Vảy Nến Có Tự Khỏi Không? Có Chữa Được Không? [GIẢI ĐÁP]

Vảy nến có tự khỏi không? Có chữa được không? Các chuyên gia cho rằng, vảy nến là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, không thể tự khỏi, dễ tái phát và cần điều trị kịp thời. Để làm rõ hơn về vấn đề này và tìm hiểu thêm về các giải pháp điều trị vảy nến hiện nay, bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải chữa? 

Vảy nến là một trong những dạng viêm da phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng 2 – 3% dân số thế giới, tương đương khoảng 125 triệu người. Đây là một dạng viêm da cơ địa, được coi là lành tính do không có xu hướng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mắc phải.

Các chuyên gia cho rằng bệnh gây ra bởi sự rối loạn chức năng miễn dịch cơ thể làm tăng bất thường quá trình sinh sản tế bào biểu bì dưới da gấp 10 lần bình thường. Người mắc bệnh vảy nến thường gặp phải triệu chứng da khô ngứa, bong tróc, nứt nẻ, khó chịu do lượng tế bào chết quá nhiều tích tụ gây ra.

Chính bởi cơ chế và căn nguyên gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ ràng nên việc điều trị vảy nến đến nay vẫn gặp nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng vảy nến có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần điều trị. Một vài ý kiến khác cho rằng, nếu không điều trị kịp thời, vảy nến có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên gan, thận, nội tiết, tim mạch…

Bệnh vảy nến gây ra bởi sự rối loạn chức năng miễn dịch với cơ chế chưa rõ ràng
Bệnh vảy nến gây ra bởi sự rối loạn chức năng miễn dịch với cơ chế chưa rõ ràng

Trả lời cho thắc mắc bệnh vảy nến có tự khỏi không, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 cho biết: “Vảy nến khởi phát có liên quan mật thiết đến các yếu tố cơ địa, di truyền và tác động môi trường. Do vậy, bệnh vảy nến không thể tự khỏi mà bắt buộc phải can thiệp điều trị. Điều trị càng sớm càng đúng cách, hiệu quả chữa bệnh càng cao, càng lâu dài.”

Theo Ths.Bs. Lê Phương, nhiều người nhầm lẫn vảy nến có thể tự khỏi do sau một thời gian chăm sóc da, các triệu chứng có thể giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, một thời gian sau, bệnh sẽ khởi phát trở lại, tiếp tục gây các tổn thương da và thường có xu hướng nặng hơn. Hầu hết các trường hợp vảy nến đều tiến triển dai dẳng, dễ tái phát, có tính chu kỳ. Người mắc bệnh vảy nến thường phải chủ động “chung sống hòa bình” với bệnh cả đời.

Vảy nến có chữa được không?

Ths.Bs Lê Phương cho biết, vảy nến bắt buộc phải điều trị nhưng đến nay vẫn chưa có phương pháp tối ưu nhất trong điều trị vảy nến. Nói cách khác, vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp chữa vảy nến hiện nay bao gồm cả dùng thuốc Tây đều chỉ mang lại tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời, tại chỗ, kiểm soát bệnh lan rộng và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. 

Nếu tích cực điều trị và chăm sóc khoa học, bệnh có thể được cải thiện đáng kể, giảm tần suất tái phát và hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp không can thiệp điều trị, triệu chứng vảy nến thường có xu hướng lan tỏa, có thể gây tổn thương toàn thân, tăng nguy cơ ngứa ngáy, đau rát, nhiễm trùng và gây biến chứng nghiêm trọng với cơ thể.

Giải pháp chữa vảy nến nhanh hết

Như đã trình bày, hiện nay vảy nến hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Vậy nên, người bệnh cần phải thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định và tiếp nhận các liệu trình điều trị phù hợp với thể bệnh và mức độ bệnh của bản thân.

Với những trường hợp vảy nến khác nhau, các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp khác nhau sao cho phù hợp nhất với người bệnh. Các giải pháp chữa vảy nến hiệu quả đang được áp dụng hiện nay gồm:

Chữa vảy nến bằng phương pháp Tây y

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến, các bác sĩ có thể để xuất cho bạn những loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc bôi trị vảy nến: Bao gồm thuốc bôi chứa corticoid, thuốc acid salicylic, thuốc bôi dẫn xuất vitamin D – calcipotriol, thuốc bôi ức chế calcineurin, thuốc Goudron – Coaltar, thuốc mỡ chống nấm… Các loại thuốc này được sử dụng nhằm mục đích cải thiện triệu chứng tại chỗ, làm dịu da, giảm bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, ngừa viêm nhiễm…. Hiệu quả của nhóm thuốc này chỉ có tác dụng ngay tại thời điểm dùng thuốc. Vì vậy, người bệnh không dùng kéo dài, tránh các biến chứng nguy hiểm như teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch…
  • Thuốc uống trị vảy nến: Bệnh vảy nến gây ra bởi sự rối loạn chức năng miễn dịch do gây ảnh hưởng lên hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh thường chỉ được chỉ định thuốc uống trong những trường bệnh trung bình và nặng. Các loại thuốc uống có thể được sử dụng là Methotrexate, Cyclosporin, thuốc Retinoids, thuốc kháng sinh, chống nấm, thuốc kháng histamin H1, thuốc chống viêm steroid và thuốc sinh học.
Bệnh vảy nến gây ra bởi sự rối loạn chức năng miễn dịch
Bệnh vảy nến gây ra bởi sự rối loạn chức năng miễn dịch
  • Quang hóa trị liệu: Còn gọi là liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này sử dụng tia cực tím có bước sóng ngắn và trung bình UVA, UVB kết hợp với dùng thuốc (thuốc tăng nhạy cảm ánh sáng)- nếu có, nhằm biệt hóa tế bào sừng, ức chế sự tăng sản của tế bào thượng bì, làm giảm tạo vảy và bong tróc. Phương pháp này khá tốn kém chi phí nhưng hiệu quả mang lại không thực sự cao. Bên cạnh đó, người bệnh vẫn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như nổi phỏng nước, tăng sắc tố da, buồn nôn, thúc đẩy tốc độ lão hóa,…

Điều trị vảy nến bằng thuốc Tây thường cho hiệu quả nhanh nhưng đi kèm nhiều rủi ro nguy hiểm như suy gan, suy thận, tăng huyết áp, đau tim, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường…. Do vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng và cách dùng để hạn chế nguy cơ.

Chữa vảy nến bằng bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian có công dụng cải thiện và kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến được sử dụng khá rộng rãi. Có thể kể đến:

  • Giấm táo: Pha loãng giấm táo rồi bôi trực tiếp lên da bị tổn thương.
  • Nha đam: Dùng gel nha đam (phần thịt của bẹ lá) thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm.
  • Lá trầu không: Có thể sử dụng lá trầu không theo nhiều cách khác nhau như đắp, bôi, uống đơn độc hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để chữa bệnh.
  • Muối biển chết (Muối Epsom): Hòa muối biển chết với nước ấm để ngâm tắm 15 phút mỗi lần. Thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần tắm với nước muối.
Ngâm rửa vùng da chỉ vảy nến hằng ngày bằng các loại thảo dược tự nhiên có thể cải thiện triệu chứng bệnh
Ngâm rửa vùng da chỉ vảy nến hằng ngày bằng các loại thảo dược tự nhiên có thể cải thiện triệu chứng bệnh

Ngoài các nguyên liệu trên, người bệnh còn có thể sử dụng lá lốt, nghệ vàng, muồng trâu, lược vàng, bột yến mạch, tỏi, chanh và rất nhiều thảo dược khác để chữa vảy nến tại nhà. Hiệu quả của các phương pháp này được đánh giá an toàn nhưng không cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa mỗi người. Các chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên áp dụng các mẹo chữa bệnh này trong những trường hợp vảy nến nhẹ, mới mắc, da chưa có tổn thương hở, chưa nhiễm trùng. Với những trường hợp nặng, thăm khám và điều trị với bác sĩ là điều bắt buộc.

Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Phần lớn các trường hợp vảy nến đều được điều trị ngoại trú. Do vậy, ngoài các biện pháp điều trị, người bệnh nên xây dựng lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và hạn chế tái phát tối đa. Các biện pháp hỗ trợ có thể áp dụng tại nhà gồm:

  • Dùng kem dưỡng ẩm 2 lần/ ngày để làm dịu da, cải thiện bong tróc, ngứa ngáy.
  • Tắm nước ấm để loại bỏ tế bào chết
Dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khô ngứa và phòng ngừa tái phát
Dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khô ngứa và phòng ngừa tái phát
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học, tăng cường rau xanh, trái cây, tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm nhiều gia vị…
  • Uống nhiều nước, có thể là nước trái cây.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê và hạn chế hút thuốc lá
  • Tắm nắng 5 – 10 phút mỗi ngày vào các khoảng thời gian có cường độ UV thích hợp (khoảng 7-9 giờ hằng ngày).
  • Ngủ đủ giấc, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress quá mức.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn người bệnh đã giải đáp được các thắc mắc bệnh vảy nến có tự khỏi không? Có chữa được không? Đây là một bệnh lý cơ địa mãn tính, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp chủ động phòng ngừa và chung sống hòa bình với bệnh suốt đời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, bạn hãy liên hệ ngay với các chuyên gia để được giải đáp và hướng dẫn xử lý kịp thời.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?