Trĩ tắc mạch là bệnh gì? Chuyên gia hướng dẫn phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ tắc mạch là khái niệm khá mới mẻ đối với độc giả, trong khi trên thực tế, số lượng người mắc mỗi ngày đều gia tăng theo thời gian. Nếu không kịp thời chăm sóc và khắc phục, bệnh sẽ gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy trĩ tắc mạch là gì? Triệu chứng và cách khắc phục ra sao? tất cả sẽ được chuyên gia làm rõ qua bài viết dưới đây.

Trĩ tắc mạch là gì? Dấu hiệu nhận biết

Bệnh trĩ tắc mạch hay còn gọi là nhồi máu trĩ, là tình trạng các mạch máu tạo thành búi trĩ mạch dưới niêm mạc hậu môn – trực tràng bị chèn ép quá đà, dẫn tới sưng phồng. Điều này đã gây ra sự tắc nghẽn tĩnh mạch, thậm chí gây vỡ và hình thành các cục máu đông, các búi trĩ dần được hình thành. 

Bệnh được chia thành 2 dạng chính là trĩ nội tắc mạch và trĩ ngoại tắc mạch.
Bệnh được chia thành 2 dạng chính là trĩ nội tắc mạch và trĩ ngoại tắc mạch.

Bệnh được chia thành 2 dạng chính là trĩ nội tắc mạch và trĩ ngoại tắc mạch. Trong đó, bệnh trĩ nội thường gây ra cảm giác đau đớn dữ dội và phù nề rõ ràng. Ở cấp độ 3, 4 các búi trĩ sẽ sa ra bên ngoài và không thể đưa vào trong ống hậu môn. Khi đó dịch viêm và giả mạc che phủ những đám hoại tử sẽ xuất hiện ngày một nhiều.

Không giống với trĩ nội, trĩ ngoại tắc mạch thường gây ra tổn thương nằm bên trong vùng ống hậu môn, khiến các cấu trúc dạng búi ma sát với quần áo và gây ra cảm giác đau đớn khi vận động. Trong khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo sẽ xuất hiện mảng hoại tử khô. Tình trạng xuất huyết sẽ kéo theo các cục máu đông và để lại “mảnh da thừa” ở hậu môn:

  • Bệnh nhân thường gặp khó khăn trong quá trình đại tiện, mất nhiều thời gian và việc dùng lực sẽ gây ra cảm giác đau đớn.
  • Xuất hiện các búi trĩ hình thành bên ngoài hoặc sâu trong vùng hậu môn, kích thước nhỏ bằng hạt đậu và có thể tăng dần theo thời gian, màu xanh xám.
  • Cơ vòng hậu môn bị khép lại khiến người bệnh bị co giật, gặp khó khăn trong việc đi lại, nằm hoặc ngồi.
  • Xuất huyết vùng hậu môn ở dạng giọt hoặc tia, có thể dễ dàng quan sát khi máu lẫn vào phân hoặc dính vào giấy chùi.
  • Các cục máu đông bị vỡ gây chảy máu và hoại tử phần da phía trên, gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu trong ống hậu môn.
  • Vùng quanh hậu môn thường xuyên ẩm ướt, ngứa ngáy hoặc nóng rát.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ tắc mạch

Bệnh khởi phát chủ yếu do sự căng phồng quá mức đám rối tĩnh mạch. Dưới sự cộng hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, tình trạng này có thể dễ dàng khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ tắc mạch
Nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ tắc mạch
  • Rối loạn nhu động ruột dẫn tới mắc một số bệnh lý như táo bón, kiết lị khiến mỗi lần đi đại tiện thường tiêu tốn rất nhiều thời gian. Việc dùng lực quá mạnh sẽ làm gia tăng áp lực trong ống hậu môn.
  • Người có tiền sử mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, suy tim, giãn phế quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao do áp suất trong khoang bụng tăng đột biến, kéo theo sự chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn.
  • Trĩ tắc mạch có thể khởi phát ở phụ nữ mang thai do quá trình di chuyển bị hạn chế, sự thay đổi mạnh mẽ của các chất trong cơ thể.
  • Hội chứng ruột kích thích hoặc khối u ở vùng hậu môn – trực tràng cũng sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, chèn ép quá mức.
  • Một số trường hợp khởi phát do gen di truyền.

Bệnh trĩ tắc mạch có nguy hiểm không, các biến chứng thường gặp

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc kịp thời, bệnh trĩ tắc mạch có thể để lại nhiều hậu quả khó khắc phục. Đặc biệt hơn khi tình trạng này khởi phát ở nhóm phụ nữ có thai, sau sinh hoặc trẻ em. Người bệnh không nên bỏ qua những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Bệnh tắc mạch trĩ ngoại thường để lại những búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn. Qua quá trình vận động hoặc cọ xát với trang phục có thể dẫn tới vỡ, xuất huyết nhiều, gây đau đớn kéo dài và thậm chí thiếu máu.
  • Trường hợp mắc tắc mạch trĩ nội thường khó phát hiện và chẩn đoán hơn so với trĩ ngoại. Khi tình trạng hoại tử xuất hiện, cùng với dịch rỉ viêm sẽ gây ra cảm giác đau rát ngày một gia tăng. Cơ thắt hậu môn bị co giật mạnh, làm rối loạn tuần hoàn mạch máu, dẫn tới sưng tấy gia tăng, vòng tròn này sẽ diễn ra liên tục và kéo dài tới nhiều tuần. 

Cách điều trị bệnh trĩ tắc mạch

Để loại bỏ nhanh chóng các tổn thương gây ra do trĩ tắc mạch, người bệnh nên kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị đã được chỉ định. Mỗi giai đoạn tiến triển khác nhau sẽ các phương pháp cụ thể, riêng biệt. Dưới đây là một số gợi ý chi tiết từ chuyên gia:

Phương pháp khắc phục trĩ dùng thuốc

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ thường được khuyến khích đối với trường hợp ở cấp độ nhẹ, chưa xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Để loại bỏ tối đa các triệu chứng khó chịu, đau đớn, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp từ 2 – 3 loại thuốc với nhau thông qua quá trình khám chữa. Mặc dù đem lại hiệu quả cao, người bệnh nên tránh tự ý điều chỉnh liều lượng, dẫn tới các tác dụng phục ngoài ý muốn.

  • Thuốc giảm áp lực, tăng độ bền thành mạch.
  • Gel bôi ngoài giảm ngứa, diệt khuẩn, kháng viêm.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm dành cho các bệnh nhân vỡ búi trĩ chảy máu.
  • Thuốc hỗ trợ nhuận tràng, chữa táo bón, khó tiêu.

Phẫu thuật điều trị trĩ tắc mạch

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tích cực với các biện pháp điều trị tại chỗ hoặc tiến triển sang cấp độ 3, 4 có thể sẽ được xem xét tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật xâm lấn. 

Đối với bệnh nhân mắc trĩ tắc mạch sẽ được tiến hành loại bỏ phần máu đông.
Đối với bệnh nhân mắc trĩ tắc mạch sẽ được tiến hành loại bỏ phần máu đông.

Đối với bệnh nhân mắc trĩ có dấu hiệu tắc mạch sẽ được tiến hành loại bỏ phần máu đông. Các biện pháp này thường ít gây đau đớn, ít chảy máu, loại bỏ búi trĩ hoặc ngăn ngừa sự gia tăng kích thước, giúp người bệnh phục hồi trong thời gian ngắn.

[pr_middle_post]

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn chủ động phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân bệnh trĩ tắc mạch. Từ đó thúc đẩy nhanh hiệu quả của phương pháp điều trị và thời gian phục hồi.

  • Nên cho bệnh nhân ăn các thực phẩm dễ tiêu hoặc thúc đẩy nhu động ruột, để giảm táo bón như các loại rau củ, cháo rau củ, súp hoặc hoa quả.
  • Trĩ tắc mạch có thể dẫn tới vỡ búi trĩ, mất máu, chính vì vậy bạn nên tích cực bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao.
  • Chia đều lượng nước cần thiết vào các buổi trong ngày, uống nước ấm vào mỗi sáng và uống từ từ.
  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, tích tụ độc tố trong cơ thể như thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc sử dụng nhiều gia vị mặn, ngọt quá mức.
  • Vệ sinh vùng hậu môn với nước ấm hoặc nước muối loãng. Chờ đến khi khô có thể bôi thuốc vào khu vực bị tổn thương, trong khoảng 2 – 3 phút không nên mặc ngay trang phục vào, tránh để thuốc bị lem đi.
  • Nên nằm nghiêng để giảm ma sát đối với người mắc bệnh trĩ ngoại tắc mạch.
  • Thường xuyên tiến hành thăm khám y tế để kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trĩ tắc mạch thường kéo theo những cục máu đông do vỡ động mạch, gây tắc tĩnh mạch trên. Chính vì vậy, ngay từ những dấu hiệu ban đầu, người bệnh nên chủ động tới thăm khám bác sĩ và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh biến chứng nguy hiểm.

4.8/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?