỳ và áp dụng trong thời gian dài.

  • Bài thuốc ngâm rửa: Chuẩn bị nghiệt bì, thiên lý quang, cỏ ngọc, ban trượng can… Sau đó đun cùng 2 lít nước tới khi sôi được khoảng 10 phút. Đem phần nước pha loãng và dùng vệ sinh vùng kín. 
  • Bài thuốc bổ máu: Tiến hành đun sắc vạn niên nhung, đông trùng hạ thảo, cầm bảng mã, bạch đại thọ, bạch đảng sâm… với 1 lít nước. Sau khi thuốc cạn vừa đủ 3 bát có thể bắc ra dùng dần.

Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm cổ tử cung sau sinh

Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp điều trị, chị em cần đặc biệt lưu ý tới thay đổi lối sống, sinh hoạt.

  • Kiêng khem hoặc hạn chế quan hệ tình dục cho tới khi cổ tử cung lành hẳn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày, tránh áp dụng sai cách các mẹo ở cữ.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, thao tác nhẹ nhàng, nên sử dụng nước ấm thay vì nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Đặt lịch khám hoặc liên hệ ngay với bác sĩ trong trường hợp có dấu hiệu bất thường.

Viêm cổ tử cung sau sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả sản phụ và quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Chính vì vậy, hy vọng rằng qua bài viết này, độc giả đã được trang bị thêm những kiến thức hữu ích để cải thiện và phòng ngừa bệnh lý này.

4.7/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?