Trị Chàm Sữa Cho Bé Hiệu Quả Nhất Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Chàm sữa là bệnh da liễu gặp nhiều ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng bệnh khiến cha mẹ hết sức lo lắng và băn khoăn khi tìm cách điều trị cho con. Vậy, đâu là cách trị chàm sữa an toàn mà hiệu quả nhất?

Chàm sữa là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Chàm sữa còn được gọi là lác sữa, viêm da cơ địa hay bệnh eczema. Đây là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng, với đặc trưng là các mảng da đỏ, khô. Bệnh có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, vị trí dễ mắc bệnh nhất là ở mặt, hai bên má, sau đó lan ra ở cả tay, chân hoặc toàn thân. 

Chàm sữa thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi sơ sinh hoặc bé dưới 1 tuổi. Thông thường khi trẻ đến độ tuổi 2 – 4, tình trạng bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên, trường hợp trẻ qua 4 tuổi mà bệnh vẫn chưa khỏi có thể chuyển sang mãn tính và trở thành bệnh chàm thể tạng.

Bệnh chàm sữa có thể gặp phải ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bệnh chàm sữa có thể gặp phải ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chàm sữa là một dạng rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ, nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp và vẫn chưa được xác định được rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố gây bệnh cao phải kể đến là:

  • Do di truyền: Chàm sữa là bệnh có thể di truyền, do đó gia đình có người cha hoặc mẹ đã từng bị hen suyễn, dị ứng, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Cơ địa yếu, mẫn cảm: Bé bị nổi chàm khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, lông thú, nấm mốc, thực phẩm, sữa,… Bên cạnh đó, thể trạng sức khỏe của bé yếu, cơ thể không sản sinh được kháng thể chống lại bệnh là nguyên nhân cao dẫn đến chàm ngứa.
  • Da thiếu nước: Một trong những nguyên nhân gây chàm ở trẻ là do da bị thiếu hụt một tế bào mỡ (gọi là ceramides) gây mất nước trên da, lâu dần gây khô da.

Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ là:

  • Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và ở khu vực trên mặt, 2 bên má, tay chân hoặc lan ra toàn cơ thể.
  • Giai đoạn đầu, bệnh chỉ xuất hiện nốt mẩn đỏ sau một thời gian chuyển thành mụn nước nhỏ màu đỏ gây nứt da, đóng vảy và bong tróc.
  • Vùng da bị chàm thô ráp, có vảy li ti, bị khô và căng. 
  • Một số trường hợp kèm theo triệu chứng dị ứng của bệnh hen suyễn và viêm mũi.
  • Khi trẻ bị chàm sữa sẽ ngứa, khó chịu, hay khóc, khó ngủ, ít bú, kém ăn.
  • Vùng da bị chàm thường gây ngứa khiến trẻ gãi liên tục dẫn đến mụn nước bị vỡ và chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời và giữ vệ sinh sạch sẽ vùng có thể dẫn đến nhiễm trùng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và để lại sẹo trên da.

Chàm sữa có chữa khỏi không?

Chàm sữa ở trẻ có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu cha mẹ phát hiện và áp dụng các phương pháp trị bệnh cho trẻ sớm. 

Vậy, chàm sữa bao lâu thì khỏi hoàn toàn? Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa của trẻ và cách điều trị có phù hợp hay không mà thời gian khỏi bệnh ở trẻ nhanh hoặc chậm. Thông thường, sau khi áp dụng các phương pháp điều trị, từ 3 – 5 ngày dấu hiệu chàm sẽ giảm dần.

Tình trạng chàm sữa ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau
Tình trạng chàm sữa ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau

Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách, tình trạng chàm ngứa có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ do tình trạng chàm khiến trẻ ngứa ngáy, mất ngủ, ăn không ngon, quấy khóc nhiều,…
  • Gây bội nhiễm và nhiễm trùng trên da: Vi khuẩn tụ cầu vàng, virus herpes hay một số vi khuẩn có hại khác có thể tấn công gây nên tình trạng chàm bội nhiễm. Nếu gặp phải tình trạng này mà không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
  • Biến chứng ở mắt: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ nguy hiểm đến mắt của trẻ như rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể,…
  • Suy thận: Nếu cho trẻ sử dụng thuốc chứa corticoid có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là thận nếu dùng sai liều lượng hoặc lạm dụng trong thời gian dài.
  • Tử vong: Biến chứng bệnh chàm sữa dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu và gây nên tình trạng đông máu, thiếu máu, suy gan, suy đa tạng. Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời, đúng cách thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 99%.

Cách trị chàm sữa hiệu quả

Bé bị chàm sữa phải làm sao? Khi bé bị bệnh chàm sữa, cha mẹ có thể áp dụng các cách điều trị bệnh sau: 

Cách chữa chàm sữa dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian được rất nhiều mẹ áp dụng cho bé. Đây là cách chữa bệnh an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, cách chữa dân gian này còn có thể áp dụng trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh.

Sử dụng lá trầu không chữa chàm sữa cho bé

Lá trầu có chất chống oxy hóa, tanin, phenol, tinh dầu và nhiều vitamin. Tác dụng giúp kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, và điều trị các vấn đề da rất hiệu quả. Do đó mẹ có thể sử dụng lá trầu để trị bệnh chàm sữa cho trẻ ngay tại nhà như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
  • Sau đó dùng tay vò nát rồi đun sôi cùng nước trong vòng 5 – 10 phút.
  • Sau khi đun pha với nước lạnh đến khi đủ ấm thì dùng tắm cho trẻ hàng ngày. Mẹ nên kiên trì tắm nước lá trầu cho bé trong khoảng 1 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

Chữa chàm sữa cho trẻ bằng dầu dừa

Dầu dừa được có chứa các thành phần giúp giảm ngứa, dưỡng ẩm và bảo vệ da rất tốt. Do đó mẹ có thể dùng để trị tình trạng da chàm cho trẻ như sau:

  • Làm sạch vùng da bị chàm của bé bằng nước ấm, rồi dùng vải mềm sạch lau khô.
  • Đổ vào lòng bàn tay, rồi tiến hành massage nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó dùng khăn khô lau sạch lại.
  • Mỗi ngày nên áp dụng 1 lần ngay sau khi bé vừa tắm xong giúp hấp thu tinh chất dầu dừa tốt hơn và ngăn chặn sự mất nước. Để mang lại hiệu quả cao, mẹ nên kiên trì thực hiện cho bé từ 2 – 4 tuần.
Cha mẹ có thể dùng dầu dừa để trị bệnh cho bé tại nhà
Cha mẹ có thể dùng dầu dừa để trị bệnh cho bé tại nhà

Trị chàm sữa cho trẻ bằng sữa mẹ

Trong sữa mẹ có chứa nhiều vitamin, kháng thể và một số thành phần giảm đau tự nhiên. Do đó khi dùng chữa bệnh chàm ngứa giúp vùng da bị chàm dịu ngứa ngay lập tức, giảm sưng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và tăng cường dưỡng ẩm.

Cách dùng:

  • Đầu tiên, mẹ nên rửa sạch vùng da bị chàm của con bằng nước ấm, rồi lau khô.
  • Sau đó, tiến hành vắt sữa ra bình rồi thoa lên vùng da bị chàm của bé, massage nhẹ nhàng và tránh vết thương hở.
  • Nếu bé bị ngứa dữ dội, mẹ nên bôi sữa rồi băng lại hoặc thoa lên một lớp dưỡng ẩm nhằm làm dịu da, tránh trẻ gãi gây xước dẫn đến nhiễm trùng.
  • Với mẹo trị bệnh này, mẹ có thể áp dụng bối sữa 5 – 6 lần và kiên trì thực hiện trong vòng 10 ngày các dấu hiệu bệnh ở trẻ sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Trị chàm sữa bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y sử dụng trị chàm sữa ở trẻ nhỏ là:

  • Khi da trẻ đang nổi đỏ hoặc chảy dịch có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như Milian, Eosin,…
  • Da trẻ có biểu hiện khô, đỏ, tróc vảy có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat.
  • Da trẻ khô, dày sừng nhiều có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp với chất tiêu sừng như salicylic acid.
  • Nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm hoặc ngăn chặn histamin, giúp giảm ngứa nhanh chóng. Thông thường các loại thuốc này sử dụng trong trường hợp trẻ bị chàm sữa nặng với các loại như chlorpheniramin, alimemazin,… 

Sử dụng thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý:

  • Khi chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cần hạn chế sử dụng kháng sinh để trị bệnh. Nếu dùng nên sử dụng liều thấp để tránh gây sốc phản vệ cho trẻ. 
  • Không dùng kem bôi ngoài có hàm lượng corticosteroid cao dành cho người trưởng thành để bôi cho trẻ nhỏ. Vì những sản phẩm này có thể làm teo da, mất màu da hoặc gây suy tuyến thượng thận nếu dùng trong thời gian dài.
  • Sản phẩm chứa corticosteroid ở liều thấp có thể dùng điều trị cho bé khi bị sang thương da, tróc vảy, khô da. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên sử dụng trị bệnh cho trẻ  trong thời gian ngắn trong khoảng từ 5 – 7 ngày để đảm bảo an toàn. 
  • Trẻ em là đối tượng có cơ địa mẫn cảm, các loại thuốc Tây y thường để lại nhiều tác dụng phụ, do đó khi sử dụng cho trẻ cha mẹ cần cẩn trọng. Để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
Cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y trị bệnh chàm cho trẻ nhỏ
Cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y trị bệnh chàm cho trẻ nhỏ

Cách chữa chàm sữa cho trẻ bằng Đông y

Bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên nên an toàn và không gây tác dụng phụ cho trẻ. Do đó, cha mẹ có thể áp dụng và điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ mà không cần lo lắng gây hại cho sức khỏe cũng như sự phát triển của con.

Một số bài thuốc Đông y chữa chàm sữa theo thể bệnh được sử dụng như sau:

Bài thuốc thể thấp nhiệt

Bệnh chàm sữa thể thấp nhiệt ở trẻ có biểu hiện ngứa da, da hơi đỏ, nổi mụn, có thể loét, chảy nước vàng. Cách trị chàm sữa thể thấp nhiệt như sau:

Sử dụng sài đất 100g kết hợp thổ phục linh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, bồ công anh, kinh giới và cam thảo đất mỗi vị 20g. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với 1 lít nước đến khi còn 300ml thì chia ra cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Áp dụng bài thuốc mỗi ngày trẻ sẽ không còn cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ cũng nhanh chóng lặn hết.

Bài thuốc thể phong nhiệt

Trẻ bị chàm sữa thể phong nhiệt thường có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ như phát ban ở toàn thân, ít lở loét nhưng khi gãi chảy nước. Cách điều trị chàm sữa bằng bài thuốc sau:

Sử dụng bạc hà 4g kết hợp phục linh, mã kế, bạch tiễn bì mỗi vị 8g và nghiệt bì, hoàng liên, khổ sâm, phụ chi, ngưu bàng tử mỗi vị 12g. Đem các vị thuốc sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 bát thì chia ra cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang, kiên trì các triệu chứng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc trị chàm mãn tính

Chàm sữa mãn tính ở trẻ thường gặp ở các vị trí như đầu, mặt, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân, đầu gối. Biểu hiện bệnh là da dày thô, khô, bong tróc, có mụn ngứa lâu ngày không khỏi hoặc tái phát nhiều lần.

Cách trị chàm sữa mãn tính như sau:

Chuẩn bị các dược liệu nghiệt bì, ké đầu ngựa, chó đẻ hoa vàng, phù bình, bạch tiễn bì mỗi vị 12g và mã kế, phòng phong mỗi vị 8g. Sau đó đem các vị thuốc này sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 chén thì tắt bếp. Mỗi ngày cho trẻ dùng thuốc 1 lần, kiên trì áp dụng sau 3 – 5 ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

Thuốc Đông y được cho là giải pháp an toàn hiệu quả đối với trẻ nhỏ
Thuốc Đông y được cho là giải pháp an toàn hiệu quả đối với trẻ nhỏ

Lưu ý khi điều trị chàm sữa cho trẻ

Một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ trẻ khi bị chàm sữa cha mẹ không nên bỏ qua là:

  • Cần tránh sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ cao như: Trứng, các thực phẩm lên men, thực phẩm từ sữa, lạc, hải sản, cà chua, thịt bò,…
  • Cha mẹ nên giữ cho cơ thể bé sạch sẽ, khô ráo, nhất là ở vùng da dễ bị nhiễm chàm.
  • Nên giữ môi trường sống xung quanh bé ở trạng thái ổn định, không quá lạnh, nóng hay để nhiệt độ thay đổi quá nhanh. Vì nhiệt độ thay đổi thất thường có thể làm gia tăng tình trạng bệnh ở trẻ.
  • Nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ thường xuyên để tăng độ ẩm cho da.
  • Cần tránh tự ý sử dụng thuốc trị bệnh cho trẻ nhất là các loại thuốc Tây y vì có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau.
  • Trong quá trình điều trị bệnh chàm, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ và không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh cha mẹ không nên nóng vội mà lựa chọn sai cách chữa bệnh. Thay vào cần bình tĩnh và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn cách trị chàm sữa cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?