Viêm amidan không sốt: Nguyên nhân và Cách điều trị

Viêm amidan không sốt thường có những biểu hiện tương đồng với viêm họng, khiến người bệnh nhầm lẫn và điều trị sai. Mặc dù không xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng nhưng viêm amidan không sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm ở amidan.

Viêm amidan không sốt nguyên nhân do đâu?

Khoảng 90% nguyên nhân dẫn đến viêm amidan là do các vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng nhiễm trùng thường đặc trưng bởi chứng sốt nên người bị viêm amidan do tác nhân vi sinh thường bị sốt cao đột ngột lên đến 39 độ C trong những đợt cấp.

Theo bác sĩ Lê Phương – Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, trong một vài trường hợp, bạn vẫn có thể bị viêm amidan mà không có dấu hiệu sốt, nguyên nhân là do:

  • Dị ứng: Nếu bạn có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với các dị nguyên như khói thuốc, phấn hoa, khói bụi…có thể khiến đường hô hấp trên bị viêm.
  • Cảm lạnh: Cảm lạnh thường do rhinovirus gây ra và khi chúng xâm nhập vào amidan, không gây bội nhiễm cùng vi khuẩn thì người bệnh có thể không bị sốt, mệt mỏi.
  • Trào ngược thực quản dạ dày: Người bị viêm dạ dày thường có nguy cơ bị viêm amidan cao do axit dạ dày trào ngược lên vòm họng.
  • Sử dụng thực phẩm lạnh: Thực phẩm lạnh thường khiến cho các tổ chức quanh họng bị sưng viêm, bao gồm cả amidan.
  • Lạm dụng rượu bia: Người lạm dụng rượu bia thường bị tổn thương ở niêm mạc thực quản, vòm họng và amidan.
Viêm amidan không sốt cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng
Viêm amidan không sốt cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng
  • Viêm amidan mãn tính: Viêm amidan mãn tính hình thành khi việc chữa trị ở giai đoạn cấp không hiệu quả, không dứt điểm. Trừ những đợt cấp của viêm amidan mãn tính có dấu hiệu sốt thì bình thường người bệnh sẽ không cảm nhận được triệu chứng. Thậm chí không đau đớn mà chỉ cảm thấy vướng họng, hơi thở hôi, giọng nói thay đổi. 
  • Viêm amidan hốc mủ: Tương tự như viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ hình thành do điều trị ở giai đoạn cấp không hiệu quả. Các mô amidan bị tổn thương, một phần xác tế bào ở lại cùng với các vi sinh gây hại và thức ăn vướng lại tạo thành mủ. Người bệnh sẽ không cảm thấy có triệu chứng nào khi hốc mủ phát triển to, gây đau và cản trở ăn uống.
  • Ung thư amidan: Khi các tế bào tại amidan phát triển bất thường có thể hình thành lên khối u ác tính. Điều này cũng tương tự như bất kỳ loại ung thư ác tính nào, đều không xuất hiện triệu chứng cho đến giai đoạn cuối.

Bệnh có nguy hiểm không?

Nếu bạn bị viêm amidan không sốt do các tác nhân như dị ứng, cảm lạnh, trào ngược thực quản, sử dụng đồ lạnh, chất kích thích thì không quá nguy hiểm. Amidan lúc này chỉ bị sưng viêm và hoàn toàn khỏe mạnh trở lại nếu như bạn loại trừ được các tác nhân trên. 

Nhưng nếu viêm amidan không sốt có kèm theo các triệu chứng khó nhai nuốt, hơi thở hôi, tiết chất mủ, sụt cân bất thường, khạc nhổ ra máu, vướng khi nuốt, khó thở thì đây là những dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cần đến ngay bác sĩ để thăm khám và xác định nguyên nhân.

Viêm amidan mãn tính để lâu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận…đe dọa tính mạng. Ung thư amidan có thể phát triển và các tế bào ác tính sẽ di căn sang những cơ quan khác. Trong những trường hợp này, người bệnh cần tiếp nhận điều trị chuyên sâu nhanh chóng nhất có thể.

Điều trị khi bị viêm amidan không sốt như thế nào?

Nếu viêm amidan không sốt ở mức nhẹ, người bệnh có thể dùng bài thuốc dân gian để điều trị triệu chứng. Còn đối với tình trạng mãn tính, người bệnh nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Trong trường hợp bị viêm amidan không sốt nhưng kèm theo triệu chứng ho khan, ho có đờm, cổ họng sưng đau, khàn tiếng người bệnh có thể lựa chọn những cây thuốc nam như kha tử, cam thảo hoặc diếp cá, mật ong, gừng, hồng khô để chữa trị. Đây là những thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm sưng, kháng viêm, trị ho, long đờm hiệu quả. Bạn đọc tham khảo cách thực hiện đơn giản sau:

Trị bệnh từ dân gian
Cách trị viêm amidan tại nhà từ bài thuốc dân gian
  • Kha tử: Lấy 1 quả kha tử đem lột vỏ, sau đó ngậm trong miệng khoảng 3 phút, nuốt nước tiết từ kha tử từ từ cho đến khi hết vị chát. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Cam thảo: Lấy một vài lát cam thảo hãm cùng nước sôi tạo thành trà uống, mỗi ngày uống 2 cốc vào buổi sáng và buổi tối.
  • Diếp cá: Lấy một nắm diếp cá giã nát, chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày.
  • Mật ong: Pha 2 muỗng mật ong cùng một ít nước ấm uống hàng ngày, vào buổi sáng và buổi tối.
  • Gừng: Gừng thái thành lát mỏng hãm cùng nước sôi tạo thành trà gừng, uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Hồng khô: Lấy một quả hồng khô nhai kỹ và nuốt chậm để dưỡng chất từ hồng khô có thể thẩm thấu vào amidan.

Hiệu quả của mẹo dân gian sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người, không phải ai áp dụng cũng thành công. Mỗi mẹo cần phải kiên trì thực hiện một vài ngày mới bắt đầu thấy được hiệu quả. Sau 3 – 5 ngày thực hiện mà không thấy thuyên giảm thì có thể đổi sang mẹo khác.

Điều trị viêm amidan không sốt theo Tây y

Trong trường hợp không sốt tức là không có chứng nhiễm khuẩn, người bệnh không cần dùng thuốc kháng sinh mà chỉ cần sử dụng một vài loại thuốc giảm đau, trị ho, long đờm. Chẳng hạn như:

  • Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen và Diclofenac.
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, Carbocisteine, Ambroxol
  • Thuốc trị ho: Các loại thuốc chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan.
  • Thuốc ngậm: Các viên ngậm bào chế từ bạc hà, cam thảo, gừng, đinh hương…

Bạn có thể tìm mua các loại thuốc này tại hiệu thuốc và sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ. Hãy chú ý về liều lượng và cách dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ. Trẻ em và phụ nữ có thai cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.

Trị bệnh theo tây y
Chữa bệnh theo tây y tuy triệu chứng giảm nhanh nhưng kèm theo tác dụng phụ

Chữa viêm amidan không sốt bằng Đông y

Ngoài hai cách trên, hiện nay sử dụng thuốc Đông y đang được rất nhiều người bệnh sử dụng để điều trị viêm amidan. Thuốc Đông y là sự tổng hòa của các dược liệu thiên nhiên theo một nguyên tắc nhất định nên vừa đảm bảo an toàn vừa đem lại tác động bền lâu. Đặc biệt ngoài tập trung đẩy lùi triệu chứng, tiêu diệt mầm bệnh thuốc Đông y còn bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để dự phòng tái phát. Sử dụng thuốc Đông y cũng không để lại các tác dụng phụ nên mọi đối tượng đều an tâm khi sử dụng.

Thuốc Đông y được đánh giá cao trong điều trị viêm amidan
Thuốc Đông y được đánh giá cao trong điều trị viêm amidan
 

Cách phòng tránh viêm amidan không kèm sốt 

Việc nắm rõ căn nguyên dẫn đến bệnh và xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa viêm amidan không sốt hiệu quả:

  • Giữ ấm cổ họng khi thời tiết chuyển mùa, không uống nước đá, ăn đồ lạnh thường xuyên.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống giàu vitamin C, A, E và tập thể dục mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá – những tác nhân gây viêm họng, viêm amidan, hỗ trợ vi sinh tấn công cơ thể.
  • Điều trị viêm amidan cấp dứt điểm từ sớm, không ủ bệnh để diễn tiến thành mãn tính.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, đến nơi công cộng hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói bụi.
  • Uống đủ nước hàng ngày giúp cổ họng được cấp ẩm, cơ thể thải độc tốt

Viêm amidan không sốt thể nhẹ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu là dấu hiệu cảnh báo viêm amidan mãn tính hoặc ung thư amidan thì rất nguy hiểm. Khi người bệnh không có dấu hiệu sốt mà vẫn bị đau họng, khó nuốt, khó thở, có tiền sử bị viêm amidan cấp thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám cẩn thận, tránh việc chủ quan điều trị, ủ bệnh dẫn đến tình trạng xấu.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?