Trĩ vòng là bệnh gì? Hướng dẫn nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nhất

Trĩ vòng là tình trạng tổn thương ở vùng hậu môn – trực tràng phổ biến nhưng lại ít người biết đến. Chủ quan, thờ ơ hoặc thiếu kiến thức có thể dẫn tới điều trị sai cách, gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số thông tin hữu ích giúp độc giả nhận biết sớm và kịp thời khắc phục căn bệnh này.

Trĩ vòng là gì?

Trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp là những căn bệnh phổ biến với tỷ lệ người mắc ngày một gia tăng. Tuy nhiên, trĩ vòng lại trở thành một khái niệm tương đối xa lạ đối với nhiều người. Mặc dù được nhận định là một hiện tượng hiếm gặp hơn so với 3 dạng còn lại nhưng trĩ vòng lại gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bệnh trĩ vòng chỉ tình trạng căng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng. Từ đó hình thành nên cấu trúc dạng búi với số lượng nhiều hơn ba, chiếm gần hết vòng hậu môn gây ra đau nhức, táo bón, tắc mạch…. Do vị trí phát bệnh tại vùng nhạy cảm nên người mắc thường có tâm lý e ngại, giấu giếm, tạo điều kiện để các búi trĩ nhỏ phát triển quanh búi chính.

Những dấu hiệu nhận biết trĩ vòng phổ biến nhất

Bệnh trĩ vòng không có dấu hiệu khác biệt hoàn toàn với các dạng trĩ còn lại. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, người mắc nên chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định rõ dạng tổn thương mà cơ thể đang gặp phải.

Trĩ vòng là tình trạng tổn thương ở vùng hậu môn - trực tràng phổ biến nhưng lại ít người biết đến
Trĩ vòng là tình trạng tổn thương ở vùng hậu môn – trực tràng phổ biến nhưng lại ít người biết đến
  • Đại tiện ra máu, xuất hiện dạng tia hoặc giọt trong quá trình đi vệ sinh.
  • Phần xung quanh hậu môn ngứa rát, sưng đau, khó chịu.
  • Thường xuyên cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện.
  • Các búi trĩ có thể sa ra ngoài trong lúc đi vệ sinh và tự co lại vào bên trong.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ vòng

Theo rất nhiều nghiên cứu, bệnh trĩ vòng thường khởi phát do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Việc phát hiện sớm chính là chìa khóa quan trọng giúp hạn chế tối đa những biến chứng ngoài ý muốn:

  • Khi bệnh trĩ  khởi phát, dịch hậu môn tăng tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng viêm nhiễm hậu môn, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Táo bón thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn tới áp lực dồn lên tĩnh mạch mỗi khi đại tiện. Việc dùng lực mạnh có thể tạo ra sự chèn ép, lâu dần gây ra bệnh trĩ vòng.
  • Ngồi một chỗ quá lâu, lười vận động hoặc lao động nặng sẽ khiến áp lực dồn xuống vùng hậu môn – trực tràng.
  • Trĩ vòng có nguy cơ khởi phát cao ở nhóm phụ nữ mang thai do quá trình biến đổi mạnh mẽ của hormone bên trong cơ thể, ngồi quá lâu, chế độ dinh dưỡng thay đổi hoặc sức ép do gia tăng cân nặng vượt trội.
  • Một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh trĩ vòng cao do yếu tố di truyền hoặc thói quen nhịn tiểu quá lâu.

Biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua của bệnh trĩ vòng

Mặc dù không phải bệnh lý phổ biến nhưng trĩ vòng có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời:

Biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua của bệnh trĩ vòng
Biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua của bệnh trĩ vòng
  • Xuất huyết nhiều gây thiếu máu, suy giảm trí nhớ.
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Đau nhức, ngứa rát và mệt mỏi ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
  • Nhiễm trùng hậu môn do vi khuẩn tấn công và xuất huyết nhiều.
  • Một số trường xuất hiện tình trạng trĩ vòng tắc mạch, gây ra các cục máu đông và thậm chí hoại tử búi trĩ. 

Trĩ vòng và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh trĩ vòng có thể được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Người bệnh nên dựa theo thể bệnh, thể trạng và tham khảo ý kiến chuyên gia để có phác đồ phù hợp, an toàn nhất.

Điều trị bệnh trĩ vòng bằng bài thuốc dân gian

Các mẹo dân gian chủ yếu sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên như rau diếp cá, nha đam, dầu dừa, đu đủ xanh… bào chế ở dạng thuốc bôi hoặc thuốc ngâm rửa. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với trĩ vòng ở cấp độ nhẹ, hoàn toàn không thể thay thế thuốc đặc trị. Chính vì vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi tiến hành áp dụng.

  • Cây nha đam: Phần nhựa của cây nha đam có chứa rất nhiều nước và các hoạt chất giúp phục hồi da, giảm sưng đau, dưỡng ẩm, loại bỏ vi khuẩn. Người bệnh chỉ cần gọt sạch vỏ, lấy phần gel bên trong và bôi trực tiếp vào vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, hoặc trước khi đi đại tiện sẽ giảm cảm giác đau rát.
  • Dầu dừa: Với thành phần chứa lượng lớn axit béo và khoáng chất, dầu dừa có khả năng cấp ẩm, giảm nứt nẻ do búi trĩ và chống viêm, oxi hóa nhẹ. Sau khi làm sạch vùng hậu môn với nước ấm, người bệnh chỉ cần dùng 1 ít dầu thoa lên búi trĩ và vùng xung quanh hậu môn, chờ khô hoàn toàn. 
  • Lá trầu không: Mặc dù không thể loại bỏ tận gốc búi trĩ nhưng việc áp dụng lá trầu không trong quá trình vệ sinh hậu môn sẽ giúp sát trùng, kháng viêm và cầm máu. Bên cạnh đó, đun nước lá trầu không và ngâm rửa khi còn ấm còn có tác dụng làm mềm niêm mạc, giãn nở trực tràng giúp đào thải phân ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Sử dụng thuốc Tây loại bỏ triệu chứng

Những sản phẩm tân dược có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên để ngăn ngừa các biến chứng do tác dụng phụ, người dùng nên tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Tây loại bỏ triệu chứng
Sử dụng thuốc Tây loại bỏ triệu chứng
  • Gel bôi ngoài để loại bỏ vi khuẩn, giảm đau rát và khôi phục vết nứt hậu môn do búi trĩ.
  • Thuốc tăng cường độ bền thành mạch.
  • Thuốc kháng viêm
  • Thực phẩm thúc đẩy hệ tiêu hóa và chống táo bón

Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ vòng

Trong các trường hợp điều trị trĩ vòng tại chỗ bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định tiến hành phẫu thuật loại bỏ. Do trĩ vòng là biểu hiện của giai đoạn tiến triển muộn bên quá trình phẫu thuật cũng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

  • Phẫu thuật cắt rời từng búi trĩ: Phương pháp này được tiến hành nhằm cắt riêng biệt từng búi trĩ. Sau đó để lại giữa các búi trĩ đã cắt bỏ cầu da niêm mạc. Tuy nhiên kỹ thuật này thường không được các chuyên gia khuyến khích thực hiện do thời gian phục hồi chậm và gây đau đớn.
  • Phẫu thuật Longo: Đây là kỹ thuật mới, sử dụng máy khâu vòng để giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch, qua đó giảm kích thước búi trĩ và treo ngược đệm hậu môn vào phần ống. Phương pháp này không gây đau đớn và thời gian lành vết thương tương đối nhanh.
  • Khâu treo trĩ bằng tay: Phương pháp có khả năng đem lại hiệu quả tương tự với kỹ thuật longo nhưng với chi phí rẻ hơn. Các mũi khâu được thực hiện bằng tay thanh vì máy khâu vòng.

Phương pháp từ y học cổ truyền

Những bài thuốc Đông y giúp người bệnh cải thiện toàn diện các biểu hiện của bệnh trĩ. Thông qua việc ứng dụng khoa học các thảo dược tự nhiên, phương pháp này đảm phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng bạch thược, địa sinh, trắc bá diệp, đương quy, hoa hòe, xuyên khung, chỉ xác, đại hoàng đem sắc chung với 500ml nước. Cho tới khi thuốc cạn chỉ còn ½ so với ban đầu có thể chia đều, dùng trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Ngải cứu, giả tô, hoa hòe, chỉ xác và phèn chua đem trộn đều và đun với khoảng 1 lít nước. Dùng thuốc khi còn nóng để xông hậu môn trong khoảng 20 – 30 phút, khi nước nguội có thể dùng để rửa.

Lời khuyên giúp phòng ngừa bệnh trĩ 

Để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày, người bệnh nên chú ý tới những yếu tố như:

  • Lựa chọn trang phục, đồ lót phù hợp, mềm mịn và thoáng mát để cho vùng nhạy cảm được thông thoáng và không bị hơi ẩm tích tụ.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giàu khoáng chất trong thực đơn hằng ngày.
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, lựa chọn bài tập nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút sau mỗi 2 tiếng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn với nước ấm hoặc các dược liệu thiên nhiên khác.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất đạm, khó tiêu hoặc có nguy cơ gây táo bón.

Trĩ vòng là một dạng nghiêm trọng của bệnh trĩ và rất khó để phân biệt chính xác. Mong rằng qua những thông tin trên đây, độc giả đã bỏ túi cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích để kịp thời nhận diện và điều trị căn bệnh này. 

4.9/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?