Viêm amidan cần tránh xa những thực phẩm nào trong dịp Tết? Lưu ý cho người bệnh

Tết là dịp vui lớn nhất trong năm của mọi gia đình nên nhiều người thường ăn uống thả ga, không chú ý đến sức khỏe. Đây là lý do khiến một số bệnh lý đột ngột trở nên trầm trọng hơn trong những ngày này, trong đó có bệnh viêm amidan. 

Bệnh viêm amidan kiêng ăn gì ngày Tết

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương, PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tiến triển ở bệnh viêm amidan. Việc mất cân bằng dinh dưỡng trong dịp Tết có thể khiến các triệu chứng bệnh viêm amidan trở nên trầm trọng, khó kiểm soát hơn.  

Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ Phương lưu ý người bệnh nên tránh xa một số thực phẩm dưới đây:

1/ Bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm nhiều đường

Ăn nhiều đồ ngọt có thể làm tăng phản ứng viêm ở amidan, làm suy giảm sức đề kháng và khiến các triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Người bị viêm họng cần hạn chết ăn bánh kẹo tết để bệnh không quay trở lại
Người bị viêm họng cần hạn chết ăn bánh kẹo tết để bệnh không quay trở lại

Do đó, vào những ngày lễ Tết, người bệnh viêm họng nên kiêng tối đa bánh kẹo, nước ngọt đóng chai và tránh thêm đường vào các món ăn hằng ngày để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Hơn nữa, việc ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện sẽ gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, khó hấp thu chất dinh dưỡng.

2/ Thực phẩm cay nóng

Các loại thức ăn cay nóng là những món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc, làm nên gia vị ngày Tết ở hầu hết các vùng miền. Những loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt hay nhục đậu khấu… có thể kích thích ăn ngon miệng hơn nhưng chính nó lại tác động tiêu cực đến tình trạng viêm amidan. Chúng có thể khiến cổ họng bạn bị sưng nóng, bỏng rát, khiến tình trạng viêm nhiễm tại amidan trở nên nặng nề hơn.

Thực phẩm cay nóng làm gia tăng nỗi lo viêm amidan trong những ngày Tết
Thực phẩm cay nóng làm gia tăng nỗi lo viêm amidan trong những ngày Tết

Hạn chế dung nạp những loại thực phẩm này sẽ làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng và ngăn ngừa tình trạng viêm amidan tiến triển.

3/ Các loại hạt, thực phẩm khô cứng

Những loại hạt như hướng dương, hạt bí, đậu phộng…. thường gặp trong 3 ngày Tết có thể khiến người bệnh viêm amidan khó chịu hơn. Bời khi đi qua cổ họng, chúng có thể ma sát với vùng amidan bị tổn thương khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. 

Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, việc thường xuyên ăn các loại hạt này trong thời gian ngắn có thể làm gia tăng tình trạng kích ứng cổ họng, gây ho, đặc biệt ở những người bị viêm amidan.

4/ Các món dưa muối chua, ngâm giấm

Dưa, cà muối chứa nhiều axit làm trầm trọng thêm tình trạng viêm amidan
Dưa, cà muối chứa nhiều axit làm trầm trọng thêm tình trạng viêm amidan

Ngày Tết, các món dưa cà muối, thực phẩm ngâm giấm có vị chua càng trở nên đắt khách vì giúp chống ngấy khi ăn quá nhiều món thịt, dầu mỡ, đồ nếp. Tuy nhiên, đây lại là những món ăn mà người bị viêm amidan nên tránh xa. Bởi chúng chứa nhiều axit và nitrat có thể gây kích ứng, đau rát và gây mưng mủ ở cổ họng.

5/ Thức ăn chưa được nấu chín

Trong các mâm tiệc ngày Tết thường không thiếu các món gỏi, nộm, thịt tái hay salad rau củ… đặc biệt là một số vùng miền Nam. Chúng để có thể mang nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu sử dụng chúng trong thời gian bị viêm amidan sẽ làm tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh nhanh chóng.

6/ Thức ăn nhiều chất béo bão hòa

Ngày Tết/, nhiều gia đình có tâm lý phải thật thịnh soạn nên chuẩn bị rất nhiều loại thịt, cá… Hầu hết chúng được chế biến theo cách chiên xào nhiều dầu mỡ.

Lượng lớn dầu mỡ bạn nạp vào khi sử dụng các loại thực phẩm này không chỉ làm tăng cảm giác đầy bụng, ì ạch mà nó còn ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và làm tăng độ đặc của đàm nhầy, khiến bệnh nhân khó khạc đờm hơn.

Do vậy, nếu muốn nhanh chóng khỏi hoặc không muốn bệnh tình nặng hơn, bạn nên cắt giảm tối đa nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn hằng ngày.

7/ Thực phẩm lạnh

Sử dụng các món ăn, thức uống quá lạnh sẽ gây kích ứng niêm mạc họng, làm amidan sưng to hơn. Vì vậy, người bị viêm amidan vào dịp lễ Tết nên tránh ăn kem, uống nước đá, nước lạnh cũng như sử dụng các thực phẩm lạnh quá mức.

8/ Thực phẩm chứa nhiều arginin

Arginin khi vào cơ thể sẽ tạo điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn, siêu vi sinh sôi, phát triển nhanh chóng. Nguồn thực phẩm chứa nhiều arginin thường gặp trong dịp Tết hằng năm thường là sôcôla, nước nho, quat hạnh…

9/ Các chất kích thích

Cà phê, rượu bia hay các thức uống có cồn khác đều cản trở quá trình lưu thông máu đến khu vực tổn thương, từ đó khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên lâu lành hơn. Tuy nhiên, đây đều là những loại thức uống phổ biến trong dịp Tết, do vậy nếu không thể từ chối hãy hạn chế uống rượu bia đến mức tối đa để không làm ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm của bạn. Theo bác sĩ Lê Phương, người bị viêm amidan tốt nhất nên uống nước lọc, nước đun sôi để ấm từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. 

Người bị viêm amidan nên hạn chế uống bia, rượu trong 3 ngày Tết
Người bị viêm amidan nên hạn chế uống bia, rượu trong 3 ngày Tết

Ngoài ra, việc hút thuốc lá cũng gây ra những hậu quả tương tự. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe bạn hãy nói không với các chất kích thích này nhé.

10/ Thực phẩm nhiều muối

Các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn như xúc xích, giò chả, thịt hun khói chứa một lượng muối khá cao so với khẩu phần ăn chuẩn hằng ngày. Trong khi đó, muối là thứ người bệnh viêm amidan nên tránh xa vì nó có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Do vậy, trong 3 ngày Tết sắp tới, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm này nhé.

Một vài lưu ý của bác sĩ Lê Phương về chế độ ăn ngày Tết dành cho người bị viêm amidan

Tết là dịp nghỉ ngơi, vui chơi và quây quần bên gia đình sau một năm làm việc vất vả. Để bệnh viêm amidan không ảnh hưởng đến những cuộc vui ngày Tết, ngoài 10 loại thực phẩm cần kiêng khem kể trên, bác sĩ Lê Phương cũng lưu ý người bệnh một số điều sau:

Bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị amidan:

  • Các loại vitamin C như: Cam, chanh, bưởi, dâu tây, lựu,… có khả năng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại vi khuẩn, nấm, virus – các tác nhân gây bệnh. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống để thay đổi khẩu cho các bữa ăn và tránh cảm giác đau rát khi nuốt.
  • Thực phẩm có tính kháng viêm, diệt khuẩn giúp người bệnh giảm được triệu chứng sưng viêm, đau rát khó chịu tại vòm họng. Các bác sĩ cũng khuyên người bị viêm amidan nên bổ sung các thực phẩm như: Gừng, tỏi, nghệ, mật ong,…
  • Thức ăn giàu đạm tốt cho người bị  viêm amidan, giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh. Bạn nên ăn ức gà, súp lơ xanh, khoai lang, chuối, các loại hạt.
  • Ăn nhiều rau xanh: Trái cây, rau xanh là những loại thực phẩm thường bị lãng quên vào ngày Tết. Tình trạng này không chỉ gây nên nhiều vấn đề tiêu hóa mà còn khiến cơ thể mất cân bằng, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng. Do vậy, người bệnh viêm amidan nên đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng đạm và chất xơ trong những 3 ngày Tết này để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật nhé.
  • Nên ăn đồ tươi, tránh đồ nguội hoặc đồ chế biến sẵn: Đồ nguội, đồ xào nấu lại chứa các chất béo bão hòa xấu, không có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, chúng còn có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, nếu ăn vào có thể là tăng tình trạng viêm nhiễm tại amidan.
Ăn nhiều rau xanh giúp cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho người bệnh
Ăn nhiều rau xanh giúp cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho người bệnh

Người bệnh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Thực hiện các mẹo làm họng dễ chịu hơn như: Súc miệng bằng nước muối, uống thuốc giảm đau, sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho màng nhầy, ngậm viên ngậm họng,…
  • Hạn chế nói to, nói nhiều gây ảnh hưởng đến cổ họng.
  • Thường xuyên làm sạch không gian sống và làm việc để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
  • Giữ gìn thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Theo bác sĩ Phương, việc ăn uống thất thường, không đúng bữa, số bữa ăn cũng nhiều hơn, nhiều món hơn, các món ăn nhiều năng lượng hơn so với các bữa ăn hằng ngày dẫn đến khẩu phần ăn mất cân đối. Hơn nữa, thời gian nghỉ ngơi dịp Tết kéo dài, người bệnh ít vận động và tập luyện là thủ phạm gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh, có thể khiến bệnh viêm amidan nặng nề hơn. 
  • Uống nhiều nước: Thay vì rượu bia hay các loại nước ngọt có gas, bác sĩ Phương khuyên người bị viêm amidan nên uống nhiều nước lọc để giảm kích ứng cổ họng, giảm viêm nhiễm tốt hơn.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ: Đánh răng và súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm amidan.
  • Tranh thủ tập luyện thể dục tại nhà: Ngoài chế độ dinh dưỡng và ăn uống, người bệnh viêm amidan cũng nên duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Ngày Tết có quá nhiều món ngon. Nhưng ăn thế nào để vừa no bụng, vừa thỏa mãn cơn thèm vừa phòng ngừa bệnh tật là điều mà mỗi người nên biết. Trên đây là những lời khuyên bổ ích của bác sĩ Lê Phương dành cho những người bị viêm amidan. Chúc mọi người có một cái Tết thật đầm ấm, vui vẻ và khỏe mạnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?