Viêm âm đạo do thiếu nội tiết là gì? Cách điều trị

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến. Bệnh xảy ra do nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ không được ổn định, dẫn đến tình trạng thiếu hụt, mất cân bằng. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần chủ động thăm khám, chẩn đoán và chữa trị bệnh sớm nhất. 

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm âm đạo là một căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý về phụ khoa ở chị em phụ nữ. Trong đó, bệnh xảy ra bởi rất nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau như do vi trùng, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Hiện nay, bệnh viêm âm đạo còn xảy ra do nguyên nhân thiếu nội tiết trong cơ thể.

Bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ
Bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết thường xảy ra ở chị em phụ nữ đã từng phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng, điều trị hóa chất, xạ trị hoặc những phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.

Thông thường, bệnh xảy ra do thiếu estrogen làm niêm mạc âm đạo bị mất lớp bề mặt và trung gian, từ đó trở nên rất mỏng, dễ tổn thương và bị nhiễm trùng.

Theo các chuyên gia, niêm mạc âm đạo có rất nhiều nếp gấp, chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ và thường ẩm do các dịch tiết ra từ các tuyến tế bào biểu mô tuyến trong âm đạo.

Các tuyến Bartholin, tuyến Skene, dịch nhầy cổ tử cung tiết ra tạo nên chất dịch nhầy có trong âm đạo. Dịch tiết âm đạo bình thường sẽ có màu trắng đục, mịn như bông gòn. 

Các loại vi trùng trong âm đạo thường là vi trùng ái khí có khả năng chuyển hóa các glycogen trong tế bào thành axit lactic và giữ cho pH âm đạo ở mức < 4,5.

Khi cơ thể bị thiếu nội tiết tố, các tuyến dịch và cấu trúc âm đạo không thể phát triển do đó chất dịch âm đạo sẽ không xuất hiện.

Điều này sẽ làm rối loạn môi trường bên trong âm đạo và khiến thành âm đạo không được bảo vệ. Đây được xem là nguyên nhân khiến âm đạo bị tổn thương do thiếu hụt nội tiết tố nữ bao gồm estrogen và progesteron. 

Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết phải kể đến như:

  • Huyết trắng tiết ra ít, thường có mủ kèm theo mùi hôi, đôi khi có lẫn máu.
  • Người bệnh có cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, nóng rát âm hộ và âm đạo. 
  • Chị em phụ nữ có thể mắc các triệu chứng về rối loạn đường tiểu như tiết lắt nhắt, tiểu buốt, tiểu rắt. 
  • Khi thăm khám bằng tay hoặc đặt dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo, người bệnh sẽ cảm thấy đau.
Chị em phụ nữ cảm thấy đau rát, khó chịu vùng kín
Chị em phụ nữ cảm thấy đau rát, khó chịu vùng kín
  • Niêm mạc âm đạo có màu nhợt nhạt, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết đỏ.
  • Lấy huyết trắng âm đạo để soi tươi, kết quả cho thấy tế bào trung gian, không có tế bào bề mặt, có thể xuất hiện vi trùng và vùng xuất huyết. 

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết có nguy hiểm không?

Bình thường âm đạo sẽ chịu sự chi phối và kiểm soát của nội tiết tố sinh dục nữ. Từ đó, đảm bảo khả năng sinh sản, chức năng tình dục diễn ra bình thường và tránh được nguy cơ viêm nhiễm. 

Khi nội tiết tố bị thiếu hụt thì chức năng âm đạo sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể như sau:

  • Ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày: Viêm âm đạo gây ra tình trạng ngứa ngáy vùng kín, khó chịu, khí hư ra nhiều, có mùi hôi, khiến nữ giới cảm thấy tự ti, mặc cảm.
  • Ảnh hưởng đời sống sinh hoạt vợ chồng: Người bệnh không còn cảm giác hứng thú trong chuyện vợ chồng, từ đó trở nên lạnh nhạt và khiến tình cảm vợ chồng gặp nhiều trục trặc. 
  • Gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm khác: Bệnh viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hàng loạt những bệnh lý viêm nhiễm khác như viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung
  • Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: Khi bị viêm nhiễm, độ pH trong âm đạo sẽ bị mất cân bằng và không còn là môi trường sống lý tưởng của tinh trùng, từ đó khiến tỷ lệ thụ thai giảm. 

Bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, mang thai và gây ra rất nhiều vấn đề tác động đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Do đó, khi có những biểu hiện bất thường ở âm đạo, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm nhất. 

Các cách điều trị viêm âm đạo do thiếu nội tiết

Hiện nay, bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết sẽ được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám bệnh và chữa trị đúng cách.

Để xác định tình trạng bệnh của mỗi người nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Lấy mẫu làm xét nghiệm: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu từ dịch tiết tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm và chẩn đoán bệnh.
  • Xét nghiệm pH: Bác sĩ sẽ sử dụng một que thử hoặc giấy pH nhằm kiểm tra độ pH trong âm đạo.
  • Phết dịch âm đạo: Bác sĩ sẽ kiểm tra khí hư thông qua kính hiển vi nhằm xác định viêm âm đạo có phải do nhiễm khuẩn hay không. 
  • Sinh thiết: Đây là xét nghiệm mức độ mô học nhằm xác định khu vực bị kích ứng trên âm hộ nếu không tìm thấy dấu hiệu bị nhiễm trùng. 

Thuốc Tây y điều trị bệnh

Các loại thuốc Tây y chủ yếu điều trị bệnh tại chỗ và sử dụng dưới dạng kem thoa vào thành âm đạo hay đặt viên nang trong âm đạo, thời gian điều trị từ 15 – 20 ngày. Một số loại thuốc chữa viêm âm đạo thường được sử dụng như: 

  • Thuốc dạng kem thoa: Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như Cream Estrogen, Cream Promestriene. Các loại thuốc dạng kem này được sử dụng để thoa vào âm đạo mỗi ngày 1 lần.
  • Thuốc dạng viên nang: Các thuốc dạng viên nang đặt vào trong âm đạo như Estriol 0,5mg, Promestriene 10mg. Người bệnh dùng mỗi ngày 1 viên và đặt vào lúc buổi tối trước khi đi ngủ. 
Bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị bệnh
Bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị bệnh

Khi người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu hay bộ nhiễm đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh toàn thân như Ofloxacin, Doxycycline, Cephalexin… Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc chống co thắt như Spasless, Spasmaverine…

Các loại thuốc Tây phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa chứ không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Vì tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa mỗi người mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp nhất. Việc tự ý mua thuốc sử dụng sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn nếu sử dụng sai thuốc. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Chỉ cần hiểu đúng tình trạng mà mình đang mắc phải, chị em phụ nữ có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm âm đạo do thiếu nội tiết ngay tại nhà. Các mẹo dân gian sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và khá an toàn cho sức khỏe của người bệnh. 

Lá húng quế trị viêm âm đạo

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, lá húng quế còn là một vị thuốc dân gian được nhiều người tin dùng. Lá húng quế chứa chất chống oxy hóa, có thành phần giúp kháng khuẩn, diệt vi nấm, sát trùng, cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể. Nhờ đó, chị em phụ nữ có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm âm đạo khá hiệu quả.

Chị em sử dụng một ít lá húng quế, xay nhỏ hoặc nghiền nát lá rồi sử dụng phần bã nấu sôi trong khoảng 2 phút. Bạn đổ nước vào chậu rồi xông vùng kín cho đến khi nước nguội thì dừng lại. Bạn có thể lấy phần nước này để rửa vùng kín rồi lau lại bằng khăn sạch.

Điều trị viêm âm đạo bằng tỏi

Theo quan niệm y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm có tác dụng giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm âm đạo hiệu quả. Nhờ đó, chị em có thể giảm được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và hỗ trợ cân bằng nội tiết bên trong. 

Tỏi có công dụng điều trị các bệnh phụ khoa
Tỏi có công dụng điều trị các bệnh phụ khoa

Người bệnh có thể sử dụng tỏi đến chế biến thành những món ăn hàng ngày hoặc ăn trực tiếp để điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một vài nhánh tỏi tươi để ép lấy nước cốt, hòa chung với một ít nước và sử dụng để lau rửa vùng kín mỗi ngày. 

Ngải cứu chữa viêm âm đạo

Ngải cứu là loại dược liệu có tính ấm, mùi thơm, có tác dụng bổ máu và điều trị các bệnh lý viêm nhiễm. Chị em có thể sử dụng ngải cứu như một loại dược liệu tại nhà để điều trị bệnh viêm âm đạo thiếu nội tiết.

Bệnh nhân lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, vò rồi cho vào ấm sắc thuốc. Bạn cho ngải cứu vào nấu với 600ml nước sắc đến khi còn 100ml nước là được. Người bệnh chia thuốc làm 3 – 4 phần uống trong ngày để chữa bệnh. 

Các bài thuốc dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết chứ không thể thay thế các phương pháp đặc trị khác. Do vậy, chị em cũng không nên quá phụ thuộc hay lạm dụng các mẹo dân gian để điều trị viêm âm đạo tại nhà. 

Đông y điều trị viêm âm đạo do thiếu nội tiết

Viêm âm đạo thiếu nội tiết tố theo Đông y là do hao tổn phần huyết dẫn đến tổn thương tâm, can, tỳ, thận. Nguyên tắc điều trị chính là khử tà, thanh nhiệt, tiêu viêm và phục hồi môi trường âm đạo. Nếu môi trường âm đạo không được phục hồi thì bệnh sẽ tái đi tái lại liên tục và khó điều trị. 

Dưới đây là một số những bài thuốc Đông y phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh viêm âm đạo do thiếu nội tiết:

  • Bài thuốc số 1: Sa tiền 12g, tỳ giải 12g, long đởm thảo 8g, sài hồ 8g, chi tử 12g, ý dĩ 12g, mộc thông 8g, hoàng bá 8g, bạch thược 8g, sinh địa 8g. 
  • Bài thuốc số 2: Qui xuyên 12g, xích thược 15g, ngưu tất 12g, cam thảo 4g, chỉ xác 8g, hồng hoa 12g, sinh địa 12g, xuyên khung 6g, đào nhân 16g. 

Cách thực hiện các bài thuốc trên là sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang để điều trị bệnh. Người bệnh phải đến các phòng khám Đông y uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, bệnh nhân phải sử dụng thuốc đúng theo liều lượng mà bác sĩ quy định, tránh sử dụng sai thuốc và lạm dụng quá mức. 

Lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa bệnh tái phát

Việc thiếu hụt các nội tiết tố bên trong cơ thể có thể xảy ra do chị em phụ nữ không có một chế độ ăn uống lành mạnh. Chính vì thế, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần kết hợp một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Một số thực phẩm tốt cho nội tiết tố nữ như các loại cá giàu vitamin D và omega 3, súp lơ xanh, rau lá xanh đậm, hạt lanh, các loại quả mọng nước, sữa chua…

[pr_middle_post]

Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau để hạn chế bệnh tái phát:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể mỗi ngày, đặc biệt là vùng kín. Bạn nên chọn các loại quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, quần lót rộng rãi không nên quá chật và ẩm ướt. Người bệnh nên thay quần lót thường xuyên và lau khô vùng kín. 
  • Trong thời gian điều trị, người bệnh cần kiêng cữ quan hệ tình dục.
  • Khi vệ sinh âm đạo, bạn nên lựa chọn các loại xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng và có nồng độ pH tương đương với nồng độ pH trong âm đạo. 
  • Khi có các triệu chứng đau rát âm đạo, người bệnh tuyệt đối không được gãi vì dễ khiến âm đạo bị trầy xước gây viêm nhiễm lan rộng. 
  • Không nên lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ, đặc biệt là những loại chứa axit và chất tẩy rửa mạnh vì nó sẽ làm mất cân bằng môi trường pH âm đạo. 
  • Người bệnh nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế mắc các bệnh lý. 
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên duy trì một tâm lý lạc quan, giảm căng thẳng, lo âu kéo dài, xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp. 
  • Chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những triệu chứng của bệnh và điều trị sớm nhất. 
Tập luyện thể dục mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tật
Tập luyện thể dục mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tật

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố sẽ khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu, mặc cảm và khiến đời sống vợ chồng trở nên lạnh nhạt. Nếu không điều trị sớm thì bệnh sẽ phát sinh nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Do vậy, thăm khám sớm và điều trị kịp thời khi phát hiện triệu chứng viêm âm đạo là điều mà chị em phụ nữ cần quan tâm và thực hiện.

CTA Lê Phương

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?