Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Ai là người không nên cắt amidan?

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh. Thời gian qua, vấn đề này nhận được những ý kiến tranh cãi trái chiều nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này, đồng thời cung cấp những thông tin đầy đủ về các vấn đề trước, trong và sau khi cắt amidan.

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại 2 khối tế bào lympho nằm ở 2 bên hầu họng do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân môi trường khác. Viêm amidan được chia thành 2 dạng: Viêm amidan cấpviêm amidan mãn

Trong đó viêm amidan mãn tính có mức độ diễn tiến nặng hơn, tái phát nhiều lần trong năm (ít nhất 5 – 6 lần/năm) thường được cân nhắc chỉ định cắt bỏ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, cắt amidan không thể chữa khỏi bệnh, thậm chí còn gây ra nhiều di chứng nguy hiểm. Vậy khi bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?

Có nên cắt amidan mãn tĩnh không?
Có nên cắt amidan mãn tĩnh không?

Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Cắt amidan mặc dù không quá nguy hiểm, tỷ lệ thành công cao, di chứng ít, thời gian phục hồi nhanh. Đặc biệt, sau phẫu thuật cắt amidan người bệnh có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng sưng tấy, viêm nhiễm amidan, khô đau họng…

Do vậy, người bệnh không cần quá lo lắng nếu được chỉ định cắt amidan khi bị viêm mãn tính.Tuy nhiên, không phải cứ viêm amidan là cần cắt bỏ”.

Theo bác sĩ, viêm amidan mãn tính có nên cắt không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Tần xuất tái phát viêm
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Khả năng đe dọa biến chứng
  • Cơ địa, bệnh lý nền kèm theo

Trên thực thế, chỉ định cắt amidan rất hạn chế, đặc biệt là khi các bác sĩ hiểu rõ lợi ích miễn dịch quan trọng của bộ phận này với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Chỉ trong trường hợp amidan bị viêm nhiễm quá nhiều, không còn lợi ích sức khỏe, điều trị nội khoa không còn tác dụng và trở thành ổ viêm nguy hiểm, các bác sĩ mới cân nhắc tới việc cần cắt bỏ.

Viêm amidan mãn tính - khi nào nên cắt?
Viêm amidan mãn tính – khi nào nên cắt?

Chỉ định cắt amidan mãn tính được cân nhắc thực hiện trong một số trường hợp sau:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong 1 năm, từ 5 – 6 lần/năm.
  • Viêm amidan mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp, thấp tim….
  • Kích thước amidan quá to, gây cản trở việc ăn uống, hít thở (Điển hình là một số trường hợp bị viêm amidan mãn tính kèm theo biến chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ…)
  • Viêm amidan tái phát nhiều lần và xuất hiện các hạch ở cổ, ấn vào thấy đau (Trường hợp này có thể nghi ngờ, đe dọa biến chứng gây ung thư)
  • Viêm amidan mãn tính gây biến chứng áp xe quanh amidan
  • Một số trường hợp amidan có nhiều hốc, khe chứa đầy dịch mủ, gây hôi miệng, khó nuốt, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.

Để biết bản thân có nằm trong các trường hợp cần cắt bỏ amidan, người bệnh nên đi khám để được kiểm tra và đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu được chỉ định cắt bỏ, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm công thức máu, chức năng máu đông – máu chảy, chức năng gan thận… để đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro khi phẫu thuật.

Cắt amidan mãn tính có nguy hiểm không?

Hiện nay, cắt amidan không còn nguy hiểm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Y học hiện đại phát triển nên các phương pháp và kỹ thuật cắt amidan cũng được cải tiến và nâng cao rất nhiều. Một số phương pháp phẫu thuật cắt amidan đang được sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:

  • Phẫu thuật cắt amidan bằng máy Coblator
  • Mổ siêu âm
  • Kỹ thuật cắt amidan bằng laser
  • Phương pháp cắt amidan bằng Electrocautery
  • Cắt amidan bằng Sluder

So với các phương pháp truyền thống, các kỹ thuật này được đánh giá an toàn và có nhiều ưu điểm nổi trội hơn như:

  • Thời gian thực hiện thủ thuật tương đối nhanh (khoảng 45 phút). 
  • Giảm mức độ đau trong quá trình trong và sau phẫu thuật
  • Hạn chế tối đa các tai biến trong phẫu thuật 
  • Thời gian hồi phục hậu phẫu nhanh. Sau phẫu thuật, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ từ 4 – 6 tiếng để vết mổ được ổn định là có thể ra về và chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, cũng giống như các phẫu thuật can thiệp vào cấu trúc sinh lý khác, phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn nhiều tai biến, rủi ro không thể tránh khỏi như:

  • Chảy máu trong và sau quá trình phẫu thuật
  • Sốc phản vệ với thuốc gây mê
  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật
  • Tử vong do nhiều nguyên nhân
Sau cắt amidan người bệnh có thể gặp một số di chứng như đau, chảy máu...
Sau cắt amidan người bệnh có thể gặp một số di chứng như đau, chảy máu…

Với trẻ nhỏ, cắt amidan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đề kháng và miễn dịch của trẻ. Sau cắt amidan, trẻ có thể dễ mắc các bệnh lý tai mũi họng và các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi… Do vậy, nếu không thực sự cần thiết, không nên cắt bỏ amidan ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Ai không nên cắt amidan mãn tính?

Chống chỉ định cắt amidan mãn tính

Những trường hợp dưới đây tuyệt đối không nên cắt amidan:

  • Bệnh nhân có bệnh về máu, rối loạn máu đông, máu chảy, bệnh tim mạch như suy tim nặng…
  • Bệnh nhân có bệnh lý mãn tính kèm theo như lao, đái tháo đường, viêm gan, AIDS….

Những trường hợp cần thận trọng

Với những trường hợp dưới đây, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về khả năng cắt amidan để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về amidan, mũi, xoang, bệnh cúm, cảm lạnh, sởi, sốt xuất huyết… phải điều trị qua đợt cấp của bệnh, ổn định mới cắt.
  • Bệnh nhân đang trong giai đoạn nhiễm khuẩn cục bộ hoặc toàn thân như mụn nhọt, viêm loét bộ phận…
  • Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, đang nuôi con bú…
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
Không nên thực hiện cắt amidan cho trẻ dưới 5 tuổi nếu không thực sự cần thiết
Không nên thực hiện cắt amidan cho trẻ dưới 5 tuổi nếu không thực sự cần thiết
  • Người lớn trên 45 tuổi
  • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh

Sau phẫu thuật cắt amidan cần lưu ý gì?

Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả của cả phẫu thuật cắt amidan. Do đó, người bệnh cần tuân thủ một số hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu tại nhà dưới đây:

  • Ngày đầu tiên, bệnh nhân cần uống sữa lạnh
  • Ngày thứ 2, có thể uống nước súp, canh hoặc cháo loãng
  • Ngày thứ 3 – 7, có thể ăn các thực phầm mềm, nguội, ít gia vị, đặc biệt là tránh các gia vị cay nóng
  • Từ ngày tứ 7 – 10, có thể ăn cơm nhão, cháo đặc, sau đó ăn uống bình thường trở lại
  • Chế biến thực phẩm dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, hạn chế các gia vị cay nóng, dầu mỡ…
  • Không sử dụng nước đá, kem lạnh, các thực phẩm, đồ uống lạnh hoặc đồ uống chứa cồn, gas, chất kích thích trong thời gian đầu sau phẫu thuật
  • Nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật
  • Hạn chế vận động mạnh, hò hét lớn tiếng
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hỗ trợ quá trình hồi phục và phòng chống nhiễm trùng sau phẫu thuật
  • Bổ sung đủ nước (tối thiểu 2 lít nước tùy thuộc vào thể trạng mỗi người)
  • Súc miệng, đánh răng đúng cách, tránh va chạm với vết mổ
  • Dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc ác dung dịch súc miệng chuyên dụng theo chỉ định để súc miệng – họng mỗi ngày, hạn chế khạc nhổ mạnh
  • Có biện pháp giữ ấm cơ thể, giữ ấm vùng cổ, ngực đặc biệt là khi ngồi điều hòa
  • Hạn chế ra vào những khu vực ô nhiễm
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, phù hợp với thể trạng để nâng cao sức đề kháng
  • Đi khám khi có dấu hiệu chảy máu không ngừng sau 24 h phẫu thuật hoặc các dấu hiệu bất thường khác
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để kiểm tra mức độ hồi phục và các di chứng có thể xảy ra.

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Người bệnh cần tiến hành thăm khám và đánh giá mức độ nặng của bệnh để bác sĩ cân nhắc có nên thực hiện phẫu thuật cắt amidan không. Hiện nay, thủ thuật cắt amidan không quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở khám chữa và thực hiện phẫu thuật uy tín, hiện đại để tránh những rủi ro không đáng có.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?