Trĩ Nội Độ 4: Cách Đẩy Lùi Nguy Cơ Biến Chứng Hiệu Quả Nhất

Trĩ nội độ 4 là mức độ tiến triển nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Trong giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ phải đối diện với những biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng và khó phục hồi. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả kịp thời nhận biết sớm và ngăn ngừa các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Bệnh trĩ nội độ 4 là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng sưng phình các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn do áp lực kéo dài. Các biểu hiện và mức độ tổn thương của bệnh thường diễn biến theo 4 cấp độ chính. 

Giai đoạn cuối cùng – trĩ nội độ 4 là diễn biến nguy hiểm nhất. Lúc này, kích thước của các phần búi đã đạt tới mức độ nhất định, sa ra bên ngoài và hoàn toàn không thể đưa lại vào bên trong, ngay kể cả khi sử dụng tay. Các cơn đau kéo dài cũng khiến cho nguy cơ nhiễm trùng và ung thư tăng cao.

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ nội cấp độ 4

Bệnh trĩ nội thường gây ra các búi trĩ nằm ở bên trong ống hậu môn. Chính vì vậy, trong những giai đoạn đầu, các dấu hiệu thường khó nhận biết và dẫn tới tâm lý chủ quan. Điều này đã trở thành nguyên nhân hàng đầu tạo điều kiện để bệnh trĩ tiến triển sang giai đoạn 4. Khi đó, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua những tổn thương như:

Trĩ nội độ 4 là mức độ tiến triển nguy hiểm nhất của bệnh trĩ.
Trĩ nội độ 4 là mức độ tiến triển nguy hiểm nhất của bệnh trĩ.
  • Kích thước búi trĩ tương đối lớn, sẫm màu và không có khả năng tự co vào bên trong.
  • Phần búi trĩ sưng to gây tắc nghẽn ống hậu môn, va chạm trong quá trình vận động và cọ xát vào trang phục khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu.
  • Hậu môn tăng tiết dịch nhờn gây ra mùi hôi khó chịu, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, khiến người bệnh cảm giác ngứa ngáy.
  • Chảy máu búi trĩ nhiều. Rất nhiều trường hợp xuất huyết nhiều trong lúc đại tiện ở dạng tia hoặc giọt dẫn tới tình trạng mất máu, đau đớn không tưởng.

Những nguyên nhân dẫn tới trĩ nội độ 4

Bệnh trĩ nội độ 4 là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng cận kề, cho thấy bệnh đã trải qua sự phát triển từ nhiều cấp độ khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính mà độc giả không thể lơ là chủ quan:

  • Bệnh trĩ nội độ 2 khi không được quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp độ 3 và 4. Mặt khác, việc lựa chọn sai phương pháp cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
  • Bệnh tái phát nhiều lần do dùng thuốc sai cách, sai đối tượng hoặc không tuân thủ đúng theo phác đồ từ chuyên gia.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh không kiên trì duy trì chế độ kiêng khem khoa hoc, thường xuyên sử dụng thực phẩm dầu mỡ, cay nóng có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp điều trị, gây ra táo bón khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Một số trường hợp táo bón kéo dài, thường xuyên phải rặn nhiều, tốn nhiều thời gian đại tiện khiến áp lực dồn nén xuống phần hậu môn – trực tràng, làm gia tăng kích thước búi trĩ.
  • Trĩ nội độ 4 có thể xảy ra ở người thường xuyên mang đồ nặng. Khi đó, áp lực dồn nén vào vùng chậu sẽ gia tăng, tĩnh mạch bị sa lồi xuống, dễ kéo theo tình trạng táo bón. 

Trĩ nội độ 4 có thể gây ra những biến chứng gì?

Bệnh trĩ ở cấp độ 4 có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một số biến chứng nếu không được kịp thời khắc phục sẻ gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc. 

Xem thêm

Người bệnh có nguy cơ phải đối diện với những biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng
Người bệnh có nguy cơ phải đối diện với những biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng
  • Bệnh thiếu máu: Xuất huyết kéo dài sẽ dẫn tới mất máu, mệt mỏi kéo dài. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
  • Nghẹt và nhiễm trùng búi trĩ: Búi trĩ sưng to khiến đường ống hậu môn bị tắc nghẹt, hình thành nên các cục máu đông. Mặt khác, Bệnh trĩ nội độ 4 thường khiến cho cấu trúc dạng búi sa ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, có thể gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
  • Hoại tử hậu môn: Phần búi trĩ sưng to sa ra ngoài sẽ khiến hậu môn bị chèn ép, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử gây đau đớn kéo dài.
  • Ung thư trực tràng: Đây là mức độ nguy hiểm nhất nếu trĩ nội cấp độ 4 không được quan tâm chăm sóc đúng cách.

Những cách điều trị chuyên gia khuyên dùng

Nhiều người thắc mắc liệu trĩ độ 4 uống thuốc có khỏi không? Thực tế, bệnh trĩ nội cấp độ 4 gây ra tổn thương diện rộng và biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy việc sử dụng thuốc điều trị tại chỗ hầu như không thể mang lại hiệu quả toàn diện. Các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định kỹ thuật phẫu thuật phù hợp nhất để giải quyết triệt để búi trĩ, rút ngắn thời gian phục hồi. 

  • Cắt búi trĩ bằng Longo: Đây là phương pháp hiện đại nhất được hầu hết chuyên gia ưu tiên áp dụng cho người bệnh. Kỹ thuật này tập trung cắt khoanh niêm mạc trên đường lược để nhằm chặn đứng nguồn dinh dưỡng nuôi búi trĩ. Sau đó, phần búi trĩ đã teo dần sẽ được khâu lại trên niêm mạc hậu môn bị sa, tạo thành tấm đệm.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp PPH: Kỹ thuật đơn giản này được thực hiện để loại bỏ toàn bộ búi trĩ ở niêm mạc hậu môn, thường được áp dụng với trĩ nội cấp 3 hoặc 4.
  • Phương pháp laser: Thông qua việc sử dụng mức sóng phù hợp với tình trạng bệnh lý, tia laser sẽ được sử dụng nhằm lấy các búi trĩ một cách an toàn, ít gây đau đớn và chỉ trong thời gian ngắn. 

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu thuật tránh tái phát

Bệnh trĩ độ 4 sau khi phẫu thuật hoàn toàn có khả năng tái phát nếu không được chăm sóc đúng chính. Để hạn chế tối đa nguy cơ này, người bệnh nên đặc biệt lưu ý một số hướng dẫn sau đây:

Bệnh trĩ độ 4 sau khi phẫu thuật hoàn toàn có khả năng tái phát nếu không được chăm sóc đúng chính
Bệnh trĩ độ 4 sau khi phẫu thuật hoàn toàn có khả năng tái phát nếu không được chăm sóc đúng chính
  • Hạn chế đi vệ sinh quá lâu hoặc làm việc nặng nhọc trong thời gian bị bệnh.
  • Khi sử dụng thuốc bôi trĩ, nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và để khô tự nhiên để dược tính phát huy hiệu quả cao nhất.
  • Thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát tốc độ phục hồi sau phẫu thuật.
  • Nên nghỉ ngơi hợp lý, không nên cử động mạnh, tránh nằm ngửa có thể dẫn tới đau đớn tại vùng phẫu thuật. 
  • Trường hợp được chỉ định kết hợp điều trị bằng thuốc, nên đảm bảo dùng đúng liều lượng và thời gian theo đúng phác đồ.
  • Tránh xa các loại thực phẩm chứa vị cay, tính nóng hoặc chất kích thích gây hại cho hệ tiêu hóa và bài tiết.

Hướng dẫn phòng ngừa trĩ nội độ 4

Để ngăn ngừa những khả năng chuyển biến sang giai đoạn 4 và hậu quả tiêu cực tới sức khỏe, bên cạnh việc chủ động thăm khám sớm tại các cơ sở y tế, người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho đường tiêu hóa như khoáng chất, chất xơ, vitamin để đảm bảo cân bằng dưỡng chất, ngăn ngừa táo bón.
  • Tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa sắt để giảm nguy cơ thiếu máu do xuất huyết nhiều.
  • Không nên nhịn đi vệ sinh hoặc đại tiện trong thời gian quá lâu.
  • Tránh thói quen ngồi một chỗ quá lâu, nên sắp xếp thời gian tập thể dục nhẹ nhàng sau mỗi 2 – 3 tiếng ngồi làm việc.
  • Nếu đang trong giai đoạn bệnh trĩ nội cấp độ 1 hoặc 2, nên dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám thường xuyên.

Trĩ nội độ 4 là tình trạng nguy hiểm nhất và khó để phục hồi nếu không được chăm sóc đúng cách. Hy vọng rằng qua bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?