Viêm cổ tử cung khi mang thai: Cần tìm biện pháp điều trị phù hợp

Viêm cổ tử cung khi mang thai có thể do sức đề kháng kém, nội tiết tố thay đổi, hại khuẩn tấn công. Tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của hai mẹ con. Thai phụ có khả năng bị sảy thai, thai chết lưu, sinh con bị dị tật, viêm nhiễm. Để hạn chế biến chứng, mẹ bầu nên sớm tìm được cách chữa phù hợp.

Viêm cổ tử cung khi mang thai: Nguyên nhân và triệu chứng

Viêm cổ tử cung là tình trạng ống tử cung bị viêm sưng do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công, sinh ra hiện tượng đau rát, tiết dịch nhiều bất thường. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở phụ nữ bình thường tương đối cao, đặc biệt là các thai phụ. Mẹ bầu rất dễ mắc viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai

Phái nữ không vệ sinh vùng kín đúng cách rất dễ mắc bệnh phụ khoa. Đặc biệt, hại khuẩn từ bên ngoài có điều kiện thuận lợi để xâm nhập, tấn công và hình thành viêm nhiễm. Những nguyên nhân chính gây bệnh gồm:

  • Nội tiết tố mất cân bằng khiến nồng độ pH âm đạo thay đổi theo chiều hướng xấu
  • Trong thời kỳ mang thai, hormone sinh dục nữ tăng cao, tạo điều kiện để hại khuẩn gây viêm nhiễm
  • Thai phụ quan hệ tình dục thiếu an toàn
  • Thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc thường xuyên sử dụng đồ lót ẩm ướt
  • Suy nhược cơ thể, tâm lý mệt mỏi, stress kéo dài
Sức đề kháng yếu khiến hại khuẩn xâm nhập và gây viêm cổ tử cung khi mang thai
Sức đề kháng yếu khiến hại khuẩn xâm nhập và gây viêm cổ tử cung khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung khi mang thai

Bà bầu bị viêm cổ tử cung phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu. Theo thời gian, các biểu hiện sẽ nặng và nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu gồm:

  • Cổ tử cung sưng đỏ, lở loét, kèm máu và mủ
  • Dịch tiết âm đạo màu xám, lẫn mủ vàng, mùi hôi nồng
  • Bị nóng, rát khi đi tiểu, quan hệ tình dục không thuận lợi
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng cuối có triệu chứng tương đồng 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian đặc biệt nguy hiểm, thai phụ cần thận trọng. Nếu hại khuẩn lây sang bộ phận khác sẽ hình thành các bệnh lý như viêm tiết niệu, viêm vùng chậu,… và ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ.

Viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm không?

Với người bình thường viêm cổ tử cung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ở những phụ nữ mang thai, bệnh lý này còn tác động tới cả sự phát triển của thai nhi. Những ảnh hưởng tiêu cực viêm cổ tử cung gây ra gồm:

  • Cuộc sống sinh hoạt: Tình trạng viêm nhiễm âm đạo khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, sức khỏe suy yếu.
  • Sức khỏe sinh sản: Thai phụ có thể bị viêm nhiễm nước ối, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân,…
  • Quá trình chuyển dạ: Viêm cổ tử cung khiến cấu trúc và khả năng giãn nở tử cung ảnh hưởng. Điều này khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
  • Thai nhi: Nếu người mẹ quyết định sinh thường, quá trình sinh đẻ qua đường âm đạo có thể làm trẻ bị lây hại khuẩn.

[pr_middle_post]

Bệnh lý mãn tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cảu thai phụ và thai nhi
Bệnh lý mãn tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cảu thai phụ và thai nhi

Bị viêm cổ tử cung khi mang thai phải làm sao?

Do viêm cổ tử cung khi mang thai ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nên thai phụ cần nhanh chóng tìm biện pháp điều trị. Những cách chữa bệnh mẹ bầu có thể áp dụng gồm:

Điều trị viêm cổ tử cung bằng tây y

Cách sử dụng kháng sinh chỉ được áp dụng khi thai phụ đã trải qua tam cá nguyệt thứ nhất. Mục đích chính là giúp hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển của thai kỳ.

Sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý để kê các đơn thuốc phù hợp. Thuốc có tác dụng diệt nấm, diệt khuẩn, làm giảm tình trạng viêm nhiễm tại bề mặt tử cung. Mặt khác, chúng còn giúp tái tạo niêm mạc đồng thời cân bằng độ pH để loại bỏ bệnh lý.

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc trị nấm, hại khuẩn như Neomycin, Polymyxin B, Nystatin,… Nếu thai phụ mắc bệnh do lây nhiễm qua đường tình dục sẽ được chỉ định thuốc kháng virus như Ofloxacin, Cefixim,…

Cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Khi thai phụ mắc bệnh ở tình trạng nhẹ có thể áp dụng cách điều trị bằng mẹo tại nhà. Đây là biện pháp giúp khắc phục triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

  • Lá trầu không: Sau khi rửa sạch, chị em đun lá với nước để rửa vùng kín.
  • Chè xanh: Đun nước lá chè và tiến hành xông hơi cơ quan sinh dục trong 15 phút. Khi nước nguội, bạn có thể dùng để vệ sinh lại âm đạo.
  • Sữa chua: Mẹ bầu có thể ăn sữa chua hoặc bôi trực tiếp vào âm đạo để hỗ trợ điều trị.
Một trong những cách chữa an toàn và thuận tiện cho mẹ bầu là sử dụng sữa chua
Một trong những cách chữa an toàn và thuận tiện cho mẹ bầu là sử dụng sữa chua

Các cách chữa này lành tính và an toàn, không gây tác dụng phụ nhưng khó trị bệnh dứt điểm. Do đó, mẹ bầu chỉ áp dụng như biện pháp hỗ trợ và không lạm dụng quá mức.

Đông y chữa viêm cổ tử cung khi mang thai

So với cách chữa bằng tây y hay mẹo dân gian thì các bài thuốc đông y có tác dụng tốt và an toàn hơn. Biện pháp này có thành phần đến từ thảo dược lành tính, giúp tác động trực tiếp tới căn nguyên và mang lại hiệu quả tối đa.

Theo quan niệm của Đông y, viêm cổ tử cung hình thành do sự hư tổn phần huyết khiến các tạng tỳ, thận, can, tâm tổn thương. Do đó, Đông y sẽ bồi dưỡng huyết, tạng phủ và cân bằng khí huyết ở bên trong. Ngoài ra, các bài thuốc nam còn có khả năng tiêu diệt hại khuẩn tại chỗ nhằm tái tạo niêm mạc và cân bằng pH. Từ đó, khu vực tổn thương sẽ nhanh chóng được phục hồi.

Các thảo dược như ích mẫu, xạ đen, trinh nữ hoàng cung,… vừa hiệu quả vừa an toàn thường được sử dụng. Mẹ bầu khi sử dụng thuốc sẽ chữa khỏi bệnh và tăng cường sức khỏe. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nuôi thai và sinh nở.

Ngoài việc áp dụng các cách chữa chuyên sâu, thai phụ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, cần tăng cường rau xanh, khoáng chất tốt để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và uống đủ 2,5 – 3 lít nước nhằm đào thải độc tố. Trong quá trình vệ sinh vùng kín, bạn nên lau từ trước ra sau và sử dụng dung dịch có hoạt chất dịu nhẹ.

Khi áp dụng đúng cách chữa và lắng nghe tư vấn của chuyên gia, viêm cổ tử cung khi mang thai sẽ không còn đáng ngại. Thai phụ có thể nhanh chóng chữa khỏi bệnh và quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

4.8/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?