7 cách trị ho bằng tỏi được nhiều người áp dụng nhất

Trị ho bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian giúp cải thiện các triệu chứng tại nhà một cách an toàn. Nhờ hàm lượng dưỡng chất và dược tính cao, các bài thuốc từ tỏi có khả năng kháng viêm, giảm ho và trừ đàm rất tốt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới độc giả top 7 cách áp dụng hiệu quả nhất.

Trị ho bằng tỏi có thực sự hiệu quả như lời đồn?

Ho là một biểu hiện phổ biến cảnh báo sự tấn công của vi khuẩn, virus tới hệ hô hấp. Khi đó, cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ tích cực hoạt động nhằm loại bỏ các loại virus và dẫn tới hiện tượng ho. 

Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, không được điều trị đúng cách có thể sẽ diễn biến thành ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi. Bệnh chủ yếu khởi phát vào thời điểm giao mùa, đặc biệt trên những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu.

Trị ho bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian giúp cải thiện các triệu chứng tại nhà một cách an toàn
Trị ho bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian giúp cải thiện các triệu chứng tại nhà một cách an toàn

Sử dụng tỏi là biện pháp dân gian tương đối phổ biến nhằm đẩy lùi tình trạng này. Bên trong thành phần của tỏi có hàm lượng hoạt chất có lợi cao, tác dụng dược lý đa dạng. Trong y học cổ truyền, đây là loại nguyên liệu nổi bật với đặc tính cay nồng và ấm nóng giúp sát khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ đào thải vi khuẩn, làm ấm cơ thể, khai thông khí huyết, đẩy lùi phong hàn, ôn trung….

Ngoài ra, công dụng chữa ho bằng tỏi đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu. Thành phần của tỏi chứa rất nhiều hoạt chất Allicin có khả năng chống oxy hóa tự nhiên, tác dụng ức chế vi khuẩn, tiêu viêm, loại trừ gốc tự do. Bên cạnh đó, hàm lượng dồi dào chất Sulfur, sắt, canxi, vitamin nhóm B đem lại hiệu quả vượt trội trong quá trình ức chế hoạt động của virus, cải thiện chức năng tiêu hóa, hệ hô hấp, nâng cao đề kháng.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH ĐẶC TRỊ HO KHAN, HO ĐỜM, HO VỀ ĐÊM DỨT ĐIỂM

Hướng dẫn 7 cách trị ho bằng tỏi hiệu quả nhất

Tỏi có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh lý hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh. Để ứng dụng một cách hiệu quả nhất, bạn đọc có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây.

Trị ho bằng tỏi và đường phèn

Để khắc phục vị cay nồng của tỏi mà vẫn giữ được nguyên vẹn dược tính, bạn có thể kết hợp với đường phèn. Bài thuốc này có khả năng làm thông cổ họng, giảm ho, giảm đờm, tăng cường chức năng hô hấp. Vị ngọt dịu và tính bình của đường phèn sẽ giúp thanh nhiệt, nhuận phế.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 6g đường phèn và 40 – 50g tỏi.
  • Tiến hành bóc vỏ tỏi, bổ đôi hoặc đập dập các nhánh tỏi.
  • Đổ thêm đường phèn cùng với 50ml nước vào cùng với phần tỏi đã sơ chế.
  • Hấp trong nồi cơm hoặc cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước dùng khi còn ấm, thực hiện liên tục trong khoảng 6 ngày.

Trị ho bằng tỏi nướng

Cách trị ho bằng tỏi nướng được rất nhiều người bệnh áp dụng bởi sự tiện lợi và hiệu quả cao. Tỏi khi nướng lên sẽ có mùi thơm và bớt đi vị cay nên có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau kể cả trẻ nhỏ. Bài thuốc phù hợp với người bị ho khan hoặc ho gió do thời tiết chuyển lạnh đột ngột, dị ứng với tác nhân bên ngoài.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 2 – 3 tép tỏi giữ nguyên vỏ và đem nướng trực tiếp trên bếp than. Nếu không có bếp than, bạn nên cho vào vỉ nướng với lửa nhỏ.
  • Cho đến khi vỏ bên ngoài đã cháy xém có thể lấy ra để nguội.
  • Để người bệnh ăn trực tiếp tép tỏi bên trong, mỗi ngày khoảng 2 – 3 tép để đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Cách trị ho bằng tỏi và gừng 

Gừng là dược liệu phổ biến được ứng dụng trong các bài thuốc chữa ho. Với đặc tính ấm nóng, vị cay cùng sự hoạt động của hoạt chất Gingerol, phương pháp này sẽ giúp ức chế virus gây nhiễm trùng, loãng đờm và giảm sưng viêm ở cổ họng. Bên cạnh đó, khi kết hợp với tỏi có thể gấp đôi dược tính, làm ấm phổi, đẩy lùi phong hàn, giảm sốt,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị gừng tươi khoảng 15g cùng 1 củ tỏi và 2 thìa đường.
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập sau đó trộn cùng với gừng thái lát mỏng, đường.
  • Đổ khoảng 20ml nước lọc vào và hấp cách thủy tất cả các nguyên liệu.
  • Sau 15 – 20 phút, lấy thuốc ra và khuấy đều. Dùng ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 5 – 10ml.
Cách trị ho bằng tỏi và mật ong
Cách trị ho bằng tỏi và mật ong

Sự kết hợp giữa tỏi và mật ong không những giúp giảm ho, tiêu đờm, bổ phế, giải trừ phong hàn, khôi phục chính khí mà còn hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh hen suyễn. Những hoạt chất có lợi bên trong thành phần của mật ong giúp cải thiện các cơn ho và ức chế hoạt động của vi khuẩn trong vòm họng, nâng cao hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, vị ngọt dễ uống sẽ trung hòa vị cay nồng của tỏi, giúp bài thuốc dễ sử dụng hơn.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 30ml mật ong và 1 củ tỏi.
  • Tỏi đem đập dập và bóc vỏ hoặc tiến hành cắt đôi.
  • Cho các nguyên liệu vào trong bát và hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Khi đổ mật ong, cần đảm bảo ngập các tép tỏi.
  • Chia hỗn hợp thu được thành 2 phần, dùng trong ngày, mỗi lần uống khoảng 1 thìa cà phê.

Ăn tỏi trị ho hiệu quả tại nhà

Đối với những người bận rộn và không có nhiều thời gian, có thể tham khảo bài thuốc với cách ăn tỏi trực tiếp mà không cần kết hợp với bất cứ dược liệu nào khác. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả giảm ho đờm, giảm viêm, kháng sinh, sát khuẩn, đào thải đờm.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ khoảng 3 – 4 tép tỏi tươi, sau đó cắt thành lát mỏng.
  • Ngậm một ít tỏi tươi cùng với muối tinh cho đến khi tỏi mất dần đi vị cay. Khi đó các tinh chất đã thẩm thấu sâu vào bên trong vùng họng.
  • Thực hiện ngậm khoảng 3 – 5 lát tỏi mỗi ngày. Thời gian đầu áp dụng, bạn chỉ nên ngập một chút để tránh hiện tượng bỏng rát.

Cách trị ho lâu ngày bằng nước ép tỏi

Đối với các trường hợp ho có đờm đặc, gây tắc nghẽn ở cổ, cảm giác vướng víu lâu ngày không hết có thể sử dụng nước ép tỏi để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên phương pháp này tương đối khó sử dụng do hương vị đặc trưng của tỏi và thường phù hợp với đối tượng là người trưởng thành, không có tiền sử dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ từ 3 – 5 tép tỏi rồi tiến hành giã nát.
  • Thêm khoảng 20ml nước ấm vào cùng với 1 thìa cà phê đường.
  • Chắt lấy nước cốt và uống khoảng 2 lần/ngày để giảm ho.

Ứng dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày

Bên cạnh các bài thuốc trị ho từ tỏi, bạn hoàn toàn có thể bổ sung tỏi trong bữa ăn hằng ngày. Điều này không chỉ góp phần cải thiện sức khỏe mà còn giúp nâng cao thể trạng, gia tăng hương vị cho món ăn.

Ứng dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày
Ứng dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày

Tuy nhiên, khi chế biến, bạn nên ưu tiên các món ăn ít sử dụng dầu mỡ, gia vị, kết hợp cùng với nhiều loại rau khác nhau để tăng cường hiệu quả. Một số món ăn mà bạn có thể tham khảo như thịt bò xào tỏi, rau muống xào tỏi, các loại rau củ xào, tôm xào…

Có nên trị ho cho trẻ tại nhà bằng tỏi hay không?

Việc áp dụng các biện pháp từ mẹo dân gian có thể đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh hô hấp và đảm bảo tính an toàn cao. Tuy nhiên, bạn đọc cần thận trọng hơn khi dùng cho trẻ nhỏ, đặc trị là trẻ sơ sinh.

Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao, do cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên các triệu chứng ho, sốt, đau họng thường có xu hướng tái phát dai dẳng. Để hạn chế nguy cơ lạm dụng kháng sinh quá sớm, nhiều phụ huynh đã áp dụng các mẹo trị ho bằng tỏi.

Tuy nhiên việc trị ho cho trẻ bằng tỏi ở độ tuổi này có thể khiến trẻ bị dị ứng, đau bụng, tiêu chảy hoặc thậm chí là rối loạn tiêu hóa do dạ dày nhạy cảm. Vì vậy nếu nhận thấy con trẻ có dấu hiệu mắc các bệnh lý hô hấp, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đề xuất phác đồ phù hợp.

[pr_middle_post]

Một số lưu ý quan trọng khi chữa ho lâu ngày bằng tỏi

Bên cạnh tính phổ biến của các bài thuốc trị ho bằng tỏi, người bệnh không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây để hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng, đồng thời phát huy hiệu quả cao nhất.

  • Tỏi là nguyên liệu có đặc tính nóng và cay, vì vậy tránh dùng với liều lượng quá nhiều, đặc biệt khi đang bị lở loét miệng để tránh hiện tượng bỏng, rát.
  • Một số kênh thông tin đang nổi lên phương pháp dùng tỏi đắp vào chân để giảm ho. Tuy nhiên cách này hoàn toàn chưa được chứng minh bởi bất kỳ chuyên gia vào và thiếu căn cứ khoa học. Bên cạnh đó,  sử dụng tỏi đắp trực tiếp vào chân mà không có liều lượng cụ thể sẽ khiến da bị kích ứng, phồng rộp và đau rát.
  • Các bài chữa ho bằng mẹo dân gian từ tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Vì vậy trong những trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ thích hợp.
  • Tỏi có thể gây hôi miệng khi sử dụng hằng ngày. Vì vậy để cải thiện tình trạng trên, bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc sử dụng vào buổi tối.
  • Tỏi có thể gây ngưng tập kết tiểu cầu và gây chảy máu kéo dài. Vì vậy nên tránh dùng tỏi với các loại thuốc tây chống đông máu hoặc Aspirin.
  • Tích cực uống nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn hằng ngày để tránh sự kích ứng của tỏi tới đường tiêu hóa, trung hòa dịch vị và dự phòng cơn đau thượng vị tái phát.
  • Bên cạnh việc sử dụng tỏi trong điều trị triệu chứng ho, người bệnh cần tích cực xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ để thúc đẩy hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần.

Trên đây là 7 cách trị ho bằng tỏi hiệu quả nhất mà bạn nên tham khảo. Mặc dù tỏi được ví như một loại “kháng sinh” tự nhiên, tuy nhiên các bài thuốc này chỉ đem đến tác dụng đối với các trường hợp nhẹ hoặc với vai trò hỗ trợ. Vì vậy để đạt được kết quả điều trị cao, bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?