Viêm Amidan Hốc Mủ Bã Đậu – Đi Tìm Phương Pháp Điều Trị Tốt Nhất

Viêm amidan hốc mủ bã đậu ngày càng trở nên phổ biến. Điều này xuất phát từ tâm lý chủ quan trong điều trị viêm amidan ở giai đoạn cấp và người bệnh có thói quen sinh hoạt kém. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết viêm amidan hốc mủ bã đậu từ sớm? Điều trị và phòng tránh như thế nào cho hiệu quả? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là tình trạng amidan bị sưng tấy và có mủ trắng bao quanh mô. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả giai đoạn cấp và mãn tính. Amidan có cấu trúc khoang rỗng và nhiều vách ngăn. Bản thân nó lại là một tổ chức bạch huyết, nơi sản sinh ra các tế bào miễn dịch tiêu diệt vi sinh gây hại. Dù vậy, amidan có thể bị nhiễm trùng ngược trở lại nếu vi sinh quá nhiều và có độc tính mạnh. Một phần xác tế bào chết trong “cuộc chiến” với vi sinh ở lại, cùng với thức ăn và sự phát triển mạnh mẽ của virus, vi khuẩn sẽ gây mủ ở amidan. 

Viêm amidan hốc mủ bã đậu
Viêm amidan hốc mủ bã đậu

Viêm amidan hốc mủ bã đậu cho thấy sự có mặt của các virus, vi khuẩn và độc tính của chúng rất mạnh. Chúng có thể gây ra các biến chứng:

  • Biến chứng gần: Áp xe thành họng, viêm tấy hạch hàm dưới, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản… Bởi amidan nằm ngay ngã ba đường thở, các mô xung quanh amidan sẽ bị vi sinh gây hại xâm lấn nhanh chóng. Các cơ quan tai – mũi – họng –  thanh quản – phế quản dễ dàng bị ảnh hưởng do chúng nối thông nhau.
  • Biến chứng xa: Sốt thấp khớp gây hại cho toàn cơ thể, biểu hiện nhiều nhất ở khớp và tim. Bệnh nhân cũng dễ bị viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết nếu có sự xuất hiện của liên khuẩn cầu nhóm A. Đây là những biến chứng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm amidan hốc mủ bã đậu hình thành chủ yếu do các vi sinh có độc tính mạnh với số lượng lớn trong amidan. Các loại virus thường gặp nhất bao gồm Epstein-barr, Herpes simplex virus, Parainfluenza viruses, Enteroviruses, Influenza virus Adenovirus, Rhinovirus… Hoặc khuẩn cầu thận, tụ cầu khuẩn tan huyết nhóm A, yếm khí…

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ bã đậu
Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ bã đậu

Chúng có thể xuất hiện và phát triển mạnh mẽ nhờ vào các yếu tố:

  • Sự thay thổi thời tiết: Bệnh thường xảy ra nhất vào mùa đông hoặc mùa xuân, nhất là những thời điểm giao mùa. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh phát triển. Đây cũng là thời điểm hệ miễn dịch hoạt động yếu do thời tiết khắc nghiệt. Cơ thể đang trong thời kỳ thích ứng với môi trường.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất công nghiệp là điều kiện lý tưởng để các virus, vi khuẩn lan trong không khí nhanh chóng xâm nhập. Chúng cư trú tại amidan và nhân số lượng nhanh chóng khiến tế bào miễn dịch không đủ sức chống lại.
  • Điều trị không dứt điểm: Các vi sinh chưa được tiêu diệt trong những đợt viêm amidan cấp sẽ có khả năng kháng thuốc và độc tính mạnh hơn trong những lần tiếp theo. Hoặc chúng tiếp tục nhân số lượng lên, ủ bệnh trong giai đoạn viêm amidan mãn tính kéo dài dai dẳng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến cho các thức ăn, đồ uống mắc ở họng và hợp cùng với virus, vi khuẩn tạo thành mủ trong các hốc amidan.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt kém: Người thường uống đồ có cồn, hút thuốc lá sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém. Việc không sản sinh đủ các tế bào miễn dịch là nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan.

Biểu hiện của viêm amidan hốc mủ bã đậu

Khi bị viêm amidan hốc mủ bã đậu tức là cơ thể đang bị nhiễm trùng. Triệu chứng đặc trưng cho tình trạng này là sốt, từ 38,5 đến 39 độ. Sau sốt, các dấu hiệu điển hình khác sẽ xuất hiện:

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ bã đậu
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ bã đậu
  • Hơi thở hôi
  • Có thể bị đau 1 bên hoặc 2 bên amidan khẩu cái
  • Cổ họng đau nhức, lớp niêm mạc sưng viêm, tấy đỏ
  • Ho khan hoặc ho có đờm
  • Bề mặt amidan có nốt mủ trắng, khi ấn vào có thể thấy mủ chảy ra.
  • Khi hắt hơi hoặc ho có các hạt nhỏ màu trắng bật ra ngoài.

Nếu bệnh nhân có tiền sử bị viêm amidan cấp thì càng phải thận trọng khi gặp một trong những dấu hiệu trên. Thông thường, các đợt tái viêm amidan bao giờ cũng nặng hơn so với trước cho dù có xuất hiện hốc mủ hay không.

Cách điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu hiện nay

Viêm amidan hốc mủ muốn khỏi hoàn toàn thì cần loại trừ được tác nhân gây ra bệnh. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong chữa trị. 

Mẹo dân gian chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu

Dân gian thường sử dụng các cây thuốc nam như đinh lăng, huyền sâm, cát cánh, trầu không bởi chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Hoặc những gia vị có như tỏi, gừng, mật ong bởi đặc tính kháng khuẩn, nhiễm trùng, giảm sưng, trừ ho tốt. 

  • Dùng mật ong và chanh tươi

Chanh giúp sát khuẩn, tiêu viêm, mật ong cũng có tác dụng tương tự như vậy. Vì thế khi dùng chanh và mật ong chữa viêm amidan hốc mủ sẽ giúp bạn làm giảm nhanh các triệu chứng ho khan, ho có đờm. Người bệnh chỉ cần pha 1 thìa nước cốt chanh và 2 thìa mật ong vào ly nước nóng rồi khuấy đều. Mỗi ngày uống 1-2 ly trà chanh mật ong sẽ giúp làm dịu những cơn đau ở cổ họng.

Mật ong và chanh tươi giúp điều tị viêm amidan hốc mủ bã đậu
Mật ong và chanh tươi giúp điều tị viêm amidan hốc mủ bã đậu
  • Dùng lá hẹ và đường phèn

Trong thành phần của lá hẹ có chứa hoạt chất kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Người bệnh hãy dùng khoảng 20 lá hẹ, rửa sạch, cắt nhỏ, trộn cùng một ít đường phèn và đem hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần sẽ giúp làm giảm triệu chứng của bệnh một cách rõ rệt.

  • Dùng sữa nghệ

Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng sữa nghệ là phương pháp an toàn, tiết kiệm, mang lại hiệu quả cao, được nhiều bệnh tin tin tưởng áp dụng. Bạn chỉ cần dùng 1 củ nghệ tươi, cạo vỏ rửa sạch rồi đem giã nhỏ. Sau đó đun nóng sữa tươi rồi cho nghệ vào, khuấy đều. Gạn lấy nước để uống trong nhiều ngày liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Dùng tỏi và mật ong

Tỏi là nguyên liệu chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu cực hiệu quả. Hàm lượng kháng sinh tự nhiên dồi dào trong tỏi có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một vài nhánh tỏi, bóc vỏ, thái nhỏ rồi đem trộn với 1 thìa mật ong. Ngậm hỗn hợp này trong cổ họng rồi nhai nuốt từ từ. Mỗi ngày ăn khoảng 1-2 thìa sẽ giúp tiêu diệt ổ viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan sang các khu vực khác.

Các mẹo dân gian có chi phí rẻ, phương pháp chế biến đơn giản, có thể giúp thuyên giảm triệu chứng. Đây là một lựa chọn tốt để hỗ trợ chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu như tây y, đông y. Trong quá trình chế biến, người bệnh phải đảm bảo vệ sinh để không bị nhiễm trùng nặng hơn. 

Tây y chữa bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu

Trong tây y, hầu hết người bệnh sẽ được điều trị nội khoa trước, nếu không có hiệu quả mới sử dụng thủ thuật ngoại khoa. Trước khi kê thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng do virus hay vi khuẩn gây ra. Nếu bệnh do vi khuẩn thì sẽ có thêm kháng sinh bên cạnh các thuốc tiêu sưng viêm, giảm xung huyết, phù nề, thuốc giảm đau, hạ sốt, trừ ho. Để hạn chế sự phát triển của vi sinh gây bệnh thì amidan phải có môi trường kiềm. Người bệnh sẽ được sử dụng thêm dung dịch kiềm loãng và nước muối sinh lý để súc họng thường ngày. 

Thuốc tây y giảm triệu chứng nhanh nhưng kèm theo nhiều tác dụng phụ
Thuốc tây y giảm triệu chứng nhanh nhưng kèm theo nhiều tác dụng phụ

Mỗi người bệnh sẽ có một đơn thuốc điều trị riêng tùy vào mức độ viêm nhiễm. Do đó, người bệnh không được tham khảo đơn thuốc của người khác để mua về tự điều trị tại nhà. Việc tự ý sử dụng thuốc, không đúng liều có thể khiến cơ thể bị nhờn thuốc, vi khuẩn kháng thuốc và trở nên mạnh hơn.

Sau khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh có khả năng gặp biến chứng thì bác sĩ sẽ khuyến nghị phẫu thuật. Việc thực hiện phẫu thuật cũng có những rủi ro nhất định như chảy máu không cầm được, nhiễm trùng hậu phẫu, sốc phản vệ khi gây mê… Do đó người bệnh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. 

Thực phẩm “vàng” cho những người bị viêm amidan

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu. Nó có thể khiến bệnh của bạn nhanh khỏi hoặc ngày càng tệ đi. Do đó người bệnh cần chú ý sử dụng và hạn chế một số loại thực phẩm sau.

Thực phẩm nên ăn

Người bệnh nên chọn cho mình những loại thực phẩm lành tính, giàu vitamin và khoáng chất để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp các vết thương nhanh lành hơn.

  • Các loại rau xanh và trái cây tươi

Rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm người bị viêm amidan hốc mủ không nên bỏ qua. Trong thành phần của rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin, chất xơ và các dưỡng chất rất tốt cho người bị viêm amidan. Do đó bạn nên tích cực bổ sung thêm nguồn vitamin từ các loại rau củ như: Súp lơ, rau cải, rau ngót, rau má, rau mồng tơi, diếp cá, bưởi, cam, chanh, quất, chanh dây, thanh long, lựu, sơ ri, dâu tây.

  • Các thực phẩm chứa nhiều chất đạm và kẽm

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm sẽ giúp ức chế sự phát triển của các loại siêu virus. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, kẽm giúp thúc đẩy tế bào lympho T tạo ra khoáng chất, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Một số thực phẩm giàu kẽm và đạm bạn nên sử dụng như: Thịt gà, thịt bò, cá, sữa, trứng, hạt bí, hạt điều, óc chó, hàu, rong biển, hạt kiều mạch, gan,…

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm và kẽm
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm và kẽm
  • Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng kháng viêm

Nhóm thực phẩm có khả năng kháng viêm diệt khuẩn cực tốt mà người bị các bệnh viêm họng, viêm amidan không nên bỏ qua đó là mật ong, gừng, tỏi, húng chanh, đường phèn, hẹ, tía tô, cam thảo, giấm táo,… Chúng sẽ có tác dụng giúp tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong cổ họng, đồng thời giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và làm dịu những cơn đau rát trong cổ họng.

  • Hoa quả và các loại nước ép, uống nhiều nước

Người bệnh nên sử dụng nhiều hoa quả, các loại nước ép, sinh tố và uống nhiều nước lọc để giúp làm giảm hiện tượng đau rát họng và khô miệng. Những loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin C, acid và chất chống oxy hóa, sẽ giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng để bệnh nhanh khỏi.

Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh đó cũng có một số loại thực phẩm người bệnh cần tránh, cụ thể như:

  • Các loại thức ăn cứng, khô

Những thực phẩm cứng, có bề mặt nhiều cạnh góc khô ráp, giòn như: Snack, bánh quy giòn, bánh kẹo cứng, bánh mì nướng khô, các loại hạt,… Có cấu trúc cứng nhiều mảnh vụn nhỏ dễ khiến niêm mạc họng bị tổn thương, chúng có thể mắc kẹt lại ở vùng họng và trở thành thức ăn để nuôi vi khuẩn.

  • Các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ

Người bệnh không nên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, bởi những thức ăn này dễ sinh đờm, khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Một số món ăn chứa nhiều chất béo cũng không tốt cho gan thận mà người bệnh nên tránh như: Xúc xích, thịt mỡ, khoai tây chiên, bánh rán, thực phẩm đóng hộp, thịt nướng, đồ ăn sẵn, lạp xưởng,…

  • Tránh các loại đồ uống chứa chất kích thích

Thực phẩm chứa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga, đồ uống lạnh,… là những thứ người bệnh amidan hốc mủ nên tránh. Vì các loại đồ uống này có tính axit rất mạnh chứa nhiều thành phần gây hại cho cơ thể. Chúng có thể khiến hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm, khiến vi khuẩn, virus tấn công mạnh hơn, thậm chí còn lan sang các bộ phận khác và gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Tránh xa những chất kích thích như rượu bia thuốc lá
Tránh xa những chất kích thích như rượu bia thuốc lá
  • Các loại đồ ăn cay nóng

Rất nhiều người có thói quen ăn những đồ chua cay bởi chúng sẽ kích thích vị giác giúp ta cảm thấy ngon miệng hơn. Nhưng khi bạn bị viêm amidan hốc mủ thì nên tránh những loại đồ ăn này bởi thức ăn cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, kim chi,… có thể gây kích thích niêm mạc họng, làm tăng tình trạng xuất huyết amidan.

  • Các đồ hải sản

Các đồ hải sản như tôm, cua, mực không tốt cho người bị viêm amidan vì hải sản chứa nhiều chất có thể gây dị ứng. Người bệnh ăn nhiều hải sản có thể khiến cho vết loét trong cổ họng sưng to và mưng mủ, không những thế còn kích thích tạo thành sẹo lồi bên trong amidan kể cả khi bệnh đã được chữa khỏi.

  • Đồ ăn từ gạo nếp

Những món ăn làm từ gạo nếp như: Xôi, cơm nếp, bánh chưng, bánh dẻo, bánh trôi,… là loại thực phẩm mà người bị viêm amidan hốc mủ bã đậu nên tránh. Vì khi vào cơ thể gạo nếp dễ sinh nhiệt, hóa mủ khiến những vết thương trở nên nghiêm trọng và đau đớn hơn.

Cách phòng tránh viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ hình thành phần lớn là do điều trị không dứt điểm và chế độ ăn uống, sinh hoạt kém. Để phòng tránh bệnh, bạn đọc cần lưu ý:

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch
  • Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc họng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống đồ có cồn, ăn đồ tái sống.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm tích nhiệt như đồ chua cay, các thực phẩm lạnh gây sưng viêm amidan, đồ ăn nhiều dầu mỡ như chiên, nướng, xào.
  • Tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn. Đặc biệt là vitamin A, C, E giúp nâng cao hệ miễn dịch và tái tạo niêm mạc họng.
  • Khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, hóa chất thì nên đeo khẩu trang.
  • Tập thể dục hàng ngày để sức đề kháng được nâng cao.
  • Nếu bị viêm amidan cấp thì nên điều trị dứt điểm từ đầu.

Viêm amidan hốc mủ là một trong những dạng nguy hiểm nhất và cần được điều trị triệt để ngay lập tức. Người bệnh sẽ có nguy cơ gặp biến chứng nhanh hơn so với các dạng viêm amidan khác. Vì vậy, hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và tiếp nhận điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng cảnh báo bệnh.

XEM THÊM:

5/5 - (3 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?