Vảy Nến Thể Giọt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Dứt Điểm Tốt Nhất 2022
Vảy nến thể giọt là một bệnh da liễu mãn tính có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 15 tới 35. Bệnh có thể nhận biết thông qua những biểu hiện trên da. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu như bệnh không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về căn bệnh này để quý độc giả cùng tham khảo.
Vảy nến thể giọt là bệnh gì? Giai đoạn phát triển của bệnh
Vảy nến thể giọt là bệnh lý da liễu thường gặp với biểu hiện là các đốm đỏ hoặc vảy hình thành giống hình giọt nước trên bề mặt da. Đây được đánh giá là căn bệnh phổ biến khi thống kê cho thấy có khoảng ⅓ dân số mắc phải tình trạng này.Bác sĩ chuyên khoa đánh giá bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên nhóm tuổi từ 15 tới 35 tuổi sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.Vảy nến giọt có thể tự khỏi và hoàn toàn không để lại sẹo như một số bệnh da liễu khác. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khi cơ thể không tự chữa được sẽ cần tới sự can thiệp của y học để kiểm soát biểu hiện và triệu chứng.
- Giai đoạn 1: Trên bề mặt da hình thành một vài đốm nhỏ, mức độ tổn thương và ảnh hưởng là khoảng 3%.
- Giai đoạn 2: Các đốm nhỏ lan rộng từ 3 – 10%, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người mắc bệnh.
- Giai đoạn 3: Vùng da bị tổn thương bắt đầu hình thành lên các vảy nến thể giọt và ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống của người mắc.
Khi biểu hiện vảy nến thể giọt lan rộng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt. Vị trí hình thành sẽ ảnh hưởng tới mức độ bệnh nặng hay nhẹ, tác động đến cuộc sống ít hay nhiều. Đặc biệt các trường hợp vảy nến hình thành ở tay hoặc chân sẽ khiến bệnh nhân khó làm việc, gây tự ti do mất thẩm mỹ.
Dấu hiệu nào để nhận biết bệnh vảy nến thể giọt
Nhận biết dấu hiệu giúp người bệnh có biện pháp ngăn chặn sự phát triển và biến chứng, từ đó có được phương pháp điều trị hiệu quả. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết xuất hiện đốm đỏ và vảy trắng là hai dấu hiệu điển hình của vảy nến thể chấm giọt.Nhận biết thông qua dấu hiệu chấm đỏ trên da:
- Xuất hiện nhiều mảng đỏ với các kích thước khác nhau, dao động từ vài mm cho tới khoảng 1 cm. Đặc biệt với các trường hợp nặng vùng da đỏ có thể hình thành với kích thước rộng hàng chục cm.
- Mảng da đỏ có thể hơi gồ cao hơn so với da bình thường, giới hạn vùng đỏ rõ ràng.
- Số lượng đốm đỏ trên da xuất hiện từ một cho tới vài chục đốm. Bệnh nhân nặng số đốm đỏ có thể lên tới hàng trăm đốm đồng thời có kèm theo nhiều tổn thương liên quan khác.
- Hiện tượng vảy trắng hình thành trên bề mặt vùng da màu đỏ.
- Vảy trắng có thể hình thành nhiều lớp, dễ dàng bong tróc rơi thành vảy vụn hoặc bột màu trắng.
- Hình thành nhanh, xuất hiện với số lượng khá lớn, các lớp đùn lên nhanh chóng.
Thông qua những biểu hiện cụ thể, người bệnh có thể tự mình nhận biết. Tuy nhiên để đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng với từng trường hợp hãy tới cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh lý ngoài da để được khám và điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh lý vảy nến thể chấm giọt
Cho đến nay nguyên nhân gây ra vảy nến giọt vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng nhất. Tuy nhiên nhiều chuyên gia y tế cho rằng có 2 lý do chính dẫn tới sự hình thành của bệnh lý này là di truyền và hệ thống miễn dịch.
- Do rối loạn chuyển hóa trên da: Nghiên cứu đã chứng minh chỉ số dùng oxy của làn da ở những bệnh nhân mắc vẩy nến giọt tăng cao tới 400% so với chỉ số của người bình thường.
- Do yếu tố di truyền: Theo bác sĩ chuyên khoa, gen hình thành bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6 và thường liên quan tới B17, BW57, DR7, B13 hoặc HLA.
- Nhiễm khuẩn: Ổ khuẩn khi tồn tại trên bề mặt da lâu ngày sẽ gây ra sự hình thành và phát triển vảy nến thể giọt.
- Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài: Bác sĩ chỉ ra việc căng thẳng kéo dài có mối quan hệ tới sự hình thành và phát triển của vảy nến thể giọt.
- Chấn thương: Các chấn thương cơ học cũng có thể tác động khiến bệnh lý hình thành.
Bệnh nhân có thể mắc bệnh từ một nguyên nhân hoặc do ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố cộng lại.
Bệnh vảy nến thể chấm giọt có lây hay không? Có nguy hiểm không?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết triệu chứng á sừng vảy nến thể giọt không lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc hàng ngày. Tuy nhiên bệnh lý này có yếu tố di truyền. Cha mẹ bị vảy nến thể chấm giọt thì còn cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.Điều nguy hiểm nhất là nếu như không được điều trị kịp thời vùng da bị bệnh có thể lây lan sang các khu vực lân cận. Ngoài ra các triệu chứng đau rát, bệnh sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người mắc.
Tổng hợp cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt
Bệnh lý gây ngứa ngáy, khó chịu và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người mắc. Chính vì thế bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết.Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Thông thường mỗi đợt điều trị sẽ kéo dài từ 2 – 3 tuần để biểu hiện thuyên giảm. Tổng hợp các phương pháp chữa vảy nến thể giọt phổ biến nhất hiện nay như sau:
Trị bệnh bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất nhờ tác dụng nhanh và hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh: Tác dụng chống liên cầu khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc dạng uống hoặc dạng bôi.
- Thuốc corticosteroid: Tác dụng là giảm viêm, giảm ngứa ngáy, dị ứng, tăng sinh tế bào da. Thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như suy thận, teo da, loãng xương hoặc ức chế hệ miễn dịch. Vì thế cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.
- Methoxsalen: Chỉ định sử dụng với những người mắc bệnh lý ở giai đoạn nặng.
- Thuốc Polystar: Sử dụng nhằm giảm tình trạng ngứa ngáy, trước khi dùng thuốc nên vệ sinh da sạch sẽ để tránh tình trạng kích ứng gây khó chịu.
- Thuốc dẫn vitamin D3: Chuyên sử dụng trong việc điều trị vảy nến, tuy nhiên không nên sử dụng chế phẩm này với các vùng da mặt.
Thuốc Tây chữa vảy nến có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn, vì thế người bệnh cần tuân thủ và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
Trị bệnh bằng thuốc Đông y
Thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến thể giọt được nhiều người bệnh áp dụng. Ưu điểm của các bài thuốc này là sử dụng dược liệu tự nhiên, có thể điều trị tận gốc và ít gây ra tác dụng phụ.
- Bài thuốc 1: Sử dụng dược liệu bao gồm 20g hoa hòe, 20g sinh địa, 16g thổ phục linh, 16g hy thiêm, 16g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, 12g cây cứt lợn. Toàn bộ các dược liệu đem sắc kỹ với nước và chia thành 3 phần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Thảo dược bao gồm 40g hoa hòe sống, 40g sinh địa, 40g thổ phục linh, 40g thạch cao, 12g thăng ma, 12g tử thảo, 12g địa phu tử, 20g ké đầu ngựa, 4g chích thảo. Đem được liệu đi sắc với nước, nước thuốc thu được uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Sử dụng dược liệu bao gồm phác tiêu, khô phàn, hỏa tiêu, dã cúc hoa mỗi thứ 15g. Cách dùng là đem thảo được đi nấu nước để tắm rửa mỗi ngày 1 lần.
- Bài thuốc An Bì Thang: Các dược liệu cần thiết là hồng hoa, kim ngân cảnh, tơ hồng, ké đầu ngựa, đơn đỏ, bồ công anh. Cách dùng là hòa tan viên thuốc với nước sôi, uống ngay khi còn ấm.
- Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang: Sử dụng dược liệu chính bao gồm khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên, xuyên tâm liên, sài đất. Dược liệu đem đun với nước, sau đó ngâm rửa vùng bị tổn thương. Kết hợp với bài thuốc uống bao gồm thổ phục linh, đan sâm, bạch linh, kê huyết đằng, quế chi, sa sâm, dạ dao đằng để giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy.
- Bài thuốc dạng bôi của Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102: Thuốc được bào chế từ kinh giới, khổ sâm, kim ngân hoa hay bí đao,… Sử dụng bằng cách bôi đều kem lên vùng da bị vảy nến để tiêu viêm, giảm ngứa và tái tạo da mới.
Mẹo dân gian chữa bệnh an toàn, hiệu quả
Từ xa xưa, cha ông ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh vảy nến giọt. Các bài thuốc đều sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên với tính sát khuẩn và chống viêm hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng mẹo điều trị bằng phương pháp dân gian ngay tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Bài thuốc từ lá trầu không: Thành phần của lá trầu có tính kháng khuẩn hiệu quả, vì thế rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh nên rửa sạch lá trầu, đem đun sôi kỹ với nước và một vài hạt muối. Nước thuốc thu được sử dụng để ngâm rửa vùng da tổn thương.
- Bài thuốc từ lá lốt: Chọn khoảng 10 đến 15 lá lốt tươi, đem rửa thật sạch. Tiếp tục đem lá đi giã nhỏ và đắp lên vùng da bị bệnh trong khoảng thời gian nửa giờ đồng hồ. Sau đó thực hiện vệ sinh lại vùng có đốm đỏ một lần nữa.
- Bài thuốc từ dầu dừa: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh sau đó sử dụng dầu dừa nguyên chất để thoa đều. Chờ trong khoảng thời gian nửa giờ đồng hồ để tinh dầu thẩm thấu vào da, sau đó rửa lại với nước sạch.
Các dược liệu tự nhiên có tính sát khuẩn và chống viêm sẽ giúp thuyên giảm tình trạng ngứa ngáy. Tuy nhiên phương pháp thường không mang lại hiệu quả điều trị bệnh lý triệt để. Người mắc nên áp dụng thêm các biện pháp điều trị chuyên khoa khác để ngăn chặn tình trạng tái phát của căn bệnh.
Các biện pháp phòng tránh bệnh vảy nến thể giọt
Vảy nến thể giọt là căn bệnh được xếp vào dạng bệnh lý tự miễn. Vì thế có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc dưới đây để quá trình điều trị rút ngắn hơn.
- Đảm bảo việc vệ sinh cơ thể toàn diện và thường xuyên.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, đề kháng của cơ thể.
- Luôn luôn giữ tâm lý vui vẻ, tránh stress, căng thẳng quá mức có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Không nên sử dụng nước quá nóng để tắm do có thể gây kích ứng da, khiến hình thành lớp vảy trắng.
- Không nên ra ngoài khi thời tiết đang nắng nóng, có thể khiến kích ứng da, gây ngứa.
- Cung cấp thêm lượng ẩm do da mỗi ngày bằng cách uống đủ nước hoặc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.
- Người bệnh nên bổ sung các loại rau xanh, củ quả vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường vitamin và dưỡng chất.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc rượu bia do đây là những yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến thể giọt.
- Khi mắc bệnh hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định.
Điều trị bệnh vảy nến giọt ở đâu nhanh khỏi nhất?
Để việc chữa bệnh hiệu quả và tránh tình trạng tái phát dai dẳng, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để khám, điều trị. Dưới đây là tổng hợp các bệnh viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Chữa vảy nến giọt tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương là những chuyên gia đầu ngành, có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất kể cả với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, phức tạp. Chính vì thế đây là cơ sở điều trị được nhiều người bệnh vảy nến tại miền Bắc lựa chọn.
- Địa chỉ: Muốn khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cần tới số 15A, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại liên hệ: 1900 695.
Khám vảy nến thể giọt tại Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102
Cơ sở khám và điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền, kết hợp với Tây y được nhiều người đánh giá cao. Đơn vị hội tự đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, luôn tận tâm vì người bệnh. Hiện nay tại đây đã điều trị thành công các bệnh lý ngoài da nguy hiểm trong đó có á sừng và vảy nến thể giọt.
- Địa chỉ: Hiện nay Bệnh viện có 2 cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin cụ thể như sau: Cơ sở 1 – Số 7, Ngách 8/11, Đường Lê Quang Đạo, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Niêm, Hà Nội. Cơ sở 2 được đặt tại số 179, Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Khám bệnh tại Khoa Da liễu – Bệnh viện Chợ Rẫy
Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa lớn nhất khu vực phía nam, được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Khoa da liễu của bệnh viện đang thực hiện khám và điều trị vảy nến, nấm da đầu, ban đỏ, bệnh da đầu, bệnh da cá, bệnh Lupus,…Chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy được rất nhiều người đánh giá cao. Tuy nhiên vấn đề thường gặp phải tại đây là lượng bệnh nhân đông khiến việc thăm khám mất nhiều thời gian. Để khắc phục tình trạng này người bệnh đến khám nên chủ động đăng ký trước thông qua số điện thoại tổng đài.Người bệnh chỉ cần gọi điện tới tổng đài 1080 để đăng ký khám trước 1 ngày. Hãy cung cấp các thông tin liên quan như: Tên, tuổi, ngày đi khám, số điện thoại liên hệ cho nhân viên để được hẹn lịch khám.
- Địa chỉ: Bệnh viện Chợ Rẫy có địa chỉ tại số 201B, Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM.
- Hotline liên hệ: 028 3855 4137.
Chữa bệnh vảy nến tại Khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ
Người bệnh tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long khi mắc vảy nến thể giọt có thể tới Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ khám, điều trị. Toàn bộ hệ thống phòng khám tại đây đều được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, dụng cụ y tế đảm bảo vô trùng 100%.
- Địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ có địa chỉ tại số 4, Châu Văn Liêm, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Điều trị vảy nến thể giọt tại Viện Da liễu
Chữa vảy nến thể giọt ở đâu chất lượng và uy tín, chắc chắn không thể bỏ qua Viện Da liễu. Cơ sở được công nhận và đánh giá cao bởi nhiều giải thưởng danh giá. Nhiều bài thuốc của Viện cho hiệu quả cao trong công tác điều trị các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là vảy nến thể giọt.Toàn bộ những phương thuốc của viện được đội ngũ chuyên gia nghiên cứu nhằm mang đến tính hiệu quả và sự hài lòng cho người bệnh. Dưới đây là địa chỉ của Viện để người bệnh có thể tới khám và điều trị.
- Địa chỉ: Cơ sở Hà Nội của Viện tọa lạc tại số 123 Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân. Cơ sở TPHCM có địa chỉ tại số 48B Đặng Dung, Tân Định, Quận 1.
Chữa bệnh vảy nến tại Trung tâm Thuốc Dân tộc
Trung tâm Thuốc Dân tộc là địa chỉ quen thuộc với nhiều bệnh nhân. Trải qua nhiều năm xây dựng, đơn vị đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí của mình trong việc khám chữa bệnh bằng thuốc Nam.Hiện nay trung tâm đã nghiên cứu và sưu tầm được hơn 100 bài thuốc dân tộc và ứng dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có chữa vảy nến thể giọt. Khám bệnh tại trung tâm không chỉ đảm bảo hiệu quả mà còn rất an toàn, các bài thuốc hầu như không có tác dụng phụ.
- Địa chỉ: Bệnh nhân có thể tới một trong hai cơ sở tại Hà Nội và TPHCM là Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội hoặc số 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận, Sài Gòn.
Vảy nến thể giọt là một trong số những dạng bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thẩm mỹ và sinh hoạt của người mắc. Vì thế ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên da bạn cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, tránh các biến chứng nguy hiểm.