Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị An Toàn
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt là hiện tượng vô cùng phổ biến. Các yếu tố gây nổi mẩn có thể là do tác động từ bên ngoài như bụi bẩn, côn trùng cắn… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý về da. Cha mẹ nên quan sát, tìm hướng xử lý nếu tình trạng này kéo dài, khiến con khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do đâu?
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh ngoài da như dị ứng, nổi mẩn đỏ. Một số trường hợp nổi mề đay hay mẩn đỏ không có vấn đề gì đáng ngại, mẩn đỏ sau một thời gian tự biến mất, không tổn hại đến sức khỏe hay làn da của trẻ. Tuy nhiên, một số bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ là dấu hiệu của các bệnh da liễu nguy hiểm cần được chăm sóc, chữa trị. Sau đây là những nguyên nhân, bệnh lý gây nổi mẩn đỏ ở mặt trẻ cha mẹ nên biết.
Ban đỏ nhiễm độc
Đây là tình trạng ban lành tính, thường gặp ở trẻ sơ sinh sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi chào đời. Tình trạng nổi mẩn này không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể nhận biết qua những nốt mẩn đỏ có mủ, kích thước nhỏ xuất hiện ở mặt, cánh tay hay đùi. Khoảng 2 tuần thì các nốt ban đỏ có thể biến mất hoàn toàn.
Viêm da tiết bã
Một loại viêm da hay gặp ở trẻ 0-3 tháng tuổi. Viêm da tiết bã thường do vi nấm Malassezia furfur phát triển mạnh ở vùng da nhiều bã nhờn như da mặt, bẹn, cổ và sau tai. Bố mẹ có thể nhận biết triệu chứng của bệnh nhờ vào các nốt mẩn đỏ có cả vảy bong, nhờn dính xuất hiện trên mặt trẻ. Bệnh không hề gây ra cảm giác ngứa ngáy nhưng sẽ gây tổn thương cho vùng da đầu, lông mày, cánh mũi, cằm và má.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do mụn sữa
Đây là một trong số những nguyên nhân làm trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Khoảng 20% trẻ sơ sinh đều gặp phải vấn đề mụn sữa (mụn trứng cá) và chỉ kéo dài từ 2-3 tuần sau sinh.
Rôm sảy
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể đến từ rôm sảy. Những ngày thời tiết nóng bức thì da của trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi và lỗ chân lông bị bít tắc dẫn đến mẩn nổi trên da.Dấu hiệu dễ nhận biết rôm sảy là da mặt có nhiều nốt mẩn đỏ hoặc màu hồng nhạt mọc li ti, dày đặc và lan đến cả các vùng khác. Trẻ thường sẽ cảm thấy ngứa rát và khó chịu mà dùng tay cào lên vùng da bị nổi mẩn.
Dị ứng với thời tiết thay đổi thất thường
Những vấn đề như ánh sáng, nhiệt độ, không khí thay đổi dễ làm làn da kích ứng, trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, tay chân. Bố mẹ có thể nhận biết các triệu chứng như da trẻ khô ráp, ngứa ngáy, mặt bị nổi mẩn đỏ. Một số bé có thể xuất hiện triệu chứng chảy nước mắt và nước mũi, ho, đau mắt, ngứa mũi.Tình trạng dị ứng có thể giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, bố mẹ nên có phương pháp điều trị dứt điểm để tránh tình trạng tái phát nhiều lần sau đó.
Mề đay, mẩn ngứa làm trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Một số tác nhân như khói bụi, phấn hoa, thuốc… đều có thể dẫn đến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Khi trẻ tiếp xúc với những tác nhân này thì làn da sẽ sưng phù, ngứa ngáy và nổi mẩn làm trẻ mất ngủ, thường xuyên quấy khóc và biếng ăn.
Mẩn đỏ do côn trùng đốt
Khi bị các loại côn trùng như kiến, ong, muỗi, rệp… đốt thì da bé cũng phản ứng lại, bị nổi mẩn đỏ và đau nhức. Vùng da thông thường sẽ sưng phù và xuất hiện mụn nước do phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Xử lý như thế nào khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt?
Khi đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến vấn đến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt thì bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện cho con.
Mẹo dân gian chữa mẩn ngứa, mề đay
Những mẹo dân gian chủ yếu sử dụng thành phần thảo dược hoàn toàn tự nhiên nên rất an toàn và phù hợp với nhiều trẻ. Sau đây là những mẹo đơn giản có khả năng giảm ngứa và tiêu các nốt sần trên da.
- Đắp lá khế: Rửa sạch lá khế, sao cho thật vàng rồi bọc vào khăn sạch. Chườm nóng lá khế lên vùng da bị nổi mẩn đỏ của trẻ. Khi lá khế nguội thì bố mẹ sao tiếp cho nóng rồi tiếp tục chườm cho bé.
- Bôi nước lá trầu không: Lá trầu không đem đi rửa sạch với nước muối loãng rồi để thật ráo nước, giã nát rồi ủ với ít nước sôi. Sau đó, bố mẹ lọc lấy nước cốt của lá trầu không, dùng miếng vải sạch thấm nước cốt và bôi lên vùng da nổi mẩn. Bố mẹ hãy bôi hằng ngày cho bé để đạt hiệu quả tốt.
- Đắp lá tía tô: Tía tô rửa thật sạch rồi giã nát với chút muối hạt. Da bé vệ sinh sạch sẽ rồi đắp lá tía tô đã được giã nát để trong vòng 20 phút. Sau đó, bố mẹ rửa lại vùng da cho bé với nước ấm. Cứ đắp liên tục 2 lần / ngày đến khi trẻ không còn mẩn đỏ.
Điều trị mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tây y
Nổi mẩn đỏ là vấn đề da liễu bình thường và có thể biến mất sau thời gian ngắn. Nhưng nếu mẩn đỏ kèm các triệu chứng khác thì bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh và có cách xử lý kịp thời.
- Thuốc Eosin 2%: Công dụng kháng khuẩn, trị bệnh ngoài da và thành phần sử dụng được cho trẻ nhỏ.
- Thuốc kháng sinh Bactroban: Thành phần có chứa mupirocin giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da như chốc lở, viêm nang lông hay bệnh nhọt.
- Kem bôi ngoài da AtoPalm: Được dùng trị một số bệnh da liễu như chàm, viêm da và có tác dụng cấp ẩm làn da, chữa lành vết thương hiệu quả.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây nên tuân thủ theo chỉ định của những bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Cách phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ
Để tránh trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt thì bố mẹ cần lưu ý những việc sau đây để giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.
- Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, dùng khăn tắm và khăn mặt riêng.
- Mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể và miệng bé để tránh bé bị nhiễm khuẩn khi bú.
- Mẹ không được dùng tay gãi dễ làm trầy xước làn da nhạy cảm của bé.
- Bố mẹ nên lựa chọn cho bé quần áo hằng ngày thật thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Lựa chọn sữa tắm và dầu gội nhẹ dịu cho làn da trẻ sơ sinh, không sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh hay mùi hương quá nồng.
Bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé gặp phải các vấn đề như sốt, chán ăn, đốm nhỏ đỏ hoặc tím không phai, sưng hạch bạch huyết và ho.Mong rằng bố mẹ đã nắm được các kiến thức khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và có thể phân biệt với các bệnh lý nghiêm trọng khác. Nếu trẻ xuất hiện mụn cùng những triệu chứng lạ thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để đảm bảo sức khoẻ của trẻ.