Bệnh Vảy Nến Có Ngứa Không? Làm Gì Để Giảm Ngứa?

Cập nhật: 28/03/2024

Rất nhiều người băn khoăn bệnh vảy nến có ngứa không? Có nguy hiểm không. Nhiều nghiên cứu cho rằng, bệnh vảy nến vốn là bệnh lành tính, không ngứa. Vậy tại sao có rất nhiều bệnh nhân vảy nến ngứa dữ dội, thậm chí mất ngủ do quá ngứa. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn và đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn giảm ngứa, ngừa biến chứng do vảy nến gây ra.

Vảy nến có ngứa không? Chuyên gia nói gì?

Bệnh vảy nến có ngứa không? 

Vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính do bất thường ở quá trình tăng sinh các tế bào biểu bì và quá trình biệt hóa tế bào sừng. Ở người bình thường, tế bào da cũ chết đi và được thay thế bởi các tế bào da mới hình thành. Ở người bị vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần bình thường. Sự chết đi của tế bào diễn ra nhanh hơn sự hình thành da mới, khiến các tế bào da cũ xếp chồng và bong tróc.

Da ở người bị vảy nến thường là những mảng đỏ, có vảy trắng, dày, tập trung chủ yếu ở những vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Một số trường hợp nặng có thể lan rộng ra toàn thân.

benh-vay-nen-co-ngua-khong-1
Vảy nến có ngứa không? tại sao ngứa?

Về bản chất, vảy nến không gây ngứa. Có đến khoảng 70% các trường hợp bệnh vảy nến nhẹ, cấp tính không gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, ở những người dễ bị kích thích đầu mút thần kinh dưới da, các vùng da bị tổn thương do vảy nến có thể gây ngứa, châm chích, bỏng rát. Một số trường hợp có bội nhiễm nấm, vi khuẩn cũng có thể gặp cảm giác ngứa này.

Cũng theo bác sĩ, bệnh vảy nến gây ngứa ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có nghĩa là, một vài người có thể chỉ ngứa rất nhẹ. Một vài trường hợp khác, cơn ngứa do bệnh vảy nến có thể gây bứt rứt, mất ngủ, không tập trung làm được bất cứ việc gì. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, làm bệnh diễn biến phức tạp, thậm chí nặng hơn, khó điều trị hơn.

Tại sao vảy nến gây ngứa?

Nguyên nhân khiến bệnh vảy nến gây ngứa là do sự tích tụ các tế bào chết trên da. Những tế bào sừng bám trên các vùng da bị tổn thương làm kích thích da, gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây nên cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, châm chích, khó chịu. 

Ngứa khiến người bệnh gãi nhiều. Điều này là nặng hơn các tổn thương trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm da, nhiễm trùng. Khi quá trình viêm diễn ra, các chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng, quá mẫn được cơ thể tiết ra nhiều hơn khiến ngừa bệnh cảm thấy ngứa và khó chịu hơn. Càng ngứa, càng gãi, càng tổn thương, càng viêm nhiễm. Đây chính là vòng luẩn quẩn làm cơn ngứa do bệnh vảy nến không dứt, khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, lâu lành hơn, thậm chí còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Một số triệu chứng thường đi kèm ngứa do vảy nến

Bên cạnh dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh vảy nến sẽ gặp một số triệu chứng đi kèm như:

  • Làm da xuất hiện những mảng đỏ, sưng tấy từ nhẹ đến nặng, đau rát, khó chịu
  • Các tế bào chết sần sùi, nhăn nheo, khô, dễ bong tróc
  • Vùng da bị tổn thương có thể nứt nẻ, chảy máu
  • Ở những bệnh nhân vảy nến nặng hoặc lâu năm có thể kèm theo triệu chứng biến dạng móng. Móng ở ngón tay, chân có thể chuyển sang màu vàng đục, nâu tối, có nhiều đường gân, lỗ rỗ trên bề mặt. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây bong móng, vỡ hoặc rụng hết cả móng.
  • Một số trường hợp vảy nến có thể đi kèm dấu hiệu viêm khớp, gây khó khăn trong đi lại và sinh hoạt.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Vảy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng phổ biến hơn ở độ tuổi từ 15 – 70. Bệnh có thể biểu hiện khác nhau về mức độ và diễn biến tùy vào từng cơ địa. Song dù ở mức độ nào thì vảy nến cũng gây ra những phiền toái và nguy hiểm nhất định cho người mắc phải.

Theo Ths.Bs. Lê Phương, vảy nến, nhìn chung không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh (trừ các thể nặng như vảy nến thể mủ) nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh lành tính và không nguy hiểm. Để trả lời câu hỏi bệnh vảy nến có nguy hiểm không, bạn có thể điểm qua một vài biến chứng người bệnh vảy nến có thể gặp, bao gồm:

Biến chứng trên xương khớp

Viêm khớp là biến chứng có thể gặp ở 10 – 30% người bị vảy nến. Các dấu hiệu viêm khớp đầu tiên người bị vảy nến có thể gặp phải là:

  • Sưng đỏ các khớp ngón tay, ngón chân, khuỷu tay và cột sống
  • Đau và cứng khớp đặc biệt là buổi sáng khi thức dậy
  • Đau ở gót chân, dây chằng bám ương, mặt trong bàn chân 
  • Giảm vận động, mệt mỏiỞ những trường hợp nặng hơn, người bệnh vảy nến có thể gặp biến chứng viêm cột sống dính khớp, đau vùng cột sống – xương chậu… gây khó khăn khi vận động và đi lại bình thường.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? – Biến chứng trên gan, thận

Một số bệnh nhân vảy nến có thể bị suy thận, suy gan. Suy thận do vảy nến có thể là biến chứng của bệnh, cũng có thể là tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị vảy nến không đúng cách, không đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đây là một biến chứng rất nghiêm trọng với người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hậu quả có thể dẫn đến nguy cơ thận tổn thương không hồi phục.

Biến chứng trên gan người bệnh có thể gặp phải là tăng men gan, xơ gan và suy gan. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do dùng thuốc điều trị vảy nến không đúng cách.

Biến chứng trên tim mạch

Tỷ lệ người bệnh vảy nến gặp biến chứng tăng huyết áp có thể lên tới 47%.  Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, tỷ lệ số người mắc bệnh vảy nến lên cơn đau tim cao gấp 3 lần bình thường.

Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị vảy nến thiết yếu cũng có thể gây tăng nguy cơ tăng cholesterol máu, đột quỵ, đau tim….

Biến chứng nội tiết, rối loạn chuyển hóa

Bệnh vảy nến có thể làm tăng nồng độ insulin trong máu, làm cơ thể kháng insulin, do đó là tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2. Những người bị vảy nến càng nặng, nguy cơ bị đái tháo đường càng cao.

Ngoài ra, người bệnh vảy nến còn có thể gặp một số biến chứng chuyển hóa khác như béo phì, gan nhiễm mỡ, tăng lipid máu..

Biến chứng khác

  • Biến chứng trên mắt: Gây khô mắt, rối loạn chuyển động của đồng tử, viêm bờ mi, viêm kết mạc, suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
  • Biến chứng ở tai: Giảm khả năng nghe, tổn thương tai trong và giảm thính giác.
  • Biến chứng ở miệng: nứt lưỡi, tổn thương nướu, nhiệt miệng, lở loét trong miệng…

Biến chứng tâm lý

Người bệnh vảy nến có thể gặp các biến đổi về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ…. Họ luôn có cảm thấy mình có làn da xấu xí, biến dạng, luôn luôn phải dùng thuốc như một gánh nặng. Từ đó, người bị bệnh thường thu mình lại, ngại giao tiếp, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực.

Biến chứng tâm lý cũng có thể được gây ra do sự bứt rứt mất ngủ vì ngứa ngáy thường xuyên ở những vùng da bị tổn thương.

Từ những biến chứng trên đây, chắc có lẽ bạn đã hình dung được mức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến. Mặc dù được coi là một bệnh da liễu lành tính, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vảy nến có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Do vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng ban đầu, người bệnh nên đi khám để được tư vấn phương án điều trị phù hợp.

Một số giải pháp làm giảm ngứa và kiểm soát biến chứng của bệnh vảy nến

Căn nguyên gây bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Do vậy, bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để hoàn toàn. Nếu chẳng may bị bệnh, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp dưới đây để giảm ngứa và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm có thể làm giảm triệu chứng khô da, một nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng ngứa ngáy. Nên sử dụng các loại kem chuyên dụng cho bệnh vảy nến theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh gãi: Gãi có thể làm tình trạng tổn thương da nghiêm trọng hơn, gây ngứa nhiều hơn.
  • Dùng thuốc điều trị: Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc các liệu pháp điều trị khác theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kiểm soát tâm lý: Bằng các thư giãn, giảm căng thẳng, điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thiền, yoga…
  • Sử dụng thuốc mỡ, kem bôi giảm ngứa: Bao gồm các loiaj thuốc chống viêm, kháng histamin… dùng ngoài da hoặc dùng đường uống.
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Chườm lạnh có thể làm giảm ngứa, chườm nóng có thể làm giảm đau
  • Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, tránh xa các tác nhân gây bệnh, các thực phẩm kích thích, dễ gây dị ứng như hải sản, rượu bia, thuốc lá… Tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega 3…
  • Tập luyện: Tăng cường vận động và tập luyện hợp lý để tăng sức đề kháng, phòng ngừa biến chứng và bệnh tật.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Bệnh vảy nến có ngứa không? Có nguy hiểm không?” Vảy nến được coi là một bệnh da liễu lành tính, gây ra do các rối loạn chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, nguy cơ người bệnh bị ngứa và gặp phải biến chứng nguy hiểm vẫn rất cao. Do đó, phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh sớm, đúng cách là giải pháp đối mặt với bệnh tốt nhất. Nếu còn thắc mắc về bệnh, đừng ngần ngại liên hệ ngay với các chuyên gia để được giải đáp và xử lý kịp thời.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC