Vảy Nến Ở Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Vảy nến ở chân có thể xảy ra do di truyền hay sự rối loạn miễn dịch khiến các tế bào da tăng trưởng quá nhiều các vị trí: Bàn chân, lòng và mu bàn tay, bắp và khuỷu tay, đầu gối… Căn bệnh này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh. Chính vì vậy, mọi người cần chủ động nắm rõ thông tin về triệu chứng, nguyên nhân để chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh lý này.

 Vảy nến ở chân là bệnh gì?

Vảy nến ở chân là một dạng viêm da cơ địa rất khó điều trị tận gốc, bệnh thường dễ tái phát theo chu kỳ và kéo dài dai dẳng. Bệnh gây ra những thương tổn đặc trưng như: Xuất hiện các mảng da khô, đốm đỏ, mụn nhọt, lớp biểu bì dày, đóng vảy trắng đục, tạo cảm giác ngứa ngáy, đau nhức khiến người bệnh thấy bất tiện trong việc đi lại và sinh hoạt.

Bệnh vảy nến ở chân tạo cảm giác ngứa ngáy, đau nhức khiến người bệnh thấy bất tiện trong việc đi lại và sinh hoạt
Bệnh vảy nến ở chân tạo cảm giác ngứa ngáy, đau nhức khiến người bệnh thấy bất tiện trong việc đi lại và sinh hoạt
Với làn da khỏe mạnh, các tế bào biểu bì thường sản sinh và chết trong chu kỳ từ 28-30 ngày. Nhưng khi bệnh vảy nến ở chân bùng phát, quá trình tăng sinh tế bào da diễn ra nhanh chóng, mất kiểm soát. Lớp cũ chưa kịp mất đi thì lớp mới đã xuất hiện, chồng chéo lên nhau tạo thành những mảng da bong tróc, dày sừng và làm nứt nẻ da.Da ở bàn chân là nơi dễ bị xâm hại nhưng thường không được chăm sóc cẩn thận dẫn tới tình trạng người mắc vảy nến ở chân khá cao. Theo nghiên cứu, căn bệnh này chiếm tỷ lệ 2-5% trong những ca vảy nến. Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, do đó bạn không nên chủ quan, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh bệnh lan rộng và gặp những biến chứng nguy hiểm.

 Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến ở chân

Qua nghiên cứu và khảo sát, các chuyên gia y tế đã đưa ra một vài nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vảy nến ở chân, cụ thể như:

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền ảnh hưởng nhiều đến việc mắc bệnh vảy nến ở chân. Những người từng có tiền sử nhiễm bệnh vảy nến, hen suyễn, dị ứng thì khả năng di truyền cho con là rất cao.
  • Rối loạn miễn dịch: Do cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin E, B, A.. khiến hệ miễn dịch của cơ thể mất cân bằng, dễ bị mắc bệnh vảy nến.
  • Dị ứng thuốc: Các loại thuốc không steroid, thuốc điều trị sốt rét, huyết áp, thuốc kháng sinh, kháng viêm cũng có thể gây bùng phát hoặc khiến bệnh vảy nến ở chân nghiêm trọng hơn.
  • Do dị ứng: Những người có làn da nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: Hóa chất, môi trường ô nhiễm, khói bụi, thức ăn … cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh này.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết quá nóng hoặc hanh khô cũng khiến da bị kích ứng, mất nước, nứt nẻ..
  • Gặp chấn thương ở vùng chân: Trong một số trường hợp người bệnh gặp chấn thương, rách da nhưng không được vệ sinh hay điều trị đúng cách thì rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét. Các vết thương hở đó là cơ hội để vi khuẩn, nấm mốc tấn công, gây ra bệnh vảy nến ở chân.

 Dấu hiệu nhận biết vảy nến ở chân

Bệnh vảy nến ở chân thường có các triệu chứng đặc trưng, dễ thấy trên da. Nhưng có rất nhiều người nhầm lẫn sang các bệnh da liễu khác như á sừng, mề đay hay nứt nẻ da thông thường. Do đó, người bệnh cần nằm rõ một số đặc điểm sau để điều trị đúng hướng và đạt kết quả cao.

Người bệnh cần chú ý những triệu chứng đặc trưng để tránh nhầm lẫn sang bệnh da liễu khác
Người bệnh cần chú ý những triệu chứng đặc trưng để tránh nhầm lẫn sang bệnh da liễu khác
Vị trí xuất hiện: Các triệu chứng bệnh xuất hiện tại các vị trí như: Lòng bàn chân, đầu gối, đùi và thậm chí là các móng, khớp chân.Dấu hiệu tổn thương: Vảy nến ở chân có nhiều dạng bệnh khác nhau. Tùy vào triệu chứng lâm sàng và mức độ nguy hiểm mà người ta chia bệnh thành các dạng như:

  • Vảy nến thể mảng: Đây là thể bệnh hay gặp nhất với các triệu chứng như: Có nhiều vảy trắng bong tróc, sần sùi, các mảng da tổn thương mọc san sát, dày sừng. Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
  • Vảy nến thể móng: Khi người bệnh bị vảy nến thể móng thì các móng chân đổi sang màu vàng đục hoặc nâu tối. Chúng trở lên sần sùi, biến dạng kèm cảm giác ngứa rát, đau đớn.
  • Vảy nến thể mủ: Triệu chứng rõ nhất của thể bệnh này là những nốt mụn đỏ, mọc khắp bàn chân gây bất tiện trong việc đi lại.
  • Vảy nến thể đảo ngược: Bệnh diễn ra ở phía sau gối gây ra các thương tổn: Da kích ứng có màu đỏ tươi, tuy không xuất hiện vảy nhưng khiến người bệnh đau nhức, khó chịu.
  • Viêm khớp vảy nến: Biểu hiện sưng tấy, đỏ, đau có thể gặp ở các khu vực bàn chân, khớp gối, ngón chân hay mắt cá chân. Điều đó khiến bệnh nhân hạn chế vận động, di chuyển và tăng nguy cơ mắc các dị tật.

Vảy nến ở chân chữa như thế nào?

Vảy nến ở chân gây nhiều phiền toái, rắc rối trong vận động và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh. Do đó, người bệnh cần có hướng điều trị kịp thời để giải quyết những khó khăn trên. Có 3 phương pháp chữa bệnh hay được áp dụng. Đó là phương pháp Tây y, Đông y và dùng mẹo dân gian. Cụ thể như:

 Phương pháp Tây y

Điều trị vảy nến ở chân bằng phương pháp Tây y khá phổ biến và mang hiệu quả tức thì. Tùy vào hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh uống thuốc hay sử dụng liệu pháp ánh sáng để chữa bệnh.Dùng thuốc TâyCác bài thuốc Tây y chữa bệnh vảy nến ở chân đa dạng giúp người bệnh có nhiều sự lựa chọn. Đó có thể là các bài thuốc tiêm, thuốc bôi như:

  • Các corticoid: Các loại thuốc corticoid có thể uống, tiêm hoặc bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng đẩy lùi các thương tổn do bệnh vảy nến gây ra. Bên cạnh đó, nếu người bệnh lạm dụng thuốc trong thời gian dài rất dễ nhờn thuốc, mỏng da, teo da khiến bệnh dễ tái phát và khó điều trị hơn.
  • Dẫn xuất vitamin D: Các dạng tổng hợp của vitamin D như Calcitriol ( Vectical) và calcipotriene giúp làm chậm quá trình tăng trưởng tế bào da, giảm tốc độ tạo vảy, sừng. Có thể kết hợp loại thuốc này với corticosteroid tại chỗ hoặc sử dụng riêng biệt.
  • Retinoids: Người bệnh có thể dùng retinoids tại chỗ hoặc uống để kiểm soát tốc độ sinh sản của tế bào da. Thuốc có thể gây tác phụ ngoài ý muốn là gây mẫn cảm, kích ứng da khiến da dễ dị ứng với yếu tố môi trường, ánh sáng.

Xem thêm

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc Tây y khi có chỉ định của bác sĩ
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc Tây y khi có chỉ định của bác sĩ

  • Thuốc bong sừng, tróc vảy Axit salicylic 2%, 3%, 5%: Axit salicylic có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm bong lớp sừng da. Người bệnh chú ý không bôi thuốc này toàn thân vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác. Axit salicylic được hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua đường nước tiểu, do đó có nhiều trường hợp người bệnh bị ngộ độc cấp salicylat sau khi lạm dụng thuốc, dùng không đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dẫn xuất than đá Coaltar: Thuốc được chỉ định dùng giúp bệnh nhân giảm ngứa, khô da, bong tróc da do bệnh nhân bị vảy nến.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Đó là các loại thuốc Pimecrolimus (eLIDEL), Tacrolimus (Protopic) có công dụng làm giảm viêm, ngăn ngừa sự tăng sinh quá mức của da, hạn chế nổi vảy nến ở chân.
  • Anthralin: Anthralin ngoài tác dụng loại bỏ vảy nến, làm chậm quá trình phát triển của tế bào da mà còn giúp làm đẹp da, mịn da.
  • Methotrexate: Methotrexate là thuốc chữa vảy nến á sừng rất hiệu quả với tác dụng ức chế viêm, kích thích cơ thể điều tiết việc sản xuất tế bào da, ngăn ngừa tạo vảy.
  • Cyclosporine: Người bệnh có thể uống cyclosporine để ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Thuốc sinh học: Dùng để tiêm trực tiếp vào cơ thể người bệnh để điều trị bệnh vảy nến ở chân. Thuốc sinh học được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thuốc Tây và điều trị bằng phương pháp khác không thu được kết quả như ý.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc được kể trên, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, chống dị ứng để chữa trị vảy nến ở chân.

Quang hóa trị liệuQuang hóa trị liệu là một trong những phương pháp mới dùng ánh sáng để chữa bệnh vảy nến ở chân. Bác sĩ sẽ chiếu các tia UV hoặc tia laser có bước sóng khác nhau nên vùng da bị tổn thương.Liệu pháp này áp dụng cho những trường hợp bệnh từ trung bình đến nặng, những người không đáp ứng với thuốc. Bên cạnh đó, chi phí chữa bệnh theo cách này cũng đắt đỏ, quá trình điều trị có thể có tác dụng phụ như mỏng da, teo da, tăng nguy cơ ung thư da…. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Có thể kết hợp điều trị song song với dùng thuốc để thu được kết quả nhanh.Cụ thể, các phương pháp đó là:

  • Sử dụng ánh sáng tự nhiên- ánh sáng mặt trời.
  • Dùng tia Laser excimer.
  • Psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA).
  • UVB băng rộng hoặc băng hẹp.

 Chữa vảy nến ở chân bằng phương pháp dân gian

Chữa bệnh vảy nến ở chân bằng phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn nhờ độ an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị bệnh.Một số bài thuốc dân gian chữa vảy nến ở chân phố biến người bệnh có thể tham khảo như sau:Lá trầu không: Trong loại cây này chứa hợp chất alcaloid, tanin- một chất có tính kháng khuẩn mạnh, làm sạch vết thương. Lấy 1 nắm lá trầu đem đi rửa sạch rồi đun với 1 lít nước. Pha nguội để làm nước rửa vết thương, phần bã đắp lên vùng chân bị ngứa. Mỗi ngày làm 1 lần cho đến khi triệu chứng bệnh được thuyên giảm.Nha đam: Cây nha đam thuộc họ xương rồng, chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A,E,C và có tác dụng chống lại các gốc tự do. Sử dụng nha đam không chỉ giúp chống viêm, giảm sưng mà còn giúp cân bằng pH, đẹp da. Người bệnh lấy 1 nhánh nha đam, tước bỏ phần vỏ ngoài. Sau đó, lấy phần gel thoa lên vùng chân bị bệnh từ 10-15 phút mỗi ngày.Lá lốt: Theo quan điểm Đông y, lá lốt có tính ấm, có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, đẩy lùi triệu chứng các bệnh da liễu. Đem một nắm lá lốt vò nát rồi đun sôi với 1 lít nước. Sau khoảng 15-20 phút thì tắt bếp, để nguội rồi mang đi ngâm chân. Thực hiện phương pháp này hằng ngày kết hợp với tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.

Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ kiếm nhưng cũng đảm bảo hiệu quả cao
Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ kiếm nhưng cũng đảm bảo hiệu quả cao
Cây lược vàng: Người bệnh có thể chữa bệnh vảy nến ở chân bằng cây lược vàng. Cách tiến hành rất đơn giản: Lấy khoảng tầm 5 lá mang đi giã nát rồi đắp lên vị trí da bị bệnh. Bài thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau nhức.Lá khế: Lá khế cũng là bạn của làn da. Lá khế có tính hàn, vị chát giúp giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt và đặc biệt là khử trùng tốt. Người ta thường dùng lá khế để chữa các bệnh lở loét, mụn nhọt và khắc phục các triệu chứng bệnh vảy nến, bệnh viêm da dị ứng. Lấy một nắm lá khế đun sôi với nước từ 15-20 phút. Tắt bếp rồi chờ nước ấm mang đi ngâm chân.Tuy nhiên, các bài mẹo này chỉ mang tính truyền miệng, hiệu quả chưa được kiểm chứng. Tùy thuộc vào cơ địa và thể bệnh mỗi người mà thuốc phát huy hiệu quả nhanh, chậm khác nhau. Điều trị bệnh vảy nến ở chân bằng cách này chỉ có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Khi bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng, cần đưa người bệnh để cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và khám chữa.

 Thuốc Đông y chữa bệnh vảy nến ở chân

Theo quan điểm của y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến ở chân là do khí huyết ứ kết và có liên quan đến tạng can tạng phế theo y lý “gan chủ về huyết dịch” và “phế chủ bì phu”. Nguyên tắc điều trị là dùng phép trị thanh huyết, mát gan, trừ phong, nhuận phế, đả thông kinh mạch, tăng cường khí huyết để nuôi dưỡng bì phu. Một số bài thuốc Đông y điều trị vảy nến ở chân tốt nhất hiện nay là:Bài thuốc An Bì ThangBài thuốc được nghiên cứu, bào chế và ứng dụng độc quyền bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Lộ trình điều trị có thể kéo dài từ 4-5 tháng tùy tình trạng bệnh mỗi người. Đặc biệt, bài thuốc phát triển dựa trên sự kết hợp giữa Đông y và Tây y theo cơ chế tác động kép “ Trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa” hỗ trợ điều trị tận bệnh tận căn nguyên, ngăn ngừa bệnh tái phát, trả lại cho bạn một làn da mịn màng.

Bài thuốc An Bì Thang điều trị theo cơ chế tác động kép “ Trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa”
Bài thuốc An Bì Thang điều trị theo cơ chế tác động kép “ Trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa”
Bài thuốc sử dụng những dược phẩm quý hiếm được chắt lọc kỹ càng như: Tang bạch bì, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, bồ công anh, đơn đỏ… với hy vọng giúp thanh nhiệt, giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ đẩy lùi nốt đỏ, vảy sừng.Thanh Bì Dưỡng Can ThangThanh Bì Dưỡng Can Thang là sự kế thừa và phát triển tinh hoa từ bài thuốc bí truyền của người Tày và bài thuốc Trợ tạng bì của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Bài thuốc thành công trong việc kết hợp 3 dạng điều trị uống, ngâm, bôi để chữa bệnh vảy nến ở chân. Cụ thể là:

  • Thuốc ngâm rửa: Thành phần là Mò trắng, trầu không, ô liên rô, đơn đỏ, xuyên tâm liên, sài đất, khổ sâm, hoàng liên.. giúp sát khuẩn, làm sạch vết thương, ngăn ngừa bệnh lan rộng ra các vùng khác.
  • Thuốc bôi: thành phần: Kim ngân hoa, đương quy, sa đằng tử, hồng hoa.. có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho lớp biểu bì, chữa lành vết thương, dưỡng ẩm và chống bong tróc da.
  • Thuốc uống: Thành phần: Kim ngân hoa, bồ công anh, hồng hoa, đơn đỏ, hổ phục linh, tang bạch bì, đan sâm, bạch linh, dạ dao đằng, huyết đằng.. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, tiêu viêm, điều trị tận gốc rễ mầm bệnh. Đồng thời, giúp bồi bổ tạng gan, thận, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bài thuốc chữa vảy nến ở chân của Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102Để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến ở chân, Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 cũng đã nghiên cứu ra rất nhiều bài thuốc có hiệu quả cao, an toàn cho người bệnh. Cụ thể là:

  • Bài thuốc thang: Phương pháp điều trị được chia nhỏ thành 2 giai đoạn, lộ trình từ 1-3 tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bài thuốc sử dụng các nguyên liệu quý hiếm như: Ké đầu ngựa, kim ngân, trúc diệp, sinh địa, hoàng cầm, nhân sâm, phòng phong, tang bạch bì… vừa giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm vừa giúp ôn bổ tạng phủ, tăng cường sức khỏe.
  • Kem bôi: Thành phần là Kinh giới, khổ sâm, bí đao, kim ngân hoa.. với công dụng là giảm ngứa, tiêu viêm và đặc biệt là giúp tái tạo tế bào da.
  • Thuốc ngâm: Thành phần là dâu tằm, đơn đỏ, ô liên rô, kim ngân hoa, khổ sâm… Tác dụng của bài thuốc là giảm đỏ da, giảm ngứa, làm mềm da và giúp phục hồi những vết thương.

 Chữa vảy nến ở đâu uy tín nhất

Việc lựa chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín là điều vô cùng quan trọng. Trong đó một vài địa chỉ người bệnh có thể ghé thăm như:

  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nhà thuốc có bề dày lịch sử 150 năm hành nghề chữa bệnh. Các bác sĩ y học cổ truyền ở đây giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm với nghề. Nếu bạn có khó khăn hay khúc mắc gì về bệnh vảy nến ở chân thì có thể tham khảo cơ sở y tế này. Địa chỉ của nhà thuốc ở Số 37A, ngõ Văn Cao, Hà Nội.
  • Bệnh viện da liễu trung ương: Đây là bệnh viện chuyên khoa điều trị các vấn đề da liễu tốt nhất khu vực miền Bắc. Bệnh viện hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, khoa học. Bên cạnh đó, bệnh viện luôn không ngừng cập nhật và phát triển những phương pháp chữa bệnh bằng y học hiện đại. Do đó, bệnh viện đã điều trị thành công rất nhiều ca khó, giúp hàng ngàn người khỏi bệnh, quay trở về cuộc sống thường nhật. Địa chỉ: Số 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội.
  • Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102: Nhắc đến địa chỉ chữa bệnh vảy nến ở chân tốt nhất, không thể không nhắc đến Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, bài thuốc hiệu quả, an toàn thì địa chỉ này chính là niềm tin cho những người bị vảy nến. Địa chỉ: số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Hà Nội.
  • Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc: Trăn trở với khó khăn của bệnh nhân và đồng lòng cùng ngành y tế đẩy lùi bệnh vảy nến ở chân, Trung tâm đã dày công nghiên cứu ra bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang. Đây là bài thuốc chữa bệnh thành công cho hàng ngàn người. Bên cạnh đó, trung tâm có cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, tiên tiến, đảm bảo cho việc chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời cho người bị vảy nến.
Người bệnh cần tìm địa chỉ uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Người bệnh cần tìm địa chỉ uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

 Những lưu ý trong công tác phòng ngừa bệnh vảy nến ở chân

Để tránh gặp phải những rắc rối mà bệnh vảy nến ở chân gây ra, người bệnh cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin để có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả nhất.Theo đó, người bệnh cần lưu ý một vài nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh môi trường sống và cơ thể sạch sẽ.
  • Cung cấp đủ độ ẩm cho da bằng việc uống đủ 2l nước mỗi ngày. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Nên sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên, độ pH thấp.
  • Trước khi sử dụng thuốc bôi để điều trị vảy nến ở chân, cần rửa sạch bàn chân, lau khô rồi mới dùng thuốc.
  • Kiểm tra chân thường xuyên xem có những dấu hiệu bất thường nào không.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đúng giờ và tăng cường thể dục thể thao.
  • Không lạm dụng thuốc: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và thực hiện theo đúng hướng dẫn và yêu cầu.
  • Mang giày dép thoải mái, tránh để bàn chân tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn.
  • Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá hay những chất kích thích tương tự bởi vì chúng chỉ làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Trên đây là những thông tin bổ ích mà bạn cần biết về bệnh vảy nến ở chân. Đây được coi là bệnh da liễu phổ biến, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng hạn chế khả năng di chuyển, vận động của người bệnh. Nếu để tình trạng này kéo dài dễ gây mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ dị tật. Hãy liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị khi bạn gặp dấu hiệu bất thường nào về da.

Đánh giá bài viết

Nội dung liên quan

Tin mới

Bác sĩ Lê Phương chữa dạ dày tại Nhất Nam Y Viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi, giá bao nhiêu?

Nhất Nam Y Viện chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Tinh Trùng Vón Cục Như Thạch Là Gì? Có Con Được Không?

TOP 18 Thực Phẩm Tăng Cường Sinh Lý Nam Tuyệt Vời Bạn Cần Biết!

Dấu Hiệu Rối Loạn Cương Dương Tạm Thời, Nguyên Nhân Cách Điều Trị

Tinh Trùng Loãng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Chồng Xuất Tinh Sớm Và 7 Điều Người Vợ Lý Tưởng Nên Thuộc Lòng

Yếu Sinh Lý Có Con Hay Không, Phòng Tránh Thế Nào? [Bác Sĩ Giải Đáp]

TOP 9 Thuốc Tăng Cường Sinh Lý Nam Của Úc Tốt Nhất 2020

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?