Trị vảy nến bằng lá trầu không: Mẹo chữa hiệu quả chỉ với vài nghìn đồng

Trị vảy nến bằng lá trầu không là một trong những giải pháp giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da hiệu quả. Cách làm này cũng vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp nên được rất nhiều bệnh nhân áp dụng. Vậy tại sao lá trầu không lại có thể đẩy lùi vẩy nến, cùng theo dõi bài viết để được giải đáp.

Thành phần, công dụng của lá trầu không

Không ít bệnh nhân thắc mắc nguyên nhân dẫn tới vảy nến không phải virus hay vi khuẩn mà do các yếu tố di truyền, cơ địa. Vậy lá trầu không có tác động thế nào tới căn bệnh này? 

Giải thích cho thắc mắc này, thầy thuốc ưu tú Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết theo quan điểm của Đông y, trầu không có tính âm, vị cay, được sử dụng nhằm trung hành khí, khu phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, chống ngứa,… Còn theo quan điểm Tây y, lá trầu không chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như canxi, kẽm, hợp chất quý alkaloid, carvacrol, eugenol, chavicol, tanin,…  

Trị vảy nến bằng lá trầu mang tới hiệu quả tốt
Trị vảy nến bằng lá trầu mang tới hiệu quả tốt

Ngoài ra, nó cũng rất giàu vitamin và các axit amin có tác dụng kháng sinh mạnh. Đặc biệt, trong lá trầu còn chứa lượng nước lớn cùng nhiều khoáng chất quý giá, cùng các chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh giúp hạn chế vẩy nến lan rộng sang các vùng khác trên cơ thể, cấp ẩm, làm lành các tổn thương da, phục hồi mảng da bị tổn thương do bệnh gây ra. 

Với những dược tính, hoạt chất có tác dụng tích cực trong giảm triệu chứng viêm nhiễm ngoài ra mà cách trị vảy nến bằng lá trầu không được nhiều người bệnh lựa chọn, sử dụng. 

Cách trị vảy nến bằng lá trầu không hiệu quả

Nếu đang gặp rắc rối với bệnh vảy nến, người bệnh có thể áp dụng một số cách làm sau với lá trầu nhằm đẩy lùi bệnh hiệu quả ngay tại nhà. 

1. Sử dụng lá trầu không và bèo hoa dâu chữa vảy nến 

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không
  • Bèo hoa dâu 

Cách làm:

  • Rửa sạch lá trầu không và bèo hoa dâu. 
  • Đun sôi các nguyên liệu cùng 2 lít nước trong 20 phút. 
  • Khi nước sôi lỹ, tắt bếp, bỏ bã, giữ lại phần nước, chia thành 2 phần, mỗi phần 500ml.
  • Sử dụng 500ml nước lá trầu và bèo hoa dâu uống, nửa còn lại dùng để rửa vùng da bị tổn thương, đợi 2-3 tiếng, rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện 1 lần/ ngày trong thời gian dài để thấy hiệu quả tốt nhất. 

2. Chữa vảy nến bằng lá trầu không và dầu dừa

Dầu dừa cũng là nguyên liệu giúp đẩy lùi vảy nến hiệu quả bởi nó có tác dụng giữ ẩm, làm dịu da, phục hồi tổn thương hiệu quả. Khi được kết hợp với lá trầu, tác dụng cũng được cải thiện. 

Kết hợp lá trầu không và dầu dừa làm tăng hiệu quả của bài thuốc
Kết hợp lá trầu không và dầu dừa làm tăng hiệu quả của bài thuốc

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không 
  • Dầu dừa 

Cách làm:

  • Rửa sạch lá trầu không, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. 
  • Thêm 2 thìa dầu dừa vào nước cốt lá trầu, trộn đều. 
  • Dùng hỗn hợp thu được thoa nhẹ lên vùng da bị vảy nến, để nguyên trên da khoảng 15 phút. 
  • Rửa sạch lại bằng nước.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày giúp giảm ngứa, bong tróc da, nổi sẩn trên da hiệu quả. 

3. Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không, lá bạc hà và diếp cá

Diếp cá có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, cũng thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh ngoài da trong đó có vảy nến. Kết hợp lá bạc hà, diếp cá, lá trầu giúp tăng hiệu quả đẩy lùi bệnh. 

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không
  • Lá bạc hà
  • Lá diếp cá

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bạc hà, lá diếp cá và lá trầu không
  • Đun sôi kỹ các nguyên liệu với 3 lít nước sạch
  • Dùng nước này tắm hàng ngày để giảm các triệu chứng bệnh. 

Một vài lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không

Các bài thuốc trị vảy nến bằng lá trầu không thường an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng theo các cách này cho nhiều đối tượng khác nhau.

Cần áp dụng lá trầu chữa vảy nến trong thời gian dài
Cần áp dụng lá trầu chữa vảy nến trong thời gian dài

Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, tác dụng của các phương pháp này cũng sẽ khác nhau. Thông thường, với những bệnh nhân nhẹ, các biện pháp chữa bệnh bằng lá trầu không giúp giảm nhẹ các triệu chứng ngứa ngáy song khó điều trị dứt điểm được bệnh.

Với trường hợp bệnh nặng, tác dụng của những phương pháp thường thấp hơn, hoặc không có tác dụng. Vì vậy, tốt hơn hết người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị chuyên sâu, phù hợp.

>> Đọc thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?