Mẹ uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và cả cơ thể người mẹ. Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, bé sẽ phải đối mặt với những biến chứng khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu tốt nhất nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với những biện pháp chữa trị tại nhà để tình trạng chuyển biến tốt hơn.

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các số liệu thống kê của Bộ y tế, Việt Nam có khoảng 70% dân số có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Trong đó, phụ nữ mang thai là đối tượng có tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là do những thay đổi đột ngột trong cơ thể mẹ khi bước vào giai đoạn mang thai.

Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Khoảng thời gian thai nghén kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng như đau đớn, nóng ran ở vùng bụng, khó tiêu, luôn có cảm giác buồn nôn và khó ăn. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ suy nhược, luôn trong trạng thái khó chịu và cáu gắt.

Không những vậy, thai nhi có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng và mang trong mình những căn bệnh bẩm sinh khi chào đời.

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng lớn đến thai nhi

Thông thường phương pháp điều trị đơn giản nhất với những người bị đau dạ dày là sử dụng một số loại thuốc tây. Tuy nhiên, phụ nữ có thai còn mang trong mình một sinh mệnh khác, do đó rất nhiều mẹ bầu băn khoăn rằng có thai uống thuốc đau dạ dày có sao không? Nên uống những loại thuốc nào?

Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai chưa bao giờ được các bác sĩ khuyến khích. Bởi lẽ các loại thuốc giảm đau, chống viêm,… đều có tác dụng phụ và mang đến những ảnh hưởng nhất định cho cả cơ thể mẹ cũng như thai nhi.

Tùy theo từng giai đoạn mang thai, mẹ bầu uống thuốc dạ dày có thể mang theo những ảnh hưởng đến thai nhi như sau:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ: Khoảng thời gian này thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan quan trọng như tim, hệ thần kinh trung ương, chân tay,… Nếu mẹ bầu uống thuốc đau dạ dày, những thành phần trong thuốc sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật hoặc quái thai.
  • Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ: Trong giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu lớn về kích thước và hoàn thiện dần về hình dạng. Bào thai từ tháng thứ 4 đã bắt đầu ổn định và ít nhạy cảm hơn. Do đó, đây được coi là khoảng thời gian thích hợp nhất để mẹ bầu uống thuốc đau dạ dày. Tuy nhiên, phổi và cơ quan sinh dục của bé vẫn chưa phát triển hoàn toàn, nên nếu mẹ bầu tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ vẫn có thể tác động xấu đến những bộ phận này.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ: Bắt đầu từ tháng thứ 7, thai nhi đã có hình thể tương đối rõ ràng, có sự phát triển cả về kích thước và các cơ quan bên trong. Tuy nhiên, gan và thận của bé vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ. Việc uống thuốc dạ dày ở giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và cả quá trình chuyển dạ, sinh nở của mẹ.

Việc sử dụng thuốc khi mang thai cần được hạn chế tối đa. Nếu mẹ bầu tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều dùng thuốc, rất có thể trẻ sẽ bị dị tật, trí não và thể chất kém phát triển,… Không những vậy, cơ thể mẹ cũng sẽ chịu nhiều nguy hại, có thể dẫn đến suy hô hấp hoặc biến chứng tiền sản giật, khiến thai chết lưu hoặc sẩy thai.

Mẹ bầu khi bị đau dạ dày tốt nhất nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tạo cho mình thói quen kiểm tra bảng thành phần của thuốc và tuyệt đối tránh các loại thuốc có chứa Lansoprazol, Bismuth salicylat, Cimetidin, Famotidin,… Đây đều là những hoạt chất cực kỳ có hại cho cơ thể bé.

Lỡ uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi mẹ bầu xử lý như thế nào?

Với những tác hại kể trên, việc uống thuốc đau dạ dày khi mang thai cần hết sức cẩn trọng và hạn chế tối đa. Nếu mẹ bầu đã lỡ sử dụng thuốc, trước hết ba mẹ cần giữ bình tĩnh và ngưng sử dụng thuốc ngay. Sau đó cầm theo đơn thuốc đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay nếu lỡ uống thuốc đau dạ dày
Mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay nếu lỡ uống thuốc đau dạ dày

Nếu mẹ uống thuốc trong giai đoạn 3 tháng đầu, các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe và hình dạng của bé thông qua bài test độ mờ của da gáy. Nếu thai nhi đã bước vào tuần thứ 13, mẹ sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá khả năng dị tật và mức độ ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị hợp lý.

Uống thuốc dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ sẽ ưu tiên chữa trị đau dạ dày cho mẹ bằng những biện pháp an toàn hơn. Không chỉ thuốc đau dạ dày mà tất cả các loại thuốc sử dụng trong thai kỳ đều cần có ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tránh được những rủi ro và hệ lụy không mong muốn.

[middle_link]

Biện pháp cần làm nếu mẹ bầu không muốn thuốc dạ dày ảnh hưởng đến bé

Uống thuốc đau dạ dày dù ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ đều có những ảnh hưởng nhất định đến em bé. Vậy làm sao để mẹ thoát khỏi tình trạng đau đớn? Thực chất, bệnh đau dạ dày không nhất thiết phải được điều trị bằng thuốc. Mẹ hoàn toàn có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý và khoa học hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Một trong những nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai bị đau dạ dày là do chế độ ăn uống không hợp lý. Mẹ bầu thường có sở thích ăn chua, nhưng những thực phẩm này rất có hại cho niêm mạc dạ dày của mẹ. Đồng thời, việc ăn uống không đúng giờ, ăn quá đói hoặc quá no cũng sẽ khiến hoạt động bài tiết của dạ dày rối loạn, gây đau bụng.

Ăn quá nhiều đồ chua sẽ khiến dạ dày của mẹ tổn thương
Ăn quá nhiều đồ chua sẽ khiến dạ dày của mẹ tổn thương

Bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể được cải thiện, thậm chí là chữa khỏi hoàn toàn nếu mẹ thay đổi thói quen ăn uống theo những nguyên tắc sau đây:

  • Ăn từ tốn: Mẹ bầu không nên ăn quá nhanh. Điều này có thể làm dạ dày tăng tiết acid khiến mẹ khó chịu, đầy bụng và có hiện tượng ợ chua. Mẹ nên nhai chậm và nhai thức ăn thật kỹ. Lúc này, nước bọt sẽ được bài tiết nhiều hơn, vừa giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng, vừa trung hòa và làm giảm lượng axit bên trong dạ dày.
  • Ăn thức ăn mềm: Mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa, điều này sẽ giúp hoạt động co bóp của dạ dày dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Khi mang thai mẹ có xu hướng ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều vào một bữa. Thay vào đó, hay chia nhỏ thành 4 – 5 bữa một ngày để dạ dày không phải chịu quá nhiều sức ép và hoạt động hiệu quả hơn.
  • Không để bụng đói: Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày mẹ sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này sẽ khiến các cơn đau chuyển biến trầm trọng hơn và gây viêm loét trên diện rộng.
  • Lựa chọn thực phẩm có lợi: Mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những món ăn như chuối, gạo lứt, các loại đậu, bắp, táo, trà xanh,… Đây đều là những thực phẩm rất tốt và an toàn cho người đau dạ dày.

Bên cạnh đó, mẹ bầu bị đau dạ dày cũng nên hạn chế ăn đồ chua, tuyệt đối không ăn các thực phẩm tái, sống hoặc có dấu hiệu ôi thiu.

Luôn giữ tinh thần lạc quan tránh căng thẳng

Những cơn đau dạ dày có mối liên hệ mật thiết với trạng thái tâm lý của người mẹ. Vì vậy, mẹ bầu hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Mẹ hãy ngủ đủ giấc, ít nhất là 8 tiếng một ngày để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất. Không thức khuya, đặc biệt là sau 12 giờ, không suy nghĩ quá nhiều làm ảnh hưởng đến cả mẹ và sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, dành riêng cho phụ nữ mang thai như yoga,… để thư giãn và ăn uống ngon miệng hơn. Tập hít thở sâu để điều hòa khí huyết và giữ bình tĩnh. Có thể kết hợp nghe nhạc hoặc đọc sách để vừa giữ cho tinh thần thoải mái, vừa kích thích sự phát triển trí não của bé sau này.

Nghỉ ngơi sau khi ăn để tránh uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi

Nhiều người có thói quen đi lại hoặc vận động mạnh ngay sau bữa ăn vì nghĩ rằng sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày của mẹ.

Ngay cả sau khi ăn, dạ dày vẫn tiếp tục hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của mình. Quá trình này tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì vậy, việc vận động quá nhiều ngay sau bữa ăn sẽ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, cản trở lưu thông máu đến dạ dày của mẹ.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi sau ăn để tránh ảnh hưởng đến dạ dày
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi sau ăn để tránh ảnh hưởng đến dạ dày

Khi đó, mẹ sẽ gặp nhiều triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng,… niêm mạc dạ dày cũng sẽ bị căng phồng và phình lên quá mức. Nếu tiếp tục thói quen này trong thời gian dài, bệnh đau dạ dày của mẹ sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, rất khó để khắc phục.

Tốt nhất, mẹ bầu nên nghỉ ngơi hai tiếng sau mỗi bữa ăn, sau đó mới vận động và đi lại nhẹ nhàng.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Tác hại của những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,… luôn được cảnh báo với cả những người có sức khỏe bình thường.

Đối với những người gặp vấn đề tiêu hóa, đồ uống có cồn sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày, khiến tình trạng viêm loét chuyển biến nặng hơn. Các độc tố trong thuốc lá và các chất kích thích cũng sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Vì vậy, mẹ bầu bị nên tuyệt đối tránh xa những thực phẩm có hại này.

Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng lớn đến thai nhi và cơ thể của mẹ, quá trình sinh nở sau này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh để được tư vấn và có biện pháp chữa trị phù hợp nhất.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?