Viêm Amidan Hốc Mủ Uống Thuốc Gì Cho Hiệu Quả Tốt Nhất?

Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì thì bệnh nhanh khỏi? Thực tế, viêm amidan hốc mủ là dạng bệnh lý rất nguy hiểm. Người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm. Để lựa chọn được phương thuốc an toàn và hiệu quả nhất khi bị bệnh, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì? 

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng nhiễm trùng nặng nhất trong các dạng viêm amidan. Để chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc có khả năng loại bỏ vi sinh gây bệnh triệt để.

Thuốc tây y điều trị viêm amidan hốc mủ

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan hốc mủ là do bội nhiễm virus, vi khuẩn. Ở người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, phù nề amidan, mủ trắng, ho khan hoặc ho có đờm… Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ phối hợp kháng sinh với thuốc điều trị triệu chứng cụ thể. Thông thường, người bệnh được dùng các loại thuốc sau:

Kháng sinh chữa viêm amidan hốc mủ

Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh. Mỗi chủng vi khuẩn sẽ có phổ kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, muốn xác định được chính xác vi khuẩn nào gây ra bệnh thì cần thực hiện nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Quá trình này phải tốn 2-3 ngày mới có kết quả. Trong khi đó viêm amidan hốc mủ là tình trạng nặng cần được điều trị gấp. 

Vì vậy, bác sĩ thường dựa trên biểu hiện lâm sàng và kê kháng sinh theo kinh nghiệm. Các loại kháng sinh được sử dụng đầu tiên là kháng sinh phổ rộng, tiêu diệt được hầu hết các chủng vi khuẩn gram âm và gram dương. Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan hốc mủ bao gồm:

  • Nhóm beta-lactam: Thuốc iba-mentin 250mg, Amoxicillin 250mg dạng viên nén, Amoxicilin 500mg dạng viên, cephalexin.
  • Nhóm macrolid: Thuốc Erythromycin 500mg, Roxithromycin 150mg, Clarithromycin 250mg.
Cách điều trị viêm amidan hốc mủ bằng thuốc tây y
Cách điều trị viêm amidan hốc mủ bằng thuốc tây y

Thuốc điều trị triệu chứng

Không phải tất cả người bệnh đều sử dụng toàn bộ các loại thuốc này. Tùy thuộc vào triệu chứng xuất hiện mà bác sĩ sẽ phối hợp thuốc cho phù hợp: 

  • Thuốc chống phù nề: Các loại thuốc kháng viêm toàn thân Alphachymotrypsin 4,2mg hoặc Prednisolon 5mg được sử dụng để làm giảm phù nề khi amidan bị tổn thương.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol 500mg, Advil Ibuprofen 200mg, Motrin, Tylenol 500mg, Aspirin 0,5g. Tuyệt đối không sử dụng Aspirin cho người dưới 18 tuổi.
  • Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho có đờm Terpin hydrate, Natri benzoat, Guaifenesin. Thuốc giảm ho khan Dextromethorphan (Methorphan, Touxirup), Codein. Không được dùng thuốc trị ho khan trong trường hợp bị ho có đờm và ngược lại. 
  • Thuốc chữa viêm amidan trị tại chỗ: Thuốc xông họng Gentamycin 80mg pha với Dexamethasone giúp giảm sưng, tiêu viêm. Dung dịch súc họng Cineline giúp sạch họng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Viêm ngậm Tyrotab giúp giảm sưng, tiêu mủ. 

Liều thuốc dành cho trẻ em và người lớn sẽ khác nhau. Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng được xếp vào kháng sinh liều cao, tác dụng toàn thân nên người bệnh không được tự ý mua về điều trị nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn về liều lượng, cách dùng, thời gian ngừng thuốc. Nếu không, người bệnh sẽ gặp phải tác dụng phụ rất nguy hiểm.

Trong quá trình sử dụng, các phản ứng về rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng màng giả…có thể xảy ra. Nếu ở trong tầm kiểm soát, bạn không cần đến bệnh viện và sẽ hồi phục sau 2-3 ngày. Nhưng với trẻ nhỏ thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về các phản ứng phụ của thuốc. Bất kỳ phản ứng phụ nào đều có thể gây nguy hiểm với trẻ nên cần liên hệ với bác sĩ ngay.

Việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra biểu hiện dị ứng như phát ban, sốt, đau khớp, sưng cổ họng, lưỡi hoặc miệng… Dị ứng là phản ứng phụ nghiêm trọng nhất. Bởi vì nó có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để đổi đơn thuốc. 

Cách trị viêm amidan hốc mủ tại nhà từ cây thuốc nam

Trong dân gian, gừng, rau diếp cá, lá dâu, bách hợp, húng tần…là những vị thuốc được ứng dụng nhiều để chữa bệnh nhiễm trùng. Bởi chúng có chứa các hoạt chất kháng viêm hoặc tinh dầu ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn. Đây cũng là bài thuốc an toàn để chữa viêm amidan hốc mủ cho cả trẻ nhỏ và người lớn tại nhà. Bạn đọc có thể tham khảo cách làm đơn giản sau.

  • Gừng: Lấy một vài lát gừng thái thành sợi chỉ, trộn cùng 1 muỗng mật ong và đem đi hấp cách thủy trong khoảng 5-10 phút. Bỏ phần bã và hắt lấy phần cốt để ngậm hoặc pha cùng ít nước ấm uống hàng ngày. Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Rau diếp cá: 300g Rau diếp cá sau khi rửa sạch thì đem giã nát, đổ 500ml nước vo gạo đầu tiên vào đun sôi. Sau đó bỏ bã và chắt nước uống hàng ngày. Lưu ý: Không dùng cho người có tiêu hóa kém do lá diếp cá có tính hàn, dễ gây tiêu chảy.
Chữa viêm amidan hốc mủ từ lá dâu và bách hợp
Chữa viêm amidan hốc mủ từ lá dâu và bách hợp
  • Lá dâu và bách hợp: 9g lá dâu đem rửa sạch, để ráo nước. 20g bách hợp đem tách bỏ vỏ lụa bên ngoài. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sắc cùng 1l nước trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ. Mỗi ngày nên uống 1-2 cốc nước
  • Húng tần: 20g lá húng tận sau khi rửa sạch thì đem giã nát, trộn đều với 20g đường phèn và một ít nước sôi. Sau đó chắt phần nước cốt để uống, bỏ phần bã. Thực hiện bài thuốc 2-3 lần/ngày.

Thuốc dân gian có thể giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng sưng, viêm, hạ sốt…nhưng không thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh triệt để. Người bệnh không nên lạm dụng mẹo dân gian làm phương thuốc đặc trị bệnh. Các bài thuốc này chỉ dùng để hỗ trợ điều trị, bên cạnh các phương pháp chuyên sâu như đông y hoặc tây y. Trước khi phối hợp thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh tương tác thuốc không tốt.

Những lưu ý trong sử dụng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ

Khi bị viêm amidan hốc mủ, hệ miễn dịch của người bệnh rất yếu. Cho nên người bệnh cần chú ý tăng cường sức đề kháng bằng các biện pháp:

Người bệnh nên ăn nhiều rau và hoa quả
Người bệnh nên ăn nhiều rau và hoa quả
  • Bổ sung các loại thuốc chứa vitamin A, C giúp nhanh chóng phục hồi thể lực cũng như sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt là khi dùng kháng sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng 4 nhóm thực phẩm đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất để tránh cơ thể bị suy nhược.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch. Đồng thời giúp cơ thể tăng sinh tế bào miễn dịch tiêu diệt tác nhân gây hại.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích thích đến cổ họng và có hại cho hệ miễn dịch: Đồ chua cay, dầu mỡ, nhiều đường, thức uống có cồn, có ga, thuốc lá…
  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để súc họng.
  • Hạn chế tiếp xúc với nơi có nhiều khói bụi, hóa chất… Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến nơi công cộng.
  • Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, khi gặp tác dụng phụ của thuốc cần liên hệ với bác sĩ ngay.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì. Đây là dạng viêm amidan nguy hiểm và có khả năng gây biến chứng nhanh nên người bệnh không được chủ quan trong điều trị. Hãy tiếp nhận điều trị một cách nhanh chóng, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bệnh dứt điểm càng sớm càng tốt.  Nếu mong muốn xử lý viêm amidan tận gốc một cách an toàn, hạn chế tái phát, người bệnh có thể liên hệ đến địa chỉ sau đây:

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT:

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?