Vảy Nến Móng Tay – Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu phổ biến, bệnh ở mức độ nhẹ và khá lành tính. Tuy nhiên, bệnh lý này lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng yếu tố thẩm mỹ, đồng thời tác động tiêu cực lên khả năng vận động của các ngón tay. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này, bạn đọc đừng bỏ qua các nội dung được chia sẻ dưới đây.

Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân - triệu chứng - cách điều trị vảy nến móng tay
Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay là gì? Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Vảy nến móng tay là một dạng rối loạn miễn dịch mãn tính, có tính chất chu kỳ, dễ tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là móng tay dày, vỡ hoặc tách móng kéo theo sự biến đổi về hình dạng và kích thước móng. Vảy nến móng tay thường xuất hiện thứ phát sau các thể vảy nến khác, chỉ khoảng 5% xuất hiện vảy nến móng mà không xuất hiện ở vùng da.Về cơ bản, vảy nến thể móng không gây quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, vận động và kéo theo đó một số biến chứng có thể xuất hiện như:

  • Làm biến dạng móng, có thể dẫn đến biến chứng khuyết tật chức năng móng.
  • Dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn thứ cấp hoặc viêm khớp.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý, người bệnh ngại giao tiếp, có thể rơi vào trạng thái trầm cảm từ mức độ nhẹ đến nặng.

Nguyên nhân gây vảy nến móng tay

Tương tự như các loại vảy nến khác, hiện tại vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân làm khởi phát vảy nến móng tay. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bệnh lý này có liên quan đến việc rối loạn biệt hóa tế bào thường bì. Trong đó, một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như sau:

  • Suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại có cơ hội tấn công.
  • Liên quan đến yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người từng mắc vảy nến móng tay thì tỷ lệ thế hệ sau mắc bệnh này là khá cao.
  • Áp lực, căng thẳng khiến cơ thể sản sinh ra các chất gây viêm và bộc phát ra ngoài da.
  • Ảnh hưởng từ các chấn thương, chèn ép, va đập, tỳ đè móng.
  • Môi trường sống không đảm bảo, ô nhiễm, móng thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, kim loại…
  • Ảnh hưởng từ rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sử dụng các chất kích thích có hại…

Dấu hiệu nhận biết bệnh điển hình

Là bệnh lý ngoài da nên các triệu chứng của vảy nến móng tay có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, vị trí xuất hiện mà những dấu hiệu này có đôi chút khác biệt.

Sớm nhận biết bệnh là cách tốt nhất giúp ngăn cản các biến chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh
Sớm nhận biết bệnh là cách tốt nhất giúp ngăn cản các biến chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh
Cụ thể, dưới đây là một số biểu hiện điển hình của bệnh vảy nến móng tay:

  • Rỗ bề mặt móng, số lượng rỗ mà mức độ nông sâu sẽ có sự khác biệt tùy theo.
  • Bong móng, phần đĩa móng có thể bị tách ra để lại một khoảng trống dưới móng tay. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng.
  • Cấu trúc tế bào móng suy yếu, móng bị vỡ, biến dạng, bề mặt móng có những đường lằn, rãnh, lỗ chỗ…
  • Xuất hiện các mảnh vỡ màu trắng tích tụ lại dưới móng và gắn liền với da mang đến cảm giác đau, nhức dữ dội.
  • Có lớp dày sừng dưới móng, tình trạng này chiếm khoảng ⅓ số lượng người mắc bệnh và gây nên cảm giác khó chịu, đau nhức.
  • Màu móng có thể bị biến đối, chuyển dần sang màu xanh lá, vàng, nâu hoặc thậm chí là tối sậm.

Cách thức điều trị vảy nến móng tay chính xác

Vảy nến móng tay phát triển với tốc độ nhanh và dễ trở thành mãn tính. Vì vậy, để ngăn cản các biến chứng xấu cũng như làm ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, người bệnh cần sớm tiến hành hoạt động điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo.

Điều trị đơn giản tại nhà bằng liệu pháp dân gian

Mẹo trị vảy nến móng tay bằng liệu pháp dân gian được đúc rút từ các kinh nghiệm thực tế qua ngàn đời. Với ưu điểm đơn giản, hiệu quả, lành tính, phương pháp trị bệnh này được nhiều người ưu tiên sử dụng ngay cả khi y học hiện đại phát triển.Một số mẹo dân gian trị vảy nến thể móng được sử dụng phổ biến là:

  • Sử dụng nha đam: Dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng da, móng bị tổn thương. Sau khoảng 30 phút, người bệnh sửa sạch tay lại với nước ấm.
  • Sử dụng bột yến mạch: Pha 2 thìa bột yến mạch vào một bát nước ấm, trộn đều hỗn hợp rồi cho tay vào ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó, người bệnh rửa tay sạch lại với nước ấm, lau khô và thoa kem dưỡng.
  • Sử dụng muối Epsom: Hòa tan 2 thìa muối Epsom vào một bát nước ấm rồi dùng để ngâm tay. Sau khoảng 20 – 30 phút, người bệnh lau khô tay với khăn bông mềm và tiến hành thoa kem dưỡng.

Lưu ý để đem lại hiệu quả cao, trước khi thực hiện các phương pháp trên người bệnh cần làm sạch vùng da, móng bị tổn thương. Ngoài ra, trị vảy nến móng tay bằng mẹo dân gian có dược lực thấp, chỉ giúp làm giảm triệu chứng chứ không mang lại hiệu quả trị bệnh triệt để. Người bệnh nên cân nhắc áp dụng thêm các phương pháp điều trị khác.

Tây y trong điều trị bệnh

Trị bệnh vảy nến bằng thuốc Tây y có ưu điểm là mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng và tính tiện lợi trong sử dụng. Thông qua hoạt động hoạt động thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trị bệnh Tây y mang lại hiệu quả chữa bệnh cao và đạt được tính tiện lợi trong sử dụng
Trị bệnh Tây y mang lại hiệu quả chữa bệnh cao và đạt được tính tiện lợi trong sử dụng
Trị bệnh bằng thuốcCác loại thuốc trị vảy nến thường được sử dụng bao gồm:

  • Nhóm thuốc bôi trị vảy nến móng tay: Corticosteroid, Tazarotene, Calcipotriol, Calcipotriene, Calcitriol, Tacrolimus…
  • Nhóm thuốc uống toàn thân: Cyclosporine, Methotrexate, Apremilast và Retinoids.
  • Nhóm thuốc tiêm: Corticoid, Otezla, Enbrel…
  • Thuốc chống nấm: Terbinafine, Itraconazole…
  • Các chế phẩm sinh học: Adalimumab, Etanercept và Infliximab.
  • Các loại thuốc, kem dưỡng ẩm và sản phẩm bổ sung vitamin khác.

Lưu ý, thuốc trị vảy nến móng tay có khả năng làm phát sinh các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp các loại thuốc và liều lượng sử dụng khác nhau. Do vậy, người bệnh cần tránh việc tự ý mua và dùng thuốc.Phương pháp Quang trị liệuQuang trị liệu được áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, ở giai đoạn mới khởi pháp. Phương pháp này thông qua việc sử dụng tia laser khiến vi khuẩn, nấm bị tiêu diệt đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới. Tuy nhiên, quang trị liệu có mức chi phí khá cao, thường được thực hiện tại các cơ sở y tế lớn với các trang thiết bị hiện đại.Cắt bỏ móngCắt bỏ móng áp dụng với trường hợp bệnh diễn biến nặng, người bệnh không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị trên. Một số hình thức cắt móng được sử dụng hiện này là phẫu thuật, dùng tia X hoặc Ure ở nồng độ cao. Lưu ý, sau khi thực hiện phương pháp này, móng mọc lại có thể xuất hiện các tình trạng bất thường.

Trị bệnh trong Đông y

Theo quan niệm của Đông y, vảy nến móng xuất phát do phong nhiệt, tà khí xâm nhập làm hệ miễn dịch suy yếu, chức năng tạng phủ hoạt động kém hiệu quả, khí huyết uất ứ… Điều này dẫn đến mất kiểm soát tăng sinh tế bào da, tế bào sừng từ đó hình thành bệnh. Trước căn nguyên này, các thầy thuốc Đông y đã tiến hành nghiên cứu, phát triển ra một số bài thuốc cho nhiều hiệu quả tích cực như:1. Thanh bì dưỡng can thang – Trung tâm thuốc dân tộcThanh bì dưỡng can thang được xem là giải pháp toàn diện và hoàn chỉnh giúp điều trị vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng từ gốc. Bài thuốc được bào chế chính là từ các loại thảo thiên nhiên như tang bạch bì, ô liên rô, thương nhĩ từ, mò trắng, kim ngân hoa, ké đầu ngựa…Thanh bì dưỡng can thang sở hữu 3 chế phẩm chính là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa giúp đem lại hiệu quả trị bệnh toàn diện:

  • 83% người bệnh phục hồi sau 2 tháng và 12% hồi phục sau 3 tháng.
  • Chỉ 5% người bệnh thuyên giảm chậm do không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • 100% người bệnh dùng thuốc không phát sinh phản ứng phụ.

2. An Bì Thang – Viện da liễu Đông y Việt NamAn Bì Thang kế thừa và phát huy các thành tựu của y học cổ truyền và y học hiện đại. Bài thuốc hoạt động theo cơ chế tác động kép, trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa, từ đó đem lại hiệu quả trị bệnh triệt để. Các thảo dược chính có trong An Bì Thang phải kể đến là bồ công anh, khổ sâm, sinh địa, tang bạch bì, hoàng liên, sài đất…

Xem thêm

An Bì Thang được xem là giải pháp hữu hiệu giúp điều trị triệt để vảy nến
An Bì Thang được xem là giải pháp hữu hiệu giúp điều trị triệt để vảy nến
Một khảo sát cũng chỉ ra rằng, 85% người bệnh thoát khỏi các triệu chứng của viêm da cơ địa sau một liệu trình sử dụng An Bì Thang. Ngoài ra, tỷ lệ người bệnh thuyên giảm chậm cũng chỉ chiếm khoảng 2% do không đáp ứng được chế độ ăn uống, sinh hoạt, kiêng khem.3. Bài thuốc của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 Các chuyên gia tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 đã tiến hành nghiên cứu, phát triển bài thuốc trị vảy nến móng tay theo 2 giai đoạn chính là:

  • Giai đoạn 1: Đem lại hiệu quả thanh nhiệt, thải độc, giải trừ khu phong tà thấp… với sự kết hợp của ké đầu ngựa, tang bạch bì, sài đất, bồ công anh, đơn đỏ, sinh địa…
  • Giai đoạn 2: Giúp bổ tỳ phế, tăng cường chức năng tạng phủ với sự kết hợp của các thảo được chính như hoàng kỳ, ô liên rô, phòng phong, ké đầu ngựa, nhân sâm…

4. Bài thuốc Dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong

  • Nguyên liệu: 20g hà thủ ô, 20g đương quy, 16g khương hoạt, 40g thổ phục linh, 16g ké đầu ngựa, 16g sinh địa, 12g huyền sâm, 12g oai linh tiên.
  • Cách dùng: Các nguyên liệu trên đem sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc vảy nến móng tay

Chế độ dinh dưỡng được xem là nền tảng cung cấp năng lượng cho cơ thể phát triển và chống lại bệnh tật. Ngoài ra, một số chế độ dinh dưỡng tốt còn góp phần kiểm soát triệu chứng, thúc đẩy hiệu quả trị bệnh và làm giảm nguy cơ tái phát.Bị vảy nến móng nên ăn gì?Các loại thực phẩm nên có mặt trong quá trình điều trị bệnh vảy nến móng tay là:

  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin A, B, C, D, E dồi dào như cà chua, rau xanh, khoai lang, đu đủ, chuối tiêu.
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm, ví dụ cải xoăn, súp lơ, nghêu, sò…
  • Thực phẩm giàu Omega – 3 điển hình là cá hồi, cá thu, cá trích, cá basa…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng các loại súp hoặc nước ép trái cây. Chú ý, với trường hợp vảy nến móng tay bị phù thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước cần uống mỗi ngày.

Bị vảy nến móng tay không nên ăn gì?Bên cạnh đó, trong khẩu phần ăn của người bệnh cần tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm tanh có nhiều protein như tôm, cua, măng, lạp xưởng, các loại đậu…
  • Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị.
  • Đồ ăn có hàm lượng chất béo cao hoặc nhiều đường tinh luyện (bánh, kẹo…).
  • Các chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá, trà xanh, cà phê… vừa khiến bệnh trở nặng, vừa có khả năng làm biến đổi hiệu quả của thuốc.

Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín

Sự can thiệp của bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng đến hiệu quả và thời gian điều trị. Dưới đây là một số đơn vị khám, chữa vảy nến móng tay uy tín mà người bệnh có thể tham khảo.1. Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 sở hữu hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các vấn đề về da liễu. Tại đây ứng dụng song song giữa y học hiện đại và y học cổ truyền nhờ vậy đem đến nhiều lợi ích tích cực trong hoạt động khám, chữa. Thông tin chi tiết liên hệ Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 như sau:

  • Cơ sở Hà Nội: Số 7, ngõ 8/11, đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm. Điện thoại: 0888 598 102.
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Tại số 179 đường Nguyễn Văn Thương, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0888 698 102.

2. Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí MinhBệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh là Bệnh viện Chuyên khoa hạng 1, trực thuộc Sở Y tế thực hiện thăm khám, điều trị các vấn đề sức khỏe làn da khu vực phía Nam. Thông tin chi tiết liên hệ Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh như sau:

  • Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chi Minh.
  • Điện thoại: 0283 930 8131.

Lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh uy tín giúp đảm bảo cả về hiệu quả điều trị và các vấn đề liên quan
Lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh uy tín giúp đảm bảo cả về hiệu quả điều trị và các vấn đề liên quan
3. Viện Da liễu Đông y Việt NamViện Da liễu Đông y Việt Nam sở hữu hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc làn da từ thảo dược thiên nhiên nhằm vừa đem lại hiệu quả điều trị và vừa đảm bảo tính an toàn. Thông tin chi tiết liên hệ Viện Da liễu Đông y Việt Nam như sau:

  • Cơ sở Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Hà Nội. Điện thoại: 0246 2605 666.
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0287 1099 838.

4. Bệnh viện da liễu Hà NộiBệnh viện da liễu Hà Nội sở hữu trang thiết bị hiện đại với đội ngũ bác sĩ tận tâm có trình độ chuyên môn cao. Ngoài giờ hành chính, bệnh viện cũng tiến hành hoạt động thăm khám ngoài giờ giúp đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh. Thông tin chi tiết liên hệ Bệnh viện da liễu Hà Nội như sau:

  • Địa chỉ: Số 79B Phố Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: 090 3479 619.

5. Trung tâm Thuốc dân tộcTrung tâm Thuốc dân tộc cũng là địa chỉ khám chữa vảy nến móng tay uy tín hàng đầu cả nước. Tại đây ứng dụng phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền giúp mang lại hiệu quả điều trị tận gốc và đảm bảo tính an toàn cao. Thông tin chi tiết liên hệ Trung tâm Thuốc dân tộc là:

  • Cơ sở Hà Nội: (Trụ sở chính) Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024 7109 6699.
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 7109 6699.

Các lưu ý khi mắc vảy nến móng tay

Trị bệnh tận gốc, phòng ngừa bệnh tái phát là điều hoàn toàn có thể nếu người mắc tuân thủ nghiêm ngặt các lưu ý trong suốt quá trình điều trị vảy nến móng tay, cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc, ngừng thuốc hoặc tăng liều.
  • Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau. Với thuốc bôi cần sử dụng liều lượng vừa phải, tránh bôi quá dày làm bào mòn da.
  • Vệ sinh tay, móng tay sạch sẽ mỗi ngày, lưu ý tránh để tay tiếp xúc với các loại hóa chất.
  • Giữ tay luôn khô thoáng, tránh chà sát hoặc sử dụng các vật nhọn để làm sạch móng tay.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm nhằm tránh tình trạng khô da, nứt nẻ, bong tróc…
  • Xây dựng khẩu phần ăn khoa học với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đồng thời tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích có hại…
  • Giữ tinh thần trong trạng thái thoải mái, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Tiến hành kiểm tra, thăm khám dựa theo chỉ định của bác sĩ nhằm xác định mức độ hồi phục và tiến hành can thiệp, điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu phổ biến, gây mất thẩm mỹ nhưng không quá nguy hiểm. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn nên tiến hành hoạt động điều trị ngay từ sớm nhằm bảo vệ chất lượng cuộc sống và giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh trở thành mãn tính.

Đánh giá bài viết

Bài đọc thêm

Tin mới

Sỏi Thận Uống Bia Được Không? – Giải Đáp Từ Chuyên Gia Tiết Niệu

Sỏi thận có uống được mật ong không? Chuyên gia giải đáp

Sỏi Thận Có Nên Ăn Dứa? Cách Chữa Sỏi Thận Bằng Dứa Hiệu Quả

Ăn Rau Muống Có Bị Sỏi Thận Không? Sỏi Thận Có Nên Ăn Rau Muống?

Bị sỏi thận nên ăn rau gì để tan sỏi nhanh nhất? Gợi ý dinh dưỡng

Bài Thuốc Nam Trị Sỏi Thận Hiệu Quả Thật Hay Không? 12 Bài Thuốc Tốt

Điều Trị Sỏi Thận Bằng Thuốc Đông Y Có Hiệu Quả Hay Không?

Chạy Thận Nhân Tạo Là Gì? Quy Trình Chạy Thận Và Lưu Ý Cần Biết

Chữa suy thận bằng cây cỏ mực có hiệu quả không? Cách chữa trị tốt nhất

Suy Thận Có Con Được Không? Làm Sao Để Tăng Khả Năng Có Thai

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?