Bí quyết làm đẹp cho làn da không tuổi và chữa bệnh qua các huyệt vị trên mặt

Cơ chế lão hóa của làn da thường bắt đầu từ 30 – 50 tuổi. Tuy nhiên quá trình lão hóa da ở mỗi người sẽ diễn da sớm hay muộn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường sống, chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc da hàng ngày…

Làm sao để kéo dài tuổi thanh xuân, gìn giữ vẻ đẹp cho làn da không tuổi? Làm sao để làm chậm lại quá trình lão hóa, giúp cải thiện làn da đồng thời còn giúp điều trị bệnh? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ.

Ngoài những cách như: uống collagen, đi spa, đắp mặt nạ trái cây… thì có một cách vô cùng đơn giản mà hiệu quả lại khiến chúng ta cảm thấy bất ngờ đó chính là mát xa da mặt, các động tác vuốt, bấm huyệt trên vùng mặt. Ưu điểm của cách này là vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu, không tốn nhiều thời gian.

Tuy nhiên, điều chúng ta cần lưu ý đó chính là phải thực hiện đúng động tác và xác định đúng các huyệt vị trên khuôn mặt thì cách làm này mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Dưới đây là một số huyệt vị cơ bản, cách xác định vị trí các huyệt vị và tác dụng của từng huyệt vị. Bài viết có tham khảo ý kiến chuyên môn của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Thị Phương – Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Mời quý vị cùng theo dõi:

Xác định huyệt vị: Muốn mát xa, vuốt, bấm huyệt đạt hiệu quả cao, cần tác động vào đúng huyệt.

Đơn vị đo gọi là thốn (tấc), thốn có chiều dài lớn nhỏ tùy theo người (lớn, nhỏ, béo, gầy) và tùy vùng cơ thể. Nói chung 1 thốn = 1/75 chiều dài cơ thể. Thốn của người Việt Nam khoảng 2,0 – 2,2cm. Thốn tay (tấc tay = đồng thân thốn).

 1. Huyệt Tứ Bạch

Vị trí huyệt Tứ Bạch

Giải thích tên gọi:

“Tứ” là bốn phương, là vây quanh, còn “Bạch” là màu trắng, là sự sáng trong. “Bạch” là từ Bạch trong không bạch (không có gì khác với xung quanh) chuyển thành chỗ lõm; xung quanh nhìn vào thấy sự biến đổi đó rất rõ, rất lõm, ấn lên vị trí này cảm thấy rất đau. Nói theo một cách khác, thì nó được giải thích là bốn phương sẽ được bừng sáng lên; tức là huyệt đạo này có tác dụng lớn trong việc khắc phục các triệu chứng của bệnh mắt.

 

Xác định vị trí huyệt đạo:

  • – Ngay giữa mi dưới thẳng xuống 1 thốn, chỗ lõm dưới hố mắt, bờ dưới cơ vòng mi.
  • – Dùng lòng ngón tay sờ lên vùng phía dưới con mắt, sẽ phát hiện ra chỗ lõm trên xương hốc mắt ở ngay dưới mí mắt, huyệt Tứ bạch nằm thẳng phía dưới chỗ lõm ấy chừng một đốt ngón tay. Dùng đầu ngón tay di chuyển qua lại hai bên vị trí huyệt đạo ấy thì sẽ cảm thấy mũi bị kích thích.

Tác dụng:

  • – Khu phong, minh mục, sơ Can, lợi Đởm.
  • – Ấn day nhẹ 10 lần, ngày làm 3 lần
  • – Khi ấn giúp khí huyết lưu thông giúp da mặt sáng hơn, đặc biệt chữa thâm quầng mắt đau mắt, viêm màng tiếp hợp và chứng nhức mỏi mắt khi làm việc nhiều.

Hiệu quả điều trị: 

Huyệt đạo này có hiệu quả để trị liệu các triệu chứng như mắt khó nhắm mở, vùng quanh hai bên má đau nhức do thần kinh cơ mặt bị tê liệt gây nên. Nó cũng có hiệu quả để khắc phục chứng đau đầu, chóng mặt hoa mắt, hai mắt đau nhức và cả chứng đau đôi dây thần kinh não thứ 5. Khi cơ mặt bị co giật, kích thích lên huyệt đạo này cũng sẽ tạm thời chế ngự được.

Chủ trị: Trị liệt mặt, thần kinh mặt co rút, đầu đau, giun chui ống mật.

 

2. Huyệt Quyền Liêu


Vị trí huyệt Quyền Liêu

Giải thích tên gọi:

Từ “Quyền” có nghĩa là xương quyền (xương gò má), từ “Liêu” chỉ góc. Quyền liêu tức là chỉ vị trí góc mà xương gò má lồi lên, tên vị trí cũng chính là tên huyệt đạo.

Tên gọi khác: Chùy liêu, Đoài cốt, Đoài đoan.

Xác định vị trí huyệt đạo:

Nằm ngay chính giữa và sát phía dưới góc lồi lên của xương gò má. Có cách xác định khác là căn cứ vào giao điểm của đường thẳng kéo từ đuôi mắt thẳng xuống phía dưới cách với đường thẳng chạy ngang qua chóp mũi. Hoặc dùng ngón tay đẩy từ bên dưới lên chỗ gồ cao của xương gò má mà cảm thấy đau thì đó chính là vị trí huyệt Quyền liêu.

Tác dụng:

  • – Tán phong, hoạt lạc, thông kinh, chỉ thống.
  • – Ấn day nhẹ 10 lần, ngày làm 3 lần
  • – Khi ấn huyệt giúp da mặt căng mịn hồng hào lên, chống nếp nhăn cho phụ nữ tuổi trung niên. Huyệt này còn có tác dụng chữa liệt bảng ngoại biên và chữa xoang rất tốt.

Hiệu quả điều trị:

Rất có hiệu quả trong việc trị liệu các chứng bệnh đau răng hàm trên, sưng phù hai bên má, vàng mắt, mắt quá nhức mỏi. Vị trí của huyệt đạo này là nơi đi qua của dây thần kinh thứ hai trong đôi dây thần kinh não số 5 và dây thần kinh gò má, cho nên khi dây thần kinh mặt bị đau, cơ mặt tê dại, co giật hoặc đau đôi dây thần kinh não số 5, viêm mũi cấp tính… thì kích thích lên huyệt đạo này sẽ có hiệu quả.

Huyệt đạo này có hiệu quả đặc biệt trong việc điều chỉnh dung nhan. Khuôn mặt đối với con người được quan tâm đặc biệt, những nếp nhăn trên trán, những nếp nhăn nơi đuôi mắt… xuất hiện làm cho người ta phải lo lắng. Nguyên nhân của các hiện tượng trên là trong toàn cơ thể chỉ có da mặt và tổ chức cơ bắp của khuôn mặt kết hợp với nhau làm thành một thể thống nhất, cho nên khi cơ bắp bị nhão thì lập tức làm cho da nhão theo và hình thành các nếp nhăn. Vì thế, hàng ngày dùng lòng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng lên vùng xung quanh huyệt Quyền liêu, sẽ giữ gìn cả da mặt căng láng.

Chủ trị:

Trị liệt mặt, cơ mặt co giật, răng đau. Đau dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh V). Dây V chia 3 nhánh tận là dây mắt (V1), dây hàm trên (V2), dây hàm dưới (V3). Đau dây thần kinh sinh ba thường gặp ở giới nữ tuổi 50 trở lên, ít gặp ở người dưới 30 tuổi. Cơn đau xuất hiện sau một kích thích nào đó, có thể kéo dài vài giây đến vài phút như điện giật, nhói như dao đâm.

 

3. Huyệt Ế Phong

Vị trí huyệt Ế Phong

 

Giải thích tên gọi:

Từ “Ế” bao hàm ý nghĩa che đậy, che mắt, bỏ đi, bóng ảnh…; từ “Phong” có nghĩa là trúng gió; từ đó suy ra rằng huyệt đạo này có tác dụng chữa trị các chứng bệnh về tai, mắt xảy ra do bị trúng gió.

 

Xác định vị trí huyệt đạo:

Huyệt đạo này nằm phía sau dái tai; ngay vết lõm nhỏ phía trước chỗ xương gồ lên (Nhũ đột) phía sau dái tai. Dùng đầu ngón tay day ấn lên chỗ lõm phía sau dái tai mà cảm thấy hơi đau, thì đó chính là huyệt Ế phong, một huyệt đạo tương đối dễ tìm.

Vị trí: Huyệt này nằm sát dái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm. Chỗ lõm sau dái tai.

Tác dụng:

  • – Ấn day nhẹ 10 lần, ngày làm 3 lần
  • – Động tác ấn huyệt này là khí huyết lưu thông, nuôi dưỡng các tế bào làm da căng mịn, hồng hào, tạo độ ẩm cho da.

 

Hiệu quả điều trị:

Có hiệu quả trị liệu đối với các chứng bệnh như đau răng, sưng má, cơ mặt bị tê dại, co giật và những triệu chứng do các căn bệnh này gây nên như đau tê vùng cổ, nhức mỏi hai vai. Nó cũng có hiệu quả trong việc khắc phục các chứng nặng tai, đau tai, đau răng, chóng mặt, buồn nôn, say tàu xe. Nó là huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt trong việc trị liệu chứng đau đối dây thần kinh não thứ 5. Các huyệt đạo xung quanh vùng tai khác như huyệt Thính cung, Giác tôn, Khiếu âm, Nhĩ môn cũng tập trung tại đó, có tác dụng quan trọng trong việc trị liệu các chứng nặng tai, ù tai. Theo báo cáo của các nhà y học Trung Quốc, tiến hành liệu pháp châm lên các huyệt đạo này đối với trẻ em bị điếc kết quả phục hồi thính lực đạt được với tỉ lệ khá cao.

 

4. Huyệt Địa Thương

Vị trí huyệt Địa Thương

Giải thích tên gọi:

Từ “Địa” có nghĩa là “Địa” trong “Thiên Địa”, tức là đất; ở đây nhằm chỉ: đất lớn ban cho con người nhiều ân huệ. Từ “Thương” có nghĩa là thương khố, là kho. Là những vật có dạng hình vuông chứa đựng những báu vật, những ân huệ được ban cho. Theo học thuyết Đông y thì Phủ của Vị (phủ của dạ dày) được gọi là đại thương (kho lớn). Như vậy Địa thương có nghĩa là báu vật (thức ăn) của nguồn nguyên khí tuôn về kho lớn (vị chi phủ).

 

Xác định vị trí huyệt đạo:

Nằm ở điểm gặp nhau giữa rãnh mũi, mép và đường ngang qua hai mép (từ khóe mép ngang ra 0,6 tới 0, 7 cm). Khi khép chặt đôi môi thì hai đầu ngoài cùng của miệng được gọi là góc miệng hay khóe mép; hai huyệt Địa thương nằm gần sát phía ngoài hai khóe mép.

Tác dụng:

  • – Ấn day nhẹ 10 lần, ngày làm 3 lần
  • – Ấn huyệt này hàng ngày giúp dãn cơ mặt, các nếp nhăn ở phần miệng má sẽ giảm. Không chỉ có tác dụng làm đẹp ấn huyệt này chữa rất tốt chứng liệt 7 ( méo mồm) và chữa chảy nước miếng khi ngủ.

Hiệu quả điều trị:

Huyệt đạo này chuyên dùng trị liệu các triệu chứng á khẩu (không nói được) do bệnh cao huyết áp hoặc là trúng gió gây nên và các triệu chứng méo mồm do tê liệt thần kinh cơ mặt, đau đôi dây thần kinh não thứ 5 và co giật cơ mặt. Khi dạ dày có vấn đề trục trặc thì tại vị trí huyệt đạo này xuất hiện các triệu chứng như nổi các lớp vảy, nổi mẩn ngứa, hôi miệng… Huyệt Địa thương được coi là tiêu chí sức khỏe của dạ dày và nó có hiệu quả trị liệu các triệu chứng của bệnh dạ dày gây nên, đặc biệt là khắc phục các chứng viêm xoang miệng hoặc viêm góc miệng (khóe mép). 

Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Thị Phương

Bình luận (1)

  1. Lưu thị sen says:

    Bài viết rất bổ ích cho những người bị da sấu sệ cơ và các bệnh lý khác.rất tuyệt vời

Comments are closed.

Chuyên mục

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?