Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Cập nhật: 28/03/2024

Vảy nến thể giọt là một trong những bệnh viêm da mãn tính, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, căn bệnh này phổ biến nhất ở độ tuổi từ 15-35. Vảy nến thể giọt nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý ngoài ra gây rất nhiều ảnh hưởng này.

Vảy nến thể giọt là gì? Bệnh có lây không?

Bệnh vẩy nến thể giọt (Tên tiếng anh của bệnh vảy nến thể giọt là Guttate) xuất hiện trên da dưới dạng các đốm đỏ, có vảy, nhỏ, hình giọt nước. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở trẻ em, người lớn, người cao tuổi, nhưng phổ biến nhất từ 15-35 tuổi. Theo các thống kê, trong số những bệnh nhân mắc vảy nến nói chung, chưa tới 1/3 mắc phải thể bệnh này. 

Vảy nến thể giọt là bệnh tự miễn, có nghĩa cơ thể sẽ tự “xử lý” khi bệnh xuất hiện và không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, nhưng cũng có trường hợp bệnh không tự biến mất, người bệnh cần áp dụng các biện pháp y khoa để kiểm soát triệu chứng.

hinh-anh-vay-nen-the-giot
hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt

Bệnh vảy nến thể giọt có lây không? Đây là căn bệnh có liên quan mật thiết tới yếu tố di truyền và cơ địa. Điều này có nghĩa bệnh sẽ di truyền từ bố mẹ sang con và tự lan rộng trên chính cơ thể người bệnh mà KHÔNG LÂY nhiễm từ người này sang người khác.

Triệu chứng vảy nến thể giọt là gì?

Thông thường, vảy nến thể giọt xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh phải kể tới:

  • Da xuất hiện những nốt nhỏ, màu đỏ nhìn giống hạt mưa hay nước mắt. Các hạt này có ranh rới rõ ràng nhưng không dày đặc như vảy nến thể mảng
  • Các nốt đỏ xuất hiện trên cánh tay, chân, ngực,… nhưng không xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hay móng tay, móng chân như các dạng vảy nến khác. 
  • Các nốt đỏ thường khởi phát vào mùa đông hoặc khi không khí khô và lây lan nhanh vào mùa hè. 

Các giai đoạn của vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt tiến triển theo 3 giai đoạn khác nhau gồm có:

  • Giai đoạn 1: Chỉ xuất hiện một vài đốm nhỏ, bao phủ khoảng 3% diện tích da
  • Giai đoạn 2: Các tổn thương chiếm khoảng 3-10% làn da của người bệnh. 
  • Giai đoạn 3: Các tổn thương bao phủ 10% hoặc nhiều hơn và cũng có thể bao phủ toàn bộ cơ thể người bệnh.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, vảy nến Guttate có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và hoạt động hàng ngày của người bệnh theo những mức nhất định. Ví dụ, mặc dù trường hợp vảy nến xuất hiện trên mặt hoặc da đầu chỉ ảnh hưởng từ 2-3% tổng diện tích da trên cơ thể nhưng đây lại là tình trạng nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng tới ngoại hình và sinh hoạt của người bệnh.

Tương tự, vảy nến xuất hiện trên tay chỉ chiếm  2% tổng diện tích da, nhưng có thể ảnh hưởng tới các hoạt động bằng tay. Trong trường hợp này, bệnh sẽ được phân loại từ trung bình tới nặng. 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến Guttate

Tới nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định. Theo các nghiên cứu, đây là bệnh do rối loạn tự miễn. Điều này có nghĩa hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trên da, khiến các tế bào da phát triển nhanh chóng, từ đó gây ra các nốt đỏ, bong da, là những triệu chứng điển hình bệnh vảy nến. 

Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Phương, có một số yếu tố nhất định có thể kích hoạt sự bùng phát bệnh vảy nến thể giọt, trong đó phải kể tới:

  • Tổn thương trên da
  • Viêm họng liên cầu khuẩn 
  • Viêm amidan
  • Căng thẳng
  • Tác dụng phụ của thuốc bao gồm thuốc chống sốt rét, thuốc beta (điều trị rối loạn nhịp tim).

Cách chẩn đoán và điều trị vảy nến thể giọt

Để chẩn đoán vẩy nến các bác sĩ sẽ kiểm tra vùng da tổn thương của người bệnh đồng thời dựa vào các tiền sử của người bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sinh thiết da để loại bỏ những yếu tố làm tổn thương da và giúp xác định loại vảy nến người bệnh mắc phải. 

Để điều trị vảy nến thể giọt có nhiều phương pháp trong đó phổ biến nhất phải kể tới sử dụng thuốc Tây y, mẹo dân gian hay thuốc Đông y. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng, người bệnh cần dựa vào những điểm này kết hợp với tình trạng của bản thân để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. 

Điều trị bằng Tây y

Hầu hết các trường hợp vảy nến Guttate thường kéo dài 2-3 tuần. Tuy nhiên, người bệnh có thể điều trị các triệu chứng và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khác trong cơ thể bằng các sử dụng thuốc hay quang trị liệu. 

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể áp dụng cho bệnh nhân vảy nến phải kể tới kem cortisone giúp giảm ngứa, dầu gội trị gàu cho trường hợp vảy nến xuất hiện trên da đầu, kem dưỡng ẩm, thuốc kê đơn có vitamin A. 

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc:

  • Corticosteroid: Đây là những hormone steroid tương tự như hormone do tuyến thượng thận sản xuất, có tác dụng giảm đỏ, ngứa và viêm.
  • Methotrexate: Thuốc này ức chế hệ thống miễn dịch, thường được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
  • Cyclosporine: Đây thuốc thường được sử dụng cho các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc Tây y chữa vảy nến thể giọt cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi phương pháp này có thể tiềm ẩn tác dụng phụ nếu sử dụng liên tục hoặc sử dụng không đúng liều lượng theo quy định. 

Do vậy, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hay sử dụng đơn thuốc của người khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh tác dụng dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. 

Quang trị liệu: Đây còn được gọi là liệu pháp ánh sáng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chiếu tia cực tím lên da nhằm đẩy lùi các vết đỏ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dược kê đơn thuốc giúp hấp thụ ánh sáng tốt hơn nhằm ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào da. 

Chữa vảy nến thể giọt theo mẹo dân gian

Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa vảy nến. Đa phần các cách chữa này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn, chống viêm, giúp đẩy lùi tình trạng bệnh hiệu quả. Một số biện pháp thường được sử dụng phải kể tới:

  • Chữa vảy nến bằng trầu không: Sử dụng lá trầu không sạch, đun sôi với nước cùng một chút muối biến. Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị vảy nến. 
  • Chữa vảy nến bằng lá lốt: Sử dụng khoảng 10-15 lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh trong 20-30 phút. Lưu ý làm sạch vùng da trước khi đắp, sau đắp rửa lại bằng nước sạch. 
  • Chữa vảy nến bằng dầu dừa: Dùng dầu dừa nguyên chất bôi lên vùng da bị bệnh trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. 

Mặc dù các nguyên liệu tự nhiên đều có tính sát khuẩn, chống viêm giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, tuy nhiên phương pháp này không mang tới hiệu quả cao, hơn nữa chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh. Muốn chữa dứt điểm, người bệnh vẫn cần thăm khám và áp dụng các biện pháp đặc trị khác. 

Vảy nến thể giọt ăn gì, kiêng gì?

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, để điều trị vảy nến hiệu quả bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố kích hoạt bệnh. Trong đó, các yếu tố quan trọng phải kể tới chế độ ăn uống. Theo đó, bệnh nhân cần bổ sung một số thực phẩm và tránh một số thực phẩm nhất định. 

Nên tránh: 

  • Thịt đỏ và sữa: Đây là những thực phẩm chứa một loại axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic. Nghiên cứu trong quá khứ đã chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của axit arachidonic có thể đóng vai trò tạo ra các tổn thương vẩy nến.
nen-tranh-cac-loai-thit-do
Nên tránh xa các loại thịt đỏ
  • Gluten: Những người bị bệnh vẩy nến thường và nhạy cảm với gluten.  Do đó, cần loại bỏ thực phẩm có chứa gluten nhằm hạn chế các triệu chứng bệnh. 
  • Thực phẩm chế biến: Chữa nhiều calo có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và một loạt các tình trạng sức khỏe mãn tính trong đó có bệnh vảy nến.
  • Rượu: Có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể, là nguyên nhân kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát. 

Nên ăn: 

  • Rau xanh và hoa quả: Chữa các chất chống viêm, giàu chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng, giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Cá béo: Giúp cung cấp omega-3, có tác dụng chống viêm, từ đó giảm triệu chứng bệnh. 
  • Dầu thực vật: Tiêu biểu phải kể tới dầu oliu, dầu dừa, dầu hạt lanh,…. chứa nhiều omega-3, omega-6 giúp chống viêm hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu vitamin: Thực phẩm giàu vitamin D, Vitamin B-12, selen giúp giảm viêm cho bệnh nhân vảy nến, từ đó hạn chế tác động của bệnh. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý một số điểm sau trong chế độ sinh hoạt:

  • Hạn chế tắm nước quá nóng
  • Khi mắc bệnh không dùng tay gãi bởi có thể làm trầy xước da, khiến viêm nhiễm trầm trọng hơn
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên để chống khô da và làm dịu da
  • Sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi các yếu tố môi trường.

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến thể giọt. Đây là một trong những dạng bệnh nguy hiểm gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, ngay khi thấy những triệu chứng bất thường của bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC