Vảy Nến Ở Trẻ Em Là Gì? Hướng Dẫn Cách Trị Bệnh Dứt Điểm Cho Trẻ
Vảy nến ở trẻ em là bệnh da liễu thường gặp, khiến nhiều phụ huynh đau đầu, loay hoay trong cách điều trị. Đặc biệt, ở một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển của trẻ, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các biến chứng về tim mạch, thận, mắt, xương khớp… Vậy đâu là cách chữa vảy nến cho trẻ chính xác nhất?
Vảy nến ở trẻ em là bệnh gì? Nguy hiểm Không?
Vảy nến ở trẻ em là dạng bệnh tự miễn ở da khá phổ biến, xuất hiện khi tế bào dưới da tăng sinh quá mức dẫn đến vảy sừng, khô, bong tróc. Tương tự như bệnh vảy nến á sừng ở người lớn, với trẻ nhỏ vảy nến cũng được chia làm nhiều dạng bao gồm: Vảy nến thể mảng, vảy nến thể giọt, vảy nến thể mủ, vảy nến Erythrodermic…Theo các chuyên gia, vảy nến là bệnh lành tính, không gây quá nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, vì vậy việc chậm trễ trong hoạt động điều trị có thể khiến trẻ đối mặt với một số biến chứng như:
- Gây tổn thương xương khớp: Có khoảng 9% bệnh nhân rơi vào trường hợp này.
- Biến chứng về mắt: Có thể gây tổn thương kết mạc hoặc suy giảm thị lực.
- Nguy cơ gây ung thư: Tiềm ẩn nguy cơ hình thành các khối u nội tạng.
- Biến chứng tim mạch: Làm tăng tỷ lệ mắc các biến chứng về tim mạch, huyết áp như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
- Gây suy thận: Bệnh vảy nến không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận, gây suy thận.
- Gây bội nhiễm: Bệnh gây nên những tổn thương, nhiễm trùng da, ở trường hợp nặng có thể gây bội nhiễm.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở trẻ em
Tính đến thời điểm hiện tại nguyên nhân gây vảy nến ở trẻ vẫn chưa được y học xác định rõ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bệnh vảy nến có liên quan mật thiết tới việc suy giảm và rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ.
- Yếu tố di truyền.
- Do sự thay đổi thời tiết, cơ thể không kịp thích ứng.
- Ảnh hưởng từ các tổn thương da trước đó, da bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…
- Do hít phải khói thuốc lá một cách thụ động.
Dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến ở trẻ em mà cha mẹ nên lưu ý bao gồm:
- Xuất hiện những nốt chấm nhỏ sưng viêm, màu hồng đỏ mọc theo từng mảng.
- Các nốt đỏ có một lớp vảy dày màu bạc, có thể chứa mủ.
- Da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy, nóng nát hoặc thậm chí rướm máu.
- Một số khớp trên cơ thể bị sưng, cứng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Một số trường hợp khác có thể gây biến dạng móng, thay đổi thân nhiệt…
Lưu ý, các triệu chứng có thể biến đổi tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí xuất hiện và thể bệnh. Ngoài ra, nhận thức ở trẻ nhỏ còn hạn chế, vì vậy cha mẹ cần theo dõi kỹ mọi biến đổi bất thường về sức khỏe của trẻ.
Hướng dẫn điều trị vảy nến ở trẻ em
Hoạt động điều trị vảy nến trẻ em chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng hoặc đặc tính cơ địa. Dưới đây là một số cách thức trị bệnh hiệu quả, tùy vào từng trường hợp mà cha mẹ có thể đưa ra các phương án điều trị tối ưu nhất.
Trị bệnh bằng liệu pháp dân gian
Với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, các triệu chứng không quá nghiêm trọng, cha mẹ hoàn toàn có thể khắc phục bệnh thông qua các phương pháp điều trị dân gian, điển hình như:
- Nha đam: Cha mẹ làm sạch vùng da tổn thương của trẻ, sau đó lấy phần gel của cây nha đam thoa đều lên vết thương, sau khoảng 20 phút thì rửa sạch lại da với nước ấm.
- Giấm táo: Bạn pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1 rồi sử dụng hỗn hợp để thoa đều lên vùng da bị vảy nến của trẻ. Áp dụng phương pháp này khoảng 3-4 lần/tuần cho đến khi các triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ thuyên giảm.
- Nghệ vàng: Nghệ vàng sau khi làm sạch, đem giã lấy nước cốt rồi thoa đều lên vùng da bị tổn thương, sau khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch.
- Dầu dừa: Mỗi lần trẻ tắm, bạn hãy làm ướt cơ thể trẻ rồi nhỏ khoảng 3-4 giọt dầu dừa vào tay và thoa đều, massage nhẹ nhàng trong vòng vài phút. Để nguyên như vậy trong vòng 10 phút rồi tắm lại cho trẻ bằng nước sạch.
- Lá trầu không: Bạn lấy khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch, vò nát rồi đem nấu với nước sôi, sau đó cho thêm một ít muối hạt vào. Pha hỗn hợp nước lá trầu thành nước ấm để tắm cho trẻ mỗi tuần 2-3 lần.
Cách trị vảy nến bằng mẹo dân gian được đánh giá là an toàn, hiệu quả, dễ sử dụng, cha mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị cho trẻ.
Chữa bệnh bằng Tây y
Thuốc Tây y được nhiều người tin tưởng sử dụng nhờ khả năng mang lại hiệu quả cao, giúp chống viêm, giảm ngứa, ức chế quá trình tăng sinh tế bào trong thời gian ngắn. Với vảy nến ở trẻ em, dùng thuốc là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến nhất với các loại thuốc điển hình là Calcipotriol, Cyclosporin, Methotrexate…Lưu ý, tùy theo kết quả chẩn đoán mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp nhất. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng, thay đổi liều lượng hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau. Điều này không những không mang lại hiệu quả trị bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị nhờn thuốc, kháng thuốc, làm xuất hiện các tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày, suy gan thận, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,…
Trị bệnh bằng Đông y
Theo quan niệm của Đông y, vảy nến xuất hiện do huyết nhiệt cùng hàn phong uất kết, da không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết từ đó dẫn đến tình trạng tổn thương, bong tróc từng mảng. Bằng việc kết hợp các thảo dược quý thiên nhiên theo tỷ lệ vàng, các bài thuốc Đông y ra đời không những loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh mà còn đem lại hiệu quả phục hồi sức khỏe tổng thể.
- Thành phần: Bồ công anh, khổ sâm, đơn đỏ, sinh địa, kim ngân cành…
- Công dụng: Giúp thanh nhiệt, thải độc, trừ thấp song song với dưỡng huyết, tăng cường chính khí, nâng cao chức năng gan, thận.
Bài thuốc ngâm rửa
- Thành phần: Xuyên tâm liên, ô liên rô, mò trắng, sài đất, hoàng liên, trầu không…
- Công dụng: Sát khuẩn, làm sạch vùng da mắc bệnh đồng thời giúp lỗ chân lông thông thoáng và làm mềm da.
Bài thuốc bôi
- Thành phần: Cây vảy ngược, Bí đao, mật ong, tang bạch bì…
- Công dụng: Kiểm soát triệu chứng, giảm viêm, giảm ngứa, hỗ trợ dưỡng ẩm và làm lành da.
2. Thanh bì dưỡng can thang – Trung tâm Thuốc dân tộcThanh bì dưỡng can thang là sản phẩm trị viêm da được nghiên cứu và phát triển độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc sở hữu hơn 30 thảo dược quý thiên nhiên, được bào chế dưới các dạng thuốc uống – bôi – ngâm rửa nhằm đem lại hiệu quả trị bệnh tận gốc từ trong ra ngoài.Bài thuốc ngâm rửa
- Các thảo dược chính: Ích nhĩ tử, mò trắng, trầu không, ô liên rô…
- Công dụng: Kháng khuẩn, chống viêm, làm mềm vùng da, giúp thuốc thẩm thấu tốt hơn.
Bài thuốc bôi
- Các thảo dược chính:Bí đao, mật ong, tang bạch bì, thiên mã hồ…
- Công dụng: Khoanh vùng tổn thương, loại bỏ triệu chứng, giúp tái tạo da, da khỏe mạnh và mịn màng hơn.
Bài thuốc uống
- Các thảo dược chính:Bồ công anh, đơn đỏ, tang bạch bì, kim ngân hoa, ké đầu ngựa…
- Công dụng: Thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng gan thận, trị bệnh từ gốc và loại bỏ nguy cơ tái phát.
3. Bài thuốc của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 Bài thuốc được xây dựng dựa trên 2 giai đoạn chính từ khắc phục triệu chứng đến loại bỏ căn nguyên. Điều này giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh song song với loại bỏ tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần.Giai đoạn 1
- Các vị thuốc chính:Đơn đỏ, hoàng bá, ké đầu ngựa, tang bạch bì, ké đầu ngựa, sài đất, bồ công anh…
- Công dụng: Thanh nhiệt, thải độc, kiểm soát các triệu chứng song song với giải trừ khu phong, tà thấp.
Giai đoạn 2
- Các vị thuốc chính: Hoàng kỳ, ô liên rô, ké đầu ngựa, nhân sâm, phòng phong…
- Công dụng: Bồi bổ tỳ phế, cải thiện chức năng tạng phủ, tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc vảy nến
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc trị vảy nến, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố then chốt giúp đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Do đó, cha mẹ càng cần quan tâm đến việc xây dựng một khẩu phần ăn khoa học, vừa đảm bảo trẻ có đủ dưỡng chất vừa giúp tăng cường hiệu quả trị bệnh.
- Nhóm thực phẩm có hàm lượng omega – 3 cao như cá ngừ, có mòi, cá thu, cá trích…
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm như nghêu, sò, ngao…
- Các loại rau củ là thực phẩm lành mạnh, có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao.
- Bổ sung các loại hoa quả tươi, ưu tiên các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao.
Trẻ bị vảy nến nên kiêng ăn gì?Song song với đó, cha mẹ cùng cần tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Nhóm thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chứa nhiều gia vị.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng kích ứng cao như hải sản, thịt bò…
- Đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa (nếu bị kích ứng).
- Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
- Hạn chế sử dụng đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.
Địa chỉ khám, chữa vảy nến ở trẻ em uy tín
Bác sĩ, đơn vị tiến hành khám chữa là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị. Thấu hiểu điều này, bài viết xin tiếp tục chia sẻ danh sách các địa chỉ khám chữa vảy nến cho trẻ uy tín hiện nay.1. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộcVới chặng đường 15 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành và trở thành một trong những đơn vị khám chữa bệnh đáng nhớ nhất. Thông tin chi tiết liên hệ trung tâm như sau:
- Cơ sở Hà Nội: (Trụ sở chính) Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0247 109 6699.
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. HCM. Điện thoại: 028 7109 6699.
2. Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 sở hữu đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền và các bác sĩ quân y có trình độ chuyên môn cao từ đó đem lại nhiều hiệu quả trị bệnh tích cực. Thông tin chi tiết liên hệ Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 như sau:
- Cơ sở Hà Nội: Số 7 ngõ 8/11, đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 0888 598 102.
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Tại số 179 đường Nguyễn Văn Thương, Quận Bình Thạnh, TP. HCM. Điện thoại: 0888 698 102.
- Địa chỉ: Số 879 Đường La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 024 6273 8532.
4. Viện da liễu Hà Nội Sài GònKết hợp điều trị thông qua Y học cổ truyền và Y học hiện đại, Viện da liễu Đông y Việt Nam mang đến giải pháp toàn diện cho mọi đối tượng có vấn đề về sức khỏe làn da. Để liên hệ viện da liễu, người bệnh có thể thông qua phương thức liên hệ sau:
- Cơ sở Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0246 260 5666.
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, Quận 1, TP. HCM. Điện thoại: 0287 109 9838.
Một số vấn đề cần lưu ý khi trẻ mắc vảy nến
Bên cạnh việc tuân thủ chính xác hướng dẫn điều trị theo chỉ định của bác sĩ, trong quá trình chữa vảy nến ở trẻ em, cha mẹ cùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương hàng ngày nhằm loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng.
- Chú ý chăm sóc, cấp ẩm cho da đồng thời tiến hành che chắn kỹ lưỡng cho trẻ khi ra ngoài.
- Nên ưu tiên các sản phẩm làm sạch, chăm sóc da có nguồn gốc từ tự nhiên.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và hạn chế các loại đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ ngọt, đồ chế biến sẵn.
- Động viên giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý, sự tự ti khi tiếp xúc với người lạ.
- Để trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày, có thể kết hợp một số hoạt động thể dục thể thao nhằm năng cao sức khỏe, hệ miễn dịch.
Vảy nến ở trẻ em không phải tình trạng hiếm gặp, vừa làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển vừa tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các biến chứng tiêu cực. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về bệnh kết hợp chú ý quan sát các biểu hiện bất thường ở trẻ nhằm phát hiện bệnh sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời.