Trĩ Ngoại Độ 1 Nguy Hiểm Không? Nhận Biết Sớm Và Điều Trị Hiệu Quả

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn mới chớm của bệnh trĩ. Các biểu hiện và mức độ tổn thương vẫn chưa rõ ràng và thường khó nhận biết. Trong giai đoạn này, các bác sĩ sẽ khuyến khích điều trị bằng các biện pháp tại chỗ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để cải thiện các biểu hiện bệnh.

Trĩ ngoại độ 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết

Bệnh trĩ là tình trạng tổn thương đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng phổ biến ở Việt Nam. Số người mắc bệnh ngày một gia tăng và đa dạng ở nhiều đối tượng khác nhau như phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người thường xuyên mang vác nặng. 

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn mới chớm của bệnh tr
Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn mới chớm của bệnh tr

Trong đó trĩ ngoại là dạng bệnh phổ biến nhất, dễ phát hiện và điều trị hơn so với trĩ nội. Khi bệnh tiến triển, phần tĩnh mạch sưng đau sẽ bị giãn quá mức dẫn tới sưng đau, viêm tấy. Trĩ ngoại thường tiến triển theo 4 mức độ khác nhau. Thời điểm các búi trĩ mới được hình thành ở cấp độ 1 có kích thước khá nhỏ và thường nằm phía dưới đường lược, thò ra ngoài hậu môn. Dưới đây là một số triệu chứng giúp bạn nhận biết trĩ ngoại độ 1.

  • Người bệnh thường khó khăn trong quá trình đại tiện hoặc táo bón thường xuyên. Một số trường hợp xuất huyết lẫn bên trong phân, giấy chùi.
  • Dịch hậu môn tiết nhiều dẫn tới ngứa ngáy khó chịu.
  • Vùng xung quanh hậu môn bị nứt do búi trĩ hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn trú ngụ trong dịch hậu môn tấn công.
  • Búi trĩ hình thành ở vùng niêm mạc hậu môn và sa ra bên ngoài. Quá trình vận động và mặc trang phục bó sẽ khiến búi trĩ cọ xát, gây ra đau nhức khó chịu.
  • Cấu trúc dạng búi bao gồm 1 hoặc nhiều búi trĩ nhỏ, có màu hồng nhạt hoặc kích thước chỉ bằng hạt đỗ xanh.

Hình ảnh trĩ ngoại cấp độ 1

Trĩ ngoại là dạng bệnh phổ biến nhất, dễ phát hiện và điều trị hơn so với trĩ nội
Trĩ ngoại là dạng bệnh phổ biến nhất, dễ phát hiện và điều trị hơn so với trĩ nội
Trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ
Trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ

Những nguyên nhân chính gây ra trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn chớm phát triển của các tổn thương, chính vì vậy việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả và kịp thời ngăn chặn nguy cơ phát triển của bệnh.

  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu đạm và chất béo bão hòa dẫn tới thừa cân, gia tăng sức ép lên vùng xương chậu.
  • Táo bón kéo dài hoặc thường xuyên có thói quen nhịn tiểu cũng trở thành nguyên nhân gây ra trĩ ngoại độ 1.
  • Phụ nữ có thai, sau sinh chính là nhóm có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Do sự thay đổi mạnh mẽ của các yếu tố bên trong cơ thể, cùng với cân nặng của bào thai đã tạo nên áp lực cho vùng hậu môn – trực tràng, khiến trĩ khởi phát.
  • Người thường xuyên ngồi xổm, mang vác nặng hoặc lười vận động cũng có khả năng xuất hiện búi trĩ cao hơn nhóm còn lại.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Bệnh trĩ ngoại độ 1 là mức độ đầu tiên trong tiến trình phát triển của các búi trĩ. Chính vì vậy, trong thời gian này, người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục bằng các biện pháp tại chỗ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Ở giai đoạn trĩ ngoại cấp độ 1, chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả của phương pháp điều trị, giảm khả năng tiến triển sang cấp độ 2, 3. 

  • Người bệnh nên chủ động thiết lập một thực đơn dinh dưỡng đầy đủ chất xơ và các loại rau củ, ít chất béo hòa tan, tinh bột khó tiêu. 
  • Đồng thời kết hợp tần suất thể dục phù hợp nhất.
  • Tránh mặc những bộ trang phục bó sát hoặc làm từ các chất liệu gây dị ứng, điều này có thể tác động tới búi trĩ trong quá trình vận động.
  • Không nên ngồi làm việc quá lâu hoặc vận động mạnh, ngồi xổm, điều này sẽ  vô tình tạo áp lực lên vùng xương chậu.
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, kết hợp với các loại trà thảo dược, nước ép hoặc sinh tố để đảm bảo cân bằng chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Thuốc chữa trĩ ngoại độ 1

Việc sử dụng thuốc Tây chữa trĩ ngoại nên được thông qua chỉ định của bác sĩ. Dựa trên tình trạng bệnh lý, đặc điểm cơ địa, các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ riêng biệt. Người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm không kê đơn như thuốc giảm áp lực tĩnh mạch, trị táo bón, nhuận tràng, thuốc bôi diệt khuẩn,…. 

Việc sử dụng thuốc Tây nên được thông qua chỉ định của bác sĩ.
Việc sử dụng thuốc Tây nên được thông qua chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại độ 1, đơn thuốc điều trị thường kết hợp cùng lúc 2 – 3 loại sản phẩm khác nhau:
  • Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch: Thông qua tác dụng gia tăng độ bền thành mạch, thuốc đem lại hiệu quả giảm sưng và kiểm soát kích thước búi trĩ, tránh hình thành tổn thương mới.
  • Thuốc bôi diệt khuẩn: Đối với dạng gel bôi ngoài, bạn chỉ cần trực tiếp áp dụng lên vùng da hậu môn đã được làm sạch. Dưới sự tác động của các hoạt chất có trong thuốc, vi khuẩn sẽ bị loại bỏ, làm sạch môi trường trú ngụ của chúng. Từ đó giảm ngứa rát khó chịu đáng kể.
  • Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa: Táo bón chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, việc sử dụng thực phẩm chức năng sẽ có vai trò hỗ trợ nhuận tràng, đào thải phân dễ dàng hơn, hạn chế được thói quen rặn khi đại tiện gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.

Mẹo dân gian điều trị trĩ ngoại độ 1

Bệnh trĩ ngoại độ 1 có thể khắc phục bằng các biện pháp tại nhà. Quá trình áp dụng những nguyên liệu thiên nhiên như nha đam, dầu dừa, giấm táo, diếp cá sẽ giúp giảm ngứa ngáy khó chịu, đau rát, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi và dễ dàng hơn, an toàn cho người sử dụng.

  • Dầu dừa: Bôi nhẹ nhàng một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng ngoài hậu môn sẽ có tác dụng thúc đẩy nhuận tràng, đại tiện dễ dàng hơn.
  • Diếp cá: Người bệnh có thể uống nước ép rau diếp cá hoặc ăn sống để giải độc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Lá trầu không: Ngâm rửa hoặc xông vùng hậu môn sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm cảm giác ngứa ngáy do vi khuẩn gây ra.

Phục hồi nhanh bằng phương pháp y học cổ truyền

Mặc dù yêu cầu thời gian sử dụng dài hơn so với những phương pháp còn lại, nhưng các bài thuốc từ y học cổ truyền có khả năng cân bằng giữa yếu tố an toàn và tính hiệu quả. 

Thông qua sự kết hợp khoa học các dược liệu, thuốc sẽ thẩm thấu sâu bên trong cơ thể, làm giảm đi kích thước búi trĩ, loại bỏ cảm giác ngứa ngáy khó chịu và đau rát khi đại tiện. Phương pháp này có thể xem xét áp dụng cho phụ nữ mang thai và sau sinh, người e sợ tác dụng phụ của thuốc Tây.

[pr_middle_post]

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 1 có thể nhanh chóng chuyển biến sang độ 2, 3 nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Chính vì vậy, bạn đọc cần đặc biệt chú ý tới những nội dung như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, ưu tiên thực phẩm chất xơ.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối loãng, có thể kết hợp với các bài chữa mẹo xông hơi, dùng lá thuốc ngâm rửa.
  • Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc thực phẩm gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế đi đại tiện quá lâu hoặc rặn mạnh để tránh gia tăng áp lực lên vùng hậu môn.
  • Khi phát hiện các biểu hiện bất thường ở vùng hậu môn, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám y tế.

Trĩ ngoại độ 1 là tình trạng mới khởi phát và chưa ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, sự chủ quan và hời hợt trong điều trị có thể trở thành yếu tố thúc đẩy sự tiến triển nhanh chóng của bệnh. Thông qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, hy vọng rằng có thể giúp độc giả chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?