Về quê ăn Tết, cảnh giác ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh Mề đay
Chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị bất kỳ bệnh lý nào. Theo y học, thức ăn là một trong 3 nguyên nhân chính gây nên dị ứng và bệnh mề đay. Do vậy, nếu không muốn cơ thể “đột ngột” nổi mẩn ngứa, mề đay do lỡ ăn nhầm một loại thức ăn lạ nào đó, người bệnh nên chú ý những đến chế độ ăn và những thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Tuy nhiên, vào những ngày lễ Tết, lượng thực phẩm chúng ta ăn vào khá nhiều, gây khó khăn trong việc kiểm soát và nhận biết nguyên nhân mề đay.
Sau đây là một số mẹo nhỏ để người bệnh cảnh giác, phòng ngừa với bệnh mề đay:
Nổi mề đay nên kiêng ăn gì ngày Tết?
Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mề đay. Do sự đa dạng thực phẩm trong những ngày Tết cổ truyền khiến số lượng người bị dị ứng, nổi mề đay cao hơn ngày thường.
Một số loại thực phẩm nên tránh:
- Thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, hải sản, thịt bò, cá biển…: Những thực phẩm này có hàm lượng protein cao, có thể là tác nhân gây dị ứng, đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, khi bệnh nhân đang nổi mề đay, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm. Nếu người bệnh ăn các loại thực phẩm này, cơ thể khó tiếp nhận và chuyển hóa sẽ rất dễ bị kích ứng. Nếu tiếp tục sử dụng, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều đường và muối: Những loại thực phẩm này có thể kích thích thần kinh ngoại biên, khiến các vết nổi mề đay ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, đồ ngọt còn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến các vết thương, vết loét ngoài da do mẩn ngứa lâu lành hơn và tăng tỷ lệ tái phát. Do vậy, vào những ngày Tết sắp tới, người bệnh mề đay hoặc người có cơ địa dễ dị ứng nên tránh xa bánh kẹo, mứt, chè kho, thực phẩm chế biến sẵn…. để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
- Thực phẩm cay nóng (Đồ chiên rán, ớt cay, hạt tiêu, mù tạt…): Khi tiêu thụ những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các bộ phận của cơ thể phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường, gây cảm giác bứt rứt, khó chịu, nóng trong trong người. Ngoài ra, đồ cay nóng còn làm khô da, khiến da dễ bong tróc, lâu lành vết thương hơn.
- Đồ nếp (bao gồm xôi, chè kho, bánh chưng, bánh tét…): người bị nổi mề đay không nên ăn buổi sáng vì dễ gây dị ứng thực phẩm. Hơn nữa, các thực phẩm nấu từ gạo nếp cũng không tốt cho sự hồi phục của các vết thương, vết loét ngoài da do mẩn ngứa.
- Đồ uống có cồn (rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác): Khi đi chúc Tết, việc phải sử dụng rượu bia, cà phê là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, đây là những loại đồ uống dễ gây dị ứng, nổi mẩn ngứa. Vậy nên, người bệnh hãy hạn chế tối đa người việc sử dụng những loại thức uống này.
Người bị mề đay nên ăn gì ngày tết
Không chỉ quan tâm đến các thực phẩm cần tránh để hạn chế các biểu hiện ngứa ngáy nặng nề và khó chịu, người bị mề đay nên chú ý thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung các thực phẩm như:
- Rau xanh và trái cây giàu vitamin A, B, C tốt cho người bị mề đay. Các thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó rau xanh và trái cây còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, vì vậy bạn nên bổ sung một số thực phẩm như: súp lơ, cam, bưởi, táo, cà rốt,…
- Thực phẩm kháng viêm như: Gừng, nghệ, tỏi… được xem như “thần dược” chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt đối với người bị mề đay. Dung nạp các thực phẩm này giúp kháng viêm, diệt khuẩn, đẩy lùi biểu hiện ngứa ngáy khó chịu và làm dịu nhanh chóng các vết đỏ, sưng trên da.
- Thức ăn chứa omega 3 bao gồm: Cá hồi, dầu đậu nành, rau có màu đậm, đậu hũ,… tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể.
- Thức uống có lợi cho người bị mề đay như: Nước gừng, nước trà xanh, nước nghệ có khả năng thanh lọc, giải độc cho cơ thể, giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ.
Thay đổi chế độ sinh hoạt để phòng ngừa bệnh mề đay
Nổi mề đay không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Đặc biệt, sẽ thật là khó chịu nếu thời điểm nổi mề đay vào những ngày Tết đầu xuân năm mới này. Để tránh gặp phải tình trạng này, ngoài một chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần tuân theo một số hướng dẫn về chế độ sinh hoạt dưới đây:
- Không sử dụng mỹ phẩm lạ: Ai cũng mong muốn có một diện mạo đẹp khi đi chúc Tết. Tuy nhiên, với những người có làn da nhạy cảm, việc tiếp xúc với các thành phần hóa học trong những loại mỹ phẩm lạ có thể khiến cơ thể xuất hiện các nốt mẩn ngứa.
- Tránh gió: Tránh gió không có nghĩa là người bệnh phải ở hoàn toàn trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài. Những người có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử bệnh mề đay cần che chắn làn da cẩn thận khi đi ra ngoài chúc Tết hoặc du xuân, tránh tiếp xúc với gió và ánh nắng mặt trời.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ: nên sử dụng nước ấm, không chà xát quá mạnh khi tắm. Không nên tắm quá lâu vì có thể khiến làn da bị mất nước, trở nên khô và dễ gây ngứa ngáy.
- Hạn chế tiếp xúc lâu với môi trường không khí khô: Không ở trong tròng điều hòa quá lâu mà không có biện pháp bảo vệ hay cấp ẩm cho da.
- Tránh xa tác nhân gây dị ứng: hạn chế đến môi trường nhiều bụi bẩn, phấn hoa và lông động vật nuôi. Nếu cần dọn dẹp đón Tết, bạn cần che chắn làn da và đeo khẩu trang bảo vệ cẩn thận.
Trên đây là một vài lưu ý nhỏ dành cho những người có cơ địa dị ứng và tiền sử bệnh mề đay. Tết là thời điểm các tác nhân dị ứng bùng phát mạnh mẽ do nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Do vậy, để tránh những phiền toái của bệnh mề đay trong những ngày đầu xuân năm mới, mỗi người cần có kế hoạch phòng bệnh và đón Tết hợp lý và chu đáo.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!